[2019] Đề kiểm tra kiến thức – Mã đề 023 – Tào Mạnh Đức

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1B 2D 3C 4B 5D 6D 7C 8B 9A 10A
11D 12C 13C 14A 15C 16D 17A 18C 19A 20D
21A 22A 23C 24D 25C 26D 27C 28D 29C 30B
31B 32C 33B 34B 35B 36D 37B 38A 39C 40A

Câu 1. Chất nào sau đây không là chất điện li?

A. NH4Cl.         B. C2H5OH.         C. NaCl.         D. CH3COOH.

Câu 2. Kim loại nhôm không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. H2SO4 đặc, nóng.         B. NaOH loãng.         C. H2SO4 loãng, nguội.         D. HNO3 đặc, nguội.

Câu 3. Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được ancol etylic?

A. Benzyl axetat.         B. Metyl acrylat.         C. Etyl fomat.         D. Metyl axetat.

Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?

A. C2H5NH2.         B. (CH3)3N.         C. C2H5NHCH3.         D. CH3NH2.

Câu 5. Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

A. W.         B. Cr.         C. Cs.         D. Hg.

Câu 6. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. đá vôi.         B. thạch cao khan.         C. thạch cao nung.         D. thạch cao sống.

Câu 7. Ở cùng điều kiện, kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?

A. Al.         B. Li.         C. Cu.         D. Mg.

Câu 8. Nhựa PE chịu mài mòn, không dính, vật liệu chống thấm tốt, rất trơn có thể được sử dụng trong sản xuất màng chống thấm. Nhựa PE được dùng bọc dây điện, làm màng mỏng che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học. Nhựa PE được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

A. Vinyl clorua.        B. Etilen.        C. Acrilonitrin.        D. Vinyl axetat.

Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư, thu được 2,688 lít khi H2 (đktc). Kim loại M là

A. Ca.         B. Al.         C. Mg.         D. Fe.

(Xem giải) Câu 10. Đốt cháy 6,16 gam bột Fe trong oxi, sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn X cần dùng V ml dung dịch HCl 0,5M thu được dung dịch Y chứa 6,35 gam muối FeCl2. Giá trị của V là

A. 560.         B. 270.         C. 540.         D. 280.

Câu 11. Hợp chất hữu cơ X (có M = 60 đvC và chứa C, H, O). Chất X có khả năng phản ứng được với NaOH và cho được phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là

A. Axit fomic.         B. Ancol propylic.         C. Axit axetic.         D. Metyl fomat.

Câu 12. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, ancol etylic hòa tan được Cu(OH)2.

B. Propilen tác dụng với Br2 trong dung dịch thu được hai sản phẩm là đồng phân của nhau.

C. Đa số hợp chất hữu cơ kém bền với nhiệt và khi bị đốt thì cháy.

D. Etilen có tồn tại đồng phân cis-trans.

(Xem giải) Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol amino axit X (H2NCnH2nCOOH) cần dùng 0,675 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Công thức của X là

A. H2NCH2COOH.     B. H2N[CH2]2COOH.     C. H2N[CH2]4COOH.     D. H2N[CH2]3COOH.

(Xem giải) Câu 14. Cho 100 gan dung dịch metylamin nồng độ 3,72% tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 8,10.         B. 7,98.         C. 9,78.         D. 9,66.

Câu 15. Axit glutamic có trong “tỏi đen”. Công dụng của axit glutamic là ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng gây suy nhược thần kinh, căng thẳng mất ngủ, gây nhức đầu, ù tai, làm chóng mặt, các tình trạng thần kinh mệt mỏi, suy nhược thể lực. Công thức phân tử của axit glutamic là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi cuối kỳ 2 chuyên KHTN Hà Nội

A. C5H11O4N.       B. C4H7O4N.       C. C5H9O4N.       D. C4H9O4N.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Al2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.

