Chất khử với H+ và NO3- (Phần 17)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch chứa 2,98 mol HCl và 0,5 mol KNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 133,65) gam muối và 0,02 mol khí NO duy nhất. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí thấy khối lượng giảm 27,02 gam. Mạt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng dư) thu được 0,33 mol SO2. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X là

A. 25,63%           B. 28,57%           C. 31,42%           D. 29,63%

(Xem giải) Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3 và Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa NaHSO4. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 105,78 gam và hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng 8,55. Dung dịch Y hòa tan tối đa 6,72 gam bột Cu. Nếu cho 55,71 gam X trên vào lượng nước dư, thu được m gam rắn không tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là

A. 17,46.           B. 23,04.          C. 20,10.          D. 19,26.

(Xem giải) Câu 3. Dung dịch X chứa 0,01 mol Fe(NO3)3, x mol H2SO4 và 0,04 mol HNO3. Cho Mg vào X khuấy đều tới khi các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y, chất rắn gồm 2,96 gam hỗn hợp các kim loại và 0,1 mol hỗn hợp khí Z chứa NO và H2. Biết Y có thể tác dụng tối đa 0,38 mol KOH. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?

A. 22,86        B. 6,84        C. 16,72        D. 27,20

(Xem giải) Câu 4. Cho m gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe(OH)2 và 0,03 mol Fe(NO3)2 phản ứng hết với 142,8 gam dung dịch HNO3 30%, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 2,688 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Cho từ từ đến hết 320 ml dung dịch NaOH 1M vào X thấy xuất hiện 8,56 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 4,48 gam.     B. 5,04 gam.     C. 5,60 gam.     D. 2,80 gam.

(Xem giải) Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 36,4 gam hỗn hợp gồm Fe và các oxit của nó vào dung dịch HCl 10% thì thu được dung dịch X và 4,256 lít khí. Cho từ từ đến dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch X thì thu được 230,03 gam kết tủa; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thì thu được 46,2 lít hỗn hợp khí Z có khối lượng là 88,96 gam. Nồng độ % của FeCl3 trong X gần nhất với:

A. 5,45%          B. 4,62%          C. 4,57%         D. 4,86%

(Xem giải) Câu 6. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Mg và MgCO3. Hòa tan hoàn toàn 16,86 gam X trong dung dịch chứa đồng thời 1,14 mol NaHSO4 và 0,32 mol HNO3 thu được dung dịch Y chứa 156,84 gam muối trung hòa và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí thoát ra, biết Z có tỷ khối so với H2 bằng 22. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thì thu được 19,72 gam kết tủa. Khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X là:

A. 1,02 gam.     B. 2,04 gam.     C. 4,08 gam.    D. 3,06 gam.

(Xem giải) Câu 7. Hòa tan hết 0,42 mol hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe, FeO (trong đó số mol FeO chiếm 9,52%) vào dung dịch chứa NaHSO4 và 0,24 mol HNO3, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O, H2 có tỉ khối so với H2 bằng 17,1 và dung dịch Z chỉ chứa muối sunfat (Z hòa tan tối đa 0,32 gam Cu). Khi cho 82,2 gam kim loại Ba vào dung dịch Z, thấy khối lượng dung dịch thu được giảm 89,58 gam so với khối lượng dung dịch Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Al trong X là:

A. 55,89%.        B. 36,43%.        C. 33,77%.        D. 54,66%.

(Xem giải) Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 12,08 gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCO3, Cu(OH)2 trong 100 gam dung dịch HNO3 23,94%, thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối và thoát ra 1,792 lít hỗn hợp khí gồm CO2, NO có tỉ khối hơi so với He là 10,125. Cô cạn Y rồi nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được (m – 19) gam rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  Bài tập este tổng hợp (Phần 13)

A. 7,0        B. 8,7         C. 6,5          D. 5,3

(Xem giải) Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 16,56 gam hỗn hợp X gồm Mg và một oxit kim loại M (hóa trị không đổi) cần vừa đủ 1,18 mol HNO3 thu được 1,2 gam khí NO và dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 1,35 mol NaOH thu được kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa Z nung đến khối lượng không đổi thu được 7,2 gam oxit kim loại. Khối lượng muối nitrat của kim loại M là

A. 31,95 gam       B. 58,08 gam       C. 27,66 gam       D. 51,12 gam

(Xem giải) Câu 10. Hòa tan m gam hỗn hợp X chứa Al, Al2O3, Mg và MgCO3 trong 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và HNO3 0,6M, thu được 1,12 lít hỗn hợp 3 hợp chất khí không màu có tỉ khối so với H2 bằng 19,2 và dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng tối đa với 0,49 mol NaOH đun nóng thu được 4,06 gam kết tủa, 0,224 lít khí và dung dịch Z. Cô cạn Z và lấy chất rắn nhiệt phân thu được 0,055 mol O2. Biết các phản ứng hoàn toàn và thể tích khí đo ở (đktc). Phần trăm số mol của Al2O3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 43%.         B. 14%.         C. 7%.         D. 11%.

