[2019 – 2020] Thi học sinh giỏi lớp 12 – TP Đà Nẵng

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1B 2B 3B 4B 5C 6C 7A 8D 9D 10D
11D 12C 13C 14B 15A 16A 17B 18D 19B 20A
21D 22C 23A 24C 25A 26A 27B 28D 29A 30C
31B 32C 33A 34D 35A 36B 37A 38C 39D 40C
41B 42A 43A 44A 45D 46C 47A 48D 49B 50C

(Xem giải) Câu 1: Xét các hợp chất trimetylamin, alanin, amoni axetat, và glyxyl-alanin. Trong các chất này, có bao nhiêu chất là chất rắn, tan tốt trong nước, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH và vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. 1       B. 3       C. 4       D. 2

(Xem giải) Câu 2: Chất nào dưới đây tan trong nước, bị thủy phân trong dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm, và tham gia phản ứng tráng gương?

A. Mantozơ.       B. Metyl fomat.       C. Triolein.       D. Glucozơ.

(Xem giải) Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. C2H5ONa là bazơ mạnh hơn NaOH.

B. C2H5COOH là axit mạnh hơn CH2=CHCOOH.

C. CH3COOH là axit mạnh hơn C6H5OH (phenol).

D. NH3 là bazơ mạnh hơn C6H5NH2 (anilin).

(Xem giải) Câu 4: Cho sơ đồ sau: Fe2O3 + A → Fe; Fe + B → FeSO4; FeSO4 + C → FeCl2; FeCl2 + D → Fe(NO3)3. A, B, C, D lần lượt là:

A. Al, AgNO3, BaCl2, CuSO4.         B. CO, CuSO4, BaCl2, AgNO3.

C. Al, CuSO4, BaCl2, Pb(NO3)2.         D. CO, AgNO3, CuSO4, BaCl2.

(Xem giải) Câu 5: Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội. X, Y, Z, và T theo thứ tự là

A. Al, Na, Cu, Fe.       B. Na, Fe, Al, Cu.       C. Al, Na, Fe, Cu.       D. Na, Al, Fe, Cu.

Câu 6: Polime nào dưới đây được sử dụng chế tạo thủy tinh hữu cơ?

A. Poli(vinyl axetat).       B. Poliacrylonitrin.

C. Poli(metyl metacrylat).       D. Polistiren.

Câu 7: Cấu hình electron hóa trị nào dưới đây không đúng?

A. 29Cu: 3d9 4s2.       B. 26Fe2+: 3d6.       C. 16S2-: 3s2 3p6.       D. 6C: 2s2 2p2.

(Xem giải) Câu 8: Để chứng minh ảnh hưởng của nhóm hydroxyl (-OH) đến gốc phenyl (C6H5-) trong phân tử phenol (C6H5OH), làm thay đổi hoạt tính của phenol so với benzen, ta so sánh phản ứng của phenol và benzen với

A. kim loại natri.       B. anhydrit axetic.       C. dung dịch NaOH.       D. dung dịch Br2.

(Xem giải) Câu 9: Xét bốn chất gồm CH4, NH3, H2S và HCl. Nhận định nào dưới đây không đúng?

A. NH3 là khí dễ hóa lỏng nhất trong bốn khí này.

B. Liên kết trong phân tử H2S là liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. CH4 không tan trong nước, do phân tử không phân cực.

D. HCl tan trong nước tốt hơn NH3 do tạo được liên kết hiđro với nước.

Câu 10: Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Saccarozơ không có cấu tạo mạch hở.       B. Amilopectin có cấu trúc phân nhánh.

C. Glucozơ là một pentahiđroxianđehit.       D. Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.

(Xem giải) Câu 11: Quan sát thí nghiệm dưới đây:

Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Khí Y thu được trong ống nghiệm là C2H2.       B. Khí ra khỏi hình cầu gồm CH4 và C2H4.

C. Có kết tủa trong bình đựng nước brom.       D. Bình nước brom bị nhạt màu.

(Xem giải) Câu 12: Chất nào dưới đây điều kiện thường là chất khí, không màu, rất ít tan trong nước, có tính oxi hóa trội hơn tính khử, và có thể phân hủy khí độc hiđrosulfua?

A. F2.       B. Cl2.       C. O2.       D. N2.

Câu 13: Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Cl2 chỉ có tính oxi hóa.       B. O2 có hoạt tính oxi hóa mạnh hơn O3.

C. H2O là một chất lưỡng tính.       D. HF có tính axit mạnh hơn HI.

(Xem giải) Câu 14: Trong các chất dưới đây, chất nào vừa có thể phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng), vừa có thể làm mất màu nước brom?

A. Propanol.       B. Propanal.       C. Axit propanoic.       D. Propanon.

Câu 15: Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Phèn chua có công thức KAl(SO4)2.12H2O.