B. Trong tự nhiên, Al2O3 tồn tại dưới dạng khan và dạng ngậm nước.

C. Al(OH)3 có tính lưỡng tính.

D. Al không tan trong dung dịch HNO3 loãng, nguội.

(Xem giải) Câu 17. Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:
(a) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+.
(b) Các anion NO3-, PO43-, SO42- ở nồng độ cao.
(c) Thuốc bảo vệ thực vật.
(d) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh).
Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là

A. (a),(b),(c).         B. (b),(c),(d).         C. (a),(c),(d).         D. (a),(b),(d).

Câu 18. Cho dãy các chất: CH≡C-CH=CH2; CH3COOH; CH2=CH-CH2OH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH2. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là

A. 2.         B. 5.         C. 4.         D. 3.

(Xem giải) Câu 19. Xà phòng hóa hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba triglixerit với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol có khối lượng 5,52 gam và hỗn hợp Y gồm muối Y1 (C18H33O2Na) và muối Y2 (C18H35O2Na) có tỉ lệ mol 1 : 1. Giá trị của m là

A. 53,22.         B. 53,04.         C. 52,32.         D. 50,34.

(Xem giải) Câu 20. Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9,0 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 3,88.         B. 3,75.         C. 2,48.         D. 3,92.

(Xem giải) Câu 21. Cho 11,44 gam hỗn hợp gồm Na và Na2O vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,6M và AlCl3 0,4M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 3,12.         B. 5,46.         C. 4,68.         D. 3,51.

(Xem giải) Câu 22. Cho các nhận định sau:
(a) Tơ nitron và tơ visco đều thuộc tơ tổng hợp.
(b) Xà phòng hóa hoàn toàn etyl acrylat thu được muối và ancol.
(c) Ở điều kiện thường, dung dịch saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2.
(d) Các oligopeptit đều cho được phản ứng thủy phân.
Số nhận định đúng là

A. 3.         B. 1.         C. 2.         D. 4.

Câu 23. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.

B. Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2.

C. Sợi dây Cu quấn quanh thanh Fe được nhúng vào dung dịch HCl loãng.

D. Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

Câu 24. Cho các phát biểu sau:
(a) Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion NO3- và ion NH4+.
(b) Quặng photphoric là nguyên liệu được dùng để sản xuất phân supephotphat kép.
(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.
(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.
Số phát biểu đúng là

A. 2.         B. 1.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 25. Cho 0,02 mol amino axit X (C4H10O2N2) tác dụng với 200 ml dung dịch chứa H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Yên Bái (Đề 3)

A. 6,38.         B. 10,45.         C. 10,43.         D. 8,09.

(Xem giải) Câu 26. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + 2NaOH → Y + Z + T. (2) Y + H2SO4 → P + Na2SO4
(3) nP + nQ → tơ lapsan + 2nH2O (4) 2Z → C2H6O + H2O
Biết Z và T hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Phân tử khối của X là

A. 194.         B. 188.         C. 222.         D. 208.

(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp X gồm etilen, axetilen, axetanđehit và hiđro. Đun nóng 0,2 mol X có mặt Ni làm xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y chỉ chứa các hợp chất hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 12,32 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Để làm no hoàn toàn Y cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t0). Giá trị của a là

A. 0,14.         B. 0,16.         C. 0,12.         D. 0,08.

(Xem giải) Câu 28. Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3.
(b) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(c) Cho CaO vào nước dư.
(d) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 4.         B. 2.         C. 1.         D. 3.

(Xem giải) Câu 29. Cho các bước ở thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
(2) Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
(3) Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Nhận định nào sau đây là sai?

A. Kết thúc bước (1), nhúng quỳ tím vào thấy quỳ tím không đổi màu.

B. Ở bước (2) thì anilin tan dần.

C. Kết thúc bước (3), thu được dung dịch trong suốt.

D. Ở bước (1), anilin hầu như không tan, nó tạo vẫn đục và lắng xuống đáy.

(Xem giải) Câu 30. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa x gam Na2SO4 và y gam Al2(SO4)3, sự phụ thuộc khối lượng kết tủa và số mol Ba(OH)2 được biểu diễn theo đồ thị sau:

Tỉ lệ x : y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,3.         B. 0,5.         C. 0,4.         D. 0,2.