(Xem giải) Câu 11. Hòa tan hết 31,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, MgO, Fe3O4, CuO vào 198,18 gam dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm 0,01 mol N2O, 0,03 mol NO và 0,02 mol H2. Trong Y, nồng độ % của FeSO4 là 1,60%. Biết Y tác dụng tối đa với 1,1 mol NaOH trong dung dịch. Nếu cho Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 178,47 gam kết tủa. Nung toàn bộ kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Thành phần % khối lượng của các oxit kim loại trong Z có giá trị gần nhất với

A. 20,0%         B. 18,0%           C. 20,5%           D. 21,0%

(Xem giải) Câu 12. Hoà tan hoàn toàn 25,96 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Al(NO3)3 vào dung dịch chứa 1,2 mol HCl, thu được dung dịch Y và 3,136 lít (dktc) hỗn hợp khí gồm NO và H2, có tỉ khối so với He là 4,5. Chia Y thành hai phần bằng nhau: Phần một tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,62 mol NaOH (loãng), thu được m gam kết tủa. Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 86,64 gam kết tủa và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 15           B. 16           C. 17            D. 18

(Xem giải) Câu 13. Hoà tan hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, Cu(NO3)2 trong 100 gam dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hoà và hỗn hợp khí Z gồm 0,03 mol NO và 0,01 mol H2. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH loãng dư (đun nóng), thu được 13,67 gam kết tủa và thoát ra 0,224 lít khí duy nhất (đkc). Nồng độ phần trăm của Fe2(SO4)3 trong Y là:

A. 5,46%          B. 7,28%           C. 9,10%          D. 10,92%

(Xem giải) Câu 14. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Mg và 2a mol Fe trong 200 gam dung dịch chứa NaNO3 5,1% và HCl 14,6% thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z gồm N2O, NO và H2 (trong đó H2 chiếm 20% thể tích của Z). Y hòa tan được tối đa 1,92 gam Cu. Mặt khác, cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 115,88 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong Y là

A. 3,65%        B. 4,56%        C. 3,19%        D. 4,11%

(Xem giải) Câu 15. Cho hỗn hợp A gồm m gam các chất Al2O3 và Al vào 56,5 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được 0,336 lít khí SO2 thoát ra (đktc) cùng dung dịch B và a gam hỗn hợp rắn D. Lọc lấy D và chia làm 2 phần bằng nhau:
+ Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat cùng 1,4 lít hỗn hợp khí không màu có khối lượng là 2,05 gam, có khí hóa nâu trong không khí. Dẫn từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M vào X, thấy lượng NaOH dùng hết tối đa là 130 ml.
+ Phần 2: Nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Y có khối lượng giảm 1,36 gam so với lượng rắn đem đốt. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với:

Bạn đã xem chưa:  Chất khử với H+ và NO3- (Phần 13)

A. 14.         B. 12.           C. 15.         D. 13.

(Xem giải) Câu 16. Hòa tan hết 0,3 mol hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,8 mol HCl, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y và m gam khí Z. Dung dịch Y hòa tan tối đa 5,12 gam bột Cu. Nếu cho 0,3 mol X trên vào nước dư, thu được 12,32 gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3‒. Giá trị của m là:

A. 4,82         B. 4,92         C. 4,84         D. 4,96

(Xem giải) Câu 17. Cho 0,8 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,15 mol HNO3 và 1,65 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và 11,84 gam hỗn hợp khí Z gồm NO, CO2, H2. Cho dung dịch Y tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 434,05 gam kết tủa. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X là:

A. 78,75%         B. 90%         C. 10%         D. 11,25%

(Xem giải) Câu 18. Hòa tan 17,215 gam hỗn hợp rắn X gồm Al, Zn, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,45 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và 0,19 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và H2. Cho dung dịch Y phản ứng với 1,3 mol NaOH thu được dung dịch T chứa chất tan có khối lượng là 94,285 gam. Phần trăm khối lượng Al có trong X là :

A. 31,37%         B. 21,37%         C. 14,90%         D. 24,90%

(Xem giải) Câu 19. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X chứa Al, Mg và Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng, dư thấy thoát ra 11,2 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa (m + 44,3) gam muối. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trên trong dung dịch chưa 2,1 mol HNO3 (lấy dư 0,25% so với phản ứng), thu được dung dịch Y và 2,688 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ khối so với so với He bằng 7,25. Cô cạn dung dịch Y, thu được (5m + 5) gam muối khan. Nếu cho 1010 ml dung dịch NaOH 2M vào Y, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 23,6.         B. 33,2.         C. 21,6.         D. 31,2.