B. Thành phần chính của quặng boxit là Na2O.SiO2.6H2O.

C. Thành phần chính của manhetit là Fe2O3.nH2O.

D. Thạch cao sống có công thức CaSO4.H2O.

(Xem giải) Câu 16: Cho hỗn họp kim loại Mg, Al, Fe vào dung dịch chứa AgNO3, Cu(NO3)2 và HNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm ba muối và chất rắn Y gồm ba kim loại. Ba muối trong X là

A. Mg(NO3)2, Al(NO3)3, Fe(NO3)2.       B. Mg(NO3)2, Al(NO3)3, Fe(NO3)3.

C. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.       D. Mg(NO3)2, Al(NO3)3, Cu(NO3)2.

(Xem giải) Câu 17: Có bao nhiêu hiđrocacbon có cùng công thức phân tử C5H10?

A. 9.       B. 11.       C. 12.       D. 10.

(Xem giải) Câu 18: Kim loại Fe không tác dụng với chất nào dưới đây?

A. Dung dịch FeCl3.       B. Dung dịch AgNO3.

C. Dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3.       D. Dung dịch hỗn hợp MgCl2 và KNO3.

Bạn đã xem chưa:  [2001 - 2002] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

(Xem giải) Câu 19: Xét phản ứng của dung dịch NaHCO3 với các dung dịch dưới đây. Giả thiết các phản ứng đều vừa đủ, dung dịch thu được của phản ứng nào có môi trường kiềm?

A. Dung dịch HCl.       B. Dung dịch NaOH.       C. Dung dịch HNO3.       D. Dung dịch KHSO4.

(Xem giải) Câu 20: Chọn phát biểu không đúng?

A. Al, Al2O3 và Al(OH)3 đều là các chất lưỡng tính.

B. Na2CO3 và Na3PO4 có thể làm mềm tất cả các loại nước cứng.

C. Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn tạo NaClO.

D. Bột CaCO3 tan trong nước có sục khí CO2 liên tục.

(Xem giải) Câu 21: Có bốn dung dịch riêng biệt gồm H2SO4 1M, HNO3 1M, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5 mL mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, và T. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, và T thu được các kết quả: Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4; Dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch; Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau. Vậy các dung dịch X, Y, Z, và T lần lượt là:

A. HNO3, NaOH, HCl, và H2SO4.       B. HCl, NaOH, H2SO4, và HNO3.

C. NaOH, HNO3, H2SO4, và HCl.       D. HNO3, NaOH, H2SO4, và HCl.

(Xem giải) Câu 22: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HxO vừa phản ứng được với H2 (xúc tác Ni, t°), vừa phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 23: Xét các nhận định:
(a) Dùng phản ứng AgNO3/NH3 có thể phân biệt fructozơ và glucozơ;
(b) Dùng phản ứng Cu(OH)2 có thể phân biệt saccarozơ và mantozơ;
(c) Thủy phân hoàn toàn tinh bột hay saccarozơ chỉ tạo glucozơ;
(d) Mantozơ có thể có trong sản phẩm thủy phân tinh bột;
(e) Xenlulozơ trinitrate được dùng làm thuốc súng không khói;
(g) Xenlulozơ dùng để sản xuất một số loại tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat.
Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là

A. 4.       B. 1       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 24: Tiến hành thí nghiệm thủy phân este trong môi trường kiềm:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu thực vật và 5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ trong khoảng 15 phút. Cần liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp khoảng 8 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể thay dầu thực vật trong thí nghiệm bằng mỡ động vật, cũng như thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.
(b) Phản ứng tiến hành là phản ứng thuận nghịch nên hiệu suất phản ứng không cao.
(c) Để tăng hiệu suất phản ứng, cần thêm vào bước 1 ở trên vài giọt H2SO4 đặc làm xúc tác.
(d) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp sau phản ứng là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(e) Phản ứng tiến hành trong thí nghiệm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(g) Ở bước 1, có thể dùng NaOH rắn thay cho dung dịch NaOH, khi đó ở bước 2 thỉnh thoảng thêm vài ml dầu thực vật thay vì thêm nước cất để hỗn hợp không bao giờ bị cạn khô.
Số phát biểu đúng là

A. 6.       B. 4.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 25: Xét các chất hợp chất thơm: clobenzen, nitrobenzen, toluen, phenol, anilin, và axit benzoic. Trong số các chất này, có bao nhiêu chất tham gia phản ứng thế dễ hơn so với benzen và ưu tiên thế vào các vị trí ortho và para?