(Xem giải) Câu 31. Đun nóng 20,36 gam hỗn hợp E gồm muối X (CH6O3N2) và muối Y (C3H9O3N) với 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa các hợp chất vô cơ và hỗn hợp T gồm hai khí đều có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh. Tỉ khối của T so với metan bằng 2,4625. Cô cạn dung dịch Z, sau đó nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 16,16.         B. 21,44.         C. 22,72.         D. 17,44.

(Xem giải) Câu 32. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Trong điều kiện không có oxi, hấp thụ khí NO2 vào dung dịch NaOH dư.
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng, dư.
(d) Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2(SO4)3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3 dư.
(g) Cho dung dịch NaHCO3 tác dụng vừa đủ dung dịch KOH.
Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 6.         B. 3.         C. 5.         D. 4.

Câu 33. Cho sơ đồ phản ứng sau:

Các chất X, Y, Z, T đều là hợp chất của sắt. Số phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo sơ đồ trên là

A. 5.         B. 3.         C. 2.         D. 4.

(Xem giải) Câu 34. Ứng với công thức C2HxOy (M < 62 đvC) có bao nhiêu chất hữu cơ bền, mạch hở có khả năng tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) tạo kết tủa là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN chuyên Thoại Ngọc Hầu - An Giang (Lần 1)

A. 4.         B. 5.         C. 2.         D. 3.

Câu 35. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Tơ nilon-6,6 và tơ visco đều thuộc tơ hóa học.
(c) Tinh bột là hỗn hợp của hai polisacacarit gồm amilozơ và amilopectin.
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái lỏng.
(e) Dung dịch của metylamin và đimetylamin đều làm hồng dung dịch phenolphtalein.
(g) Ở điều kiện thích hợp, axit glutamic tác dụng tối đa với ancol metylic theo tỉ lệ mol 1 : 2.
Số phát biểu đúng là

A. 5.         B. 6.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 36. Cho 5,12 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 1M và CuCl2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và rắn Y gồm hai kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 1,792 lít khí H2 (đktc) và còn lại 3,84 gam kim loại không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 73,36.         B. 78,60.         C. 75,36.         D. 77,52.

(Xem giải) Câu 37. Điện phân dung dịch chứa NaCl và CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ không đổi I = 5A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian 3860 giây, thu được 3,136 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai đơn chất khí. Nếu thời gian điện phân là 7720 giây, thu được V lít (đktc) hỗn hợp Y gồm ba đơn chất khí và dung dịch Z. Nhúng thanh Al vào Z, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Al giảm 3,24 gam. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là

A. 6,272.         B. 6,720.         C. 7,616.         D. 7,168.

(Xem giải) Câu 38. Hỗn hợp X gồm một este đơn chức và một este hai chức, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần dùng 1,25 mol O2, thu được CO2 và 8,64 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 0,1 mol X cần dùng tối đa dung dịch chứa 12,4 gam NaOH, thu được một ancol Y duy nhất và hỗn hợp Z gồm ba muối (trong đó có một muối natri phenolat). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong hỗn hợp Z là

A. 37,99%.         B. 36,71%.         C. 39,69%.         D. 35,14%.

(Xem giải) Câu 39. Hòa tan hoàn toàn 28,32 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,12 mol khí NO duy nhất và dung dịch Y chỉ chứa các muối của kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 81,84 gam kết tủa. Nếu cho 28,32 gam X vào nước dư, khuấy đều, kết thúc phản ứng còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m là

A. 7,84.         B. 10,08.         C. 6,72.         D. 8,96.

(Xem giải) Câu 40. Hỗn hợp X gồm triolein và hai peptit mạch hở, tổng số nguyên tử cacbon trong hai phân tử peptit là 16. Đốt cháy hoàn toàn 33,36 gam X cần dùng 1,73 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Nếu đun nóng 33,36 gam X cần dùng tối đa dung dịch chứa 15,6 gam NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 45,16 gam hỗn hợp Y gồm 4 muối, trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của peptit có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp X là

A. 18,1%.         B. 24,6%.         C. 27,2%.          D. 16,4%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!