(Xem giải) Câu 20. Cho 1,4 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg, Mg(NO3)2, Zn, Zn(NO3)2 vào dung dịch chứa 1,5 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa 209,9 gam muối sunfat trung hòa và 8,96 lít hỗn hợp khí Z gồm NO và H2. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 390,1 gam kết tủa. Số mol Mg đơn chất có trong 1,4 mol X là:

A. 0,1          B. 0,6          C. 0,2          D. 0,7

(Xem giải) Câu 21. Hòa tan 23,22 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Al2O3, Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 23,1525% về khối lượng) vào dung dịch chứa KNO3 và 0,75 mol H2SO4, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 5,6 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với He là 4,7 (trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí). Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thì thấy lượng NaOH phản ứng tối đa là 57,6 gam. Phần trăm khối lượng của Mg trong X là

A. 55,04%          B. 13,18%         C. 31,78%         D. 42,38%

(Xem giải) Câu 22. Hòa tan hết 26,92 gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong V lít dung dịch hỗn hợp chứa HCl 1M; NaNO3 0,5M kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y (chỉ chứa muối, không chứa muối amoni) và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,32 gam bột Cu. Nếu cho dung dịch KOH dư vào Y, thu được 29,62 gam kết tủa. Giá trị của V là?

A. 0,68           B. 0,78           C. 0,72           D. 0,80

(Xem giải) Câu 23. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit vào dung dịch HCl loãng dư thu được a mol H2 và dung dịch có chứa 15,24 gam FeCl2. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trên trong dung dịch chứa 0,8 mol HNO3 thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp khí Z gồm 0,08 mol NO và 0,06 mol NO2. Cho từ từ 480 ml dung dịch NaOH 1M vào Y thu được một kết tủa duy nhất, lọc kết tủa đem nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 11,2 gam chất rắn khan. Giá trị của a là:

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp 1000 bài hóa nâng cao - Tào Mạnh Đức (Phần 10)

A. 0,08         B. 0,06         C. 0,12         D. 0,09

(Xem giải) Câu 24. Hòa tan hết 19,68 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa HNO3 25,2%, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối có tổng khối lượng 68,4 gam và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Tỷ khối của Y so với He là 9,6. Thu toàn bộ lượng muối trong X cho vào bình chân không nung đến khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 48,8 gam. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của muối Fe(NO3)3 có trong dung dịch X là:

A. 1,89%         B. 2,31%         C. 3,09%         D. 1,68%

(Xem giải) Câu 25. Cho a mol hỗn hợp rắn X chứa Fe3O4, FeCO3, Al (trong đó số mol của Fe3O4 là a/3 mol) tác dụng với 0,224 lít (đktc) khí O2 đun nóng, kết thúc phản ứng chỉ thu được hỗn hợp rắn Y và 0,224 lít khí CO2. Cho Y phản ứng với HCl vừa đủ thu được 1,344 lít hỗn hợp khí Z và dung dịch T chỉ chứa hai muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch T, phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 101,59 gam kết tủa. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị của a gần nhất là:

A. 0,14         B. 0,22         C. 0,32         D. 0,44

(Xem giải) Câu 26. Hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2, CuCO3, Fe (trong đó đơn chất Fe chiếm 13,527% về khối lượng). Hòa tan m gam X trong dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch Y chứa 3 muối và 0,35 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 là 18 (trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí). Mặt khác nung hoàn toàn m gam X ngoài không khí thì thu được 28 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X là:

A. 43,48%         B. 34,78%        C. 14,98%        D. 28,02%

(Xem giải) Câu 27. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Al; Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 35,68% theo khối lượng) vào dung dịch chứa 1,7975 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,5 gam muối trung hòa và 10,192 lít (đkc) NO. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y được m gam kết tủa Z và thấy thoát ra 0,84 lít khí (đkc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là

A. 512,2225.     B. 497,7725     C. 500,1125.     D. 488,5375.

(Xem giải) Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 29,645 gam hỗn hợp P gồm Cu, Al(NO3)3, Mg và MgO (trong đó oxi chiếm 22,9381% về khối lượng) trong 207 gam dung dịch HNO3 56%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 232,125 gam dung dịch A chỉ chứa muối trung hòa và hỗn hợp khí B gồm N2, N2O và NO có tỉ khối so với He là 113/13. Thêm lượng dư dung dịch NaOH 2M vào dung dịch A thì thấy lượng NaOH phản ứng tối đa là 845 ml. Biết trong B có hai khí có cùng số mol. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong P gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 58,29%.         B. 42,10%.        C. 69,08%.        D. 26,99%.

(Xem giải) Câu 29. Cho 39,09 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(OH)2 và Cu vào 445 ml dung dịch HCl 2,0M thu được dung dịch Y và 7,36 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 150,395 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong hỗn hợp X là

A. 22,69%.          B. 16,12%.          C. 18,42%.          D. 19,16%.

(Xem giải) Câu 30. Nung 44,94 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi, sau phản ứng thu được chất rắn X chứa các oxit của kim loại và 11,2 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm O2 và NO2. Tỉ khối hơi của Y so với H2 bằng 22,3. Hòa tan vừa hết X bằng dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z, thu được 108,01 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của FeCl3 có trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 4,78%.          B. 3,48%.          C. 5,23%.          D. 6,75%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!