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 26: Nhúng quỳ tím vào các dung dịch của các chất sau: H2NCH2CH(NH2)COOH; H2NCH2COONa; ClH3NCH2COOH; HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa; CH3NH3Cl; và CH3COONa. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 27: Xét các nhận định sau:
(a) Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín;
(b) Vinyl axetat được điều chế từ axit cacboxylic và axetilen có xúc tác phù hợp;
(c) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương;
(d) Thủy phân phenyl axetat trong dung dịch NaOH thu được một muối và một anđehit;
(e) Triolein có nhiệt độ nóng chảy cao hơn tristearin;
(g) Tripanmitin có công thức phân tử là C51H98O6.
Trong các nhận định trên, số nhận định sai là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 28: Xét dãy các chất: Ba, Be, Na2O, Fe2O3, SO3, SiO2, NaCl, Na3N, PCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với H2O ở điều kiện thường là

A. 6.       B. 4.       C. 7.       D. 5.

(Xem giải) Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân FeSO4 rắn;
(b) Đun nóng P với H2SO4 đặc;
(c) Cho (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2;
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3;
(e) Hoà tan Ca(HCO3)2 trong dung dịch Ca(OH)2;
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3;
(h) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo thành chất khí là

Bạn đã xem chưa:  [2020 - 2021] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Đồng Tháp

A. 6.       B. 4.       C. 7.       D. 5.

(Xem giải) Câu 30: Cho các phát biểu sau về khả năng phản ứng của các chất (ở điều kiện thường):
(a) Cu(OH)2 tan được trong dung dịch saccarozơ;
(b) Glucozơ tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3;
(c) Metyl metacrylat tác dụng với nước brom;
(d) Glyxin phản ứng được với dung dịch HCl;
(e) Anilin phản ứng được với dung dịch NaOH.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 1.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 31: Xét các phản ứng giữa các chất dưới đây
(a) SiO2 + HF (b) Br2 + Cl2 + H2O (c) F2 + H2O (d) KI + O3
(e) HI + H2SO4 đặc (f) H2S + FeCl3 (g) Cl2 + NH3 (h) NaH + H2O
Trong các phản ứng này, có bao nhiêu phản ứng mà trong sản phẩm tạo thành có đơn chất?

A. 5.       B. 6.       C. 4.       D. 7.

(Xem giải) Câu 32: Nhỏ từ từ 3V ml dung dịch Ba(OH)2 (dung dịch X) vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 (dung dịch Y) thì phản ứng vừa đủ thu được kết tủa lớn nhất có khối lượng m1 gam. Nếu trộn 2V ml dung dịch X vào V ml dung dịch Y, thu được m2 gam kết tủa. Tỉ lệ m1/m2 là

A. 1,65.       B. 3,00.       C. 1,5.       D. 2,20.

(Xem giải) Câu 33: Cho một mẫu nước cứng có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ còn lại là ion HCO3-. Số mol Ca(OH)2 cần dùng để làm mất hoàn toàn tính cứng của mẫu nước trên là

A. (a + b) mol.       B. (a + 2b) mol.       C. a mol.       D. b mol.

(Xem giải) Câu 34: Cho dãy các chất: Al, Cl2, NaOH, Na2S, Cu, HCl, NH3, NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là

A. 8.       B. 10.       C. 7.       D. 9.

(Xem giải) Câu 35: Trong các chất: propen, propin, propanol, propanal, axit metanoic, etyl metanoat, glucozơ và saccarozơ. Số chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là

A. 5.       B. 3.       C. 6.       D. 4.

(Xem giải) Câu 36: Xét bốn phản ứng của hợp chất Fe(NO3)2.
(a) Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong chân không;
(b) dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl;
(c) dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch AgNO3;
(d) dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch NH3.
Trong bốn phản ứng này, có bao nhiêu phản ứng Fe(NO3)2 vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử?

A. 3.       B. 2.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 37: Xét các phản ứng: (a) phản ứng xảy ra khi nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3, (b) phản ứng xảy ra trong pin Cu-Ag, và (c) phản ứng xảy ra khi điện phân dung dịch AgNO3 với anot bằng Cu đến hết ion Ag+. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Các phản ứng này đều là các quá trình điện hóa.

B. Đều có sự trao đổi electron trực tiếp giữa chất oxi hóa và chất khử.

C. Hai trong ba phản ứng này là phản ứng oxi hóa – khử.

D. Các phản ứng có phương trình dạng ion là giống nhau.

(Xem giải) Câu 38: Xét các phát biểu:
(1) Nước clo, nước Javen, clorua vôi, ozon, và hiđropeoxit đều có thể dùng để khử trùng và tẩy màu;
(2) HI và H2S đều có thể khử muối Fe(III) thành muối Fe(II);
(3) O3 có thể làm đen lá Ag hơ nóng, trong khi O2 thì không;
(4) Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư tạo muối Fe(II), trong khi với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư tạo muối Fe(III);
(5) Phản ứng của N2O4 với dung dịch NaOH tạo hai muối;
(6) Thủy phân PCl5 tạo hai axit là H3PO4 và HCl;
(7) Không thể dùng CO2 để dập đám cháy của kim loại hoạt động như Mg.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 6.       C. 7.       D. 5.

(Xem giải) Câu 39: Để hòa tan vừa hết một hỗn hợp gồm FeS, FeS2, CuS, Cu2S cần 220 gam dung dịch H2SO4 98%, thoát ra V lít (đktc) khí SO2 duy nhất và dung dịch X. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch X thu được 139,8 gam kết tủa. Giá trị V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 44.       B. 45.       C. 46.       D. 47.

(Xem giải) Câu 40: Xà phòng hoá m gam một este đơn chức cần vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn khan Y và hơi hợp chất hữu cơ Z. Khi đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y thu được Na2CO3, H2O và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Chất hữu cơ Z bị oxi hoá hết thành anđehit T. T phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được Ag theo tỉ lệ nT : nAg = 1:4. Giá trị của (m + m1) là

A. 14,6.       B. 14,8.       C. 15,6.       D. 16,4.

(Xem giải) Câu 41: Thủy phân hoàn toàn triglixerit Y trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn a gam Y, thu được H2O và 4,56 mol CO2. Mặt khác, a gam Y tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, nung nóng), thu được chất béo Z. Đem toàn bộ Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH vừa đủ, rồi thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt cháy trong oxi dư thì thu được tối đa m gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2020 – 2021] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Vĩnh Phúc

A. 265,64.       B. 260,80.       C. 276,24.       D. 282,70.

(Xem giải) Câu 42: Peptit X được cấu tạo bởi một amino axit trong phân tử chỉ chứa một nhóm -COOH và một nhóm -NH2. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH (lấy dư 30% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 184,5 gam chất rắn khan, số liên kết peptit trong phân tử X là

A. 14.       B. 16.       C. 17.       D. 15.

(Xem giải) Câu 43: Điện phân dung dịch chứa 0,1 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X, khối lượng dung dịch giảm 10,75 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,3 gam và thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của a là

A. 0,2.       B. 0,4.       C. 0,3.       D. 0,5.

(Xem giải) Câu 44: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al2(SO4)3 và Al(NO3)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây.

 

Khi số mol Ba(OH)2 dùng hết là 0,050 mol thì khối lượng kết tủa thu được gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 5,1.       B. 5,3.       C. 5,5.       D. 4,9.

(Xem giải) Câu 45: Hoà tan hoàn toàn 6,8 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 21,78 gam một muối khan. Cũng lượng dung dịch X này cho tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa HCl a mol/L và H2SO4 b mol/L, sau phản ứng thu được 14,35 gam muối khan. Tỉ lệ a:b là

A. 2:3.       B. 4:3.       C. 5:7.       D. 5:3.

(Xem giải) Câu 46: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag và 3,72 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,896 lít (đktc) khí NH3. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 2,2.       B. 2,8.       C. 2,6.       D. 2,4.

(Xem giải) Câu 47: Hòa tan hết 11,02 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 và Al vào dung dịch Y chứa KNO3 và 0,38 mol HCl, thu được dung dịch Z và 2,688 lít (đktc) khí T gồm CO2, H2 và NO (có tỷ lệ mol tương ứng là 5 : 2 : 5). Dung dịch Z phản ứng được tối đa với 0,43 mol NaOH. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng trên. Giá trị của m là

A. 57,77.       B. 54,53.       C. 61,02.       D. 59,02.

(Xem giải) Câu 48: X là hỗn hợp gồm C2H2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 5,5. Nung nóng 17,92 L (đktc) hỗn hợp X có bột Ni xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục Y vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được 24 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Hỗn hợp khí Z làm mất màu vừa hết V mL dung dịch KMnO4 2M. Giá trị V là

A. 75 mL.       B. 100 mL.       C. 150 mL.       D. 50 mL.

(Xem giải) Câu 49: Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, và Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4. Thuỷ phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, và Z bằng 16, A và B đều là amino axit no, có một nhóm -COOH và một nhóm – NH2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T, thu được N2 và 2,22 mol CO2, a mol H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,8.       B. 2,0.       C. 1,9.       D. 2,1.

(Xem giải) Câu 50: Hỗn hợp Z gồm axit cacboxylic X (no, hai chức, mạch hở), hai ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng và một este hai chức tạo bởi X và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn a gam Z thu được 0,23 mol CO2, mặt khác đun nóng a gam hỗn hợp Z với 100 ml dung dịch KOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp 20 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng KOH dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan và 0,05 mol hỗn hợp hai ancol có phân tử khối trung bình nhỏ hơn 46. Giá trị m là

A. 7,09.       B. 7,76.       C. 9,25.         D. 6,80.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!