[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Ngô Gia Tự – Phú Yên
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41A | 42D | 43B | 44A | 45C | 46A | 47C | 48C | 49A | 50D |
51D | 52B | 53D | 54C | 55A | 56B | 57B | 58D | 59D | 60B |
61C | 62A | 63A | 64A | 65C | 66C | 67C | 68B | 69B | 70B |
71B | 72D | 73A | 74C | 75A | 76C | 77D | 78D | 79B | 80A |
Câu 41. Al2O3 không tan được trong dung dịch chất nào sau đây?
A. NH3. B. H2SO4. C. Ba(OH)2. D. NaOH.
Câu 42. Chất thuộc loại đisaccarit là
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.
Câu 43. Urê có công thức phân tử (NH2)2CO, urê là loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Urê thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
A. Phân lân. B. Phân đạm. C. Phân NPK. D. Phân kali.
Câu 44. Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá (kể cả hút thụ động) cao gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. Nicotin. B. Aspirin. C. Moocphin. D. Cafein.
Câu 45. Kim loại nào sau đây không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội?
A. Al, Ag. B. Fe, Cu. C. Al, Fe. D. Cu, Ag.
(Xem giải) Câu 46. Hỗn hợp X gồm C2H4, C3H6, C3H8, C4H8 và C2H2 (trong đó số mol C3H8 bằng số mol C2H2). Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam hỗn hợp X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa có khối lượng là
A. 30 gam. B. 15 gam. C. 20 gam. D. 40 gam.
(Xem giải) Câu 47. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
(2) Nhúng thanh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl có pha thêm CuCl2.
(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.
(6) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 48. Crôm (III) oxit không có tính chất hay ứng dụng nào sau đây?
A. Dùng để điều chế Cr. B. Có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Tan trong dung dịch NaOH loãng. D. Là oxit lưỡng tính.
(Xem giải) Câu 49. Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là
A. 60 gam. B. 120 gam. C. 33,75 gam. D. 56,25 gam.
(Xem giải) Câu 50. Cho các phản ứng sau:
(1) FeCO3 + H2SO4 đặc → Khí X + Khí Y + …
(2) FeS + H2SO4 loãng → Khí G + …
(3) NaHCO3 + KHSO4 → Khí X + …
(4) Fe + HNO3 đặc → Khí Z + …
Trong các khí sinh ra ở phản ứng trên, số chất khí tác dụng với dung dịch NaOH loãng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 51. Cho các phát biểu sau:
(1) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng H2O.
(2) Triolein tác dụng được với H2 (xúc tác Ni, t°), dung dịch Br2, Cu(OH)2.
(3) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa đậu nành hoặc sữa bò thì có kết tủa xuất hiện.
(4) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit.
(5) Tơ visco thuộc loại tơ hóa học.
(6) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất xenlulozơ axetat.
(7) Xăng E5 là xăng sinh học được pha 5% bio-etanol (sản xuất chủ yếu từ lương thực như ngô, sắn, ngũ cốc và củ cải đường), 95% còn lại là xăng Ron A92 truyền thống.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
(Xem giải) Câu 52. Cho dãy các chất sau: triolein, nilon-6,6, tơ lapsan, xenlulozơ và glyxylglyxin. Số chất trong dãy có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 53. Poli(vinyl clorua) (PVC) là chất cách điện tốt, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước… Monome được dùng để điều chế PVC là
A. CH2=CH-CH2Cl. B. CH2=CCl2. C. CF2=CF2. D. CH2=CHCl.
(Xem giải) Câu 54. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn.
(2) Cho bột Al vào dung dịch NaOH dư.
(3) Cho dung dịch KI vào dung dịch K2Cr2O7 và H2SO4.
(4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(6) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch Cr2(SO4)3.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 55. Hòa tan hết 40,1 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 11,2 gam NaOH và 3,136 lít khí H2 (đktc). Sục 0,46 mol khí CO2 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Dung dịch Z chứa HCl 0,4M và H2SO4 aM. Cho từ từ 200 ml dung dịch Z vào dung dịch Y, thấy thoát ra x mol khí CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200 ml dung dịch Z, thấy thoát ra 1,2x mol khí CO2. Giá trị của a là
A. 0,15 B. 0,12 C. 0,18 D. 0,24
(Xem giải) Câu 56. Cho 6 chất: NaOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2, Cu. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 57. Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:
Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là
A. CH3COOH và C2H5OH. B. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.
C. CH3COOH và CH3OH. D. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc.
(Xem giải) Câu 58. Hòa tan 29,14 gam muối M(NO3)2 vào 800 ml dung dịch NaCl 0,2M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 2,464 lít khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí ở cả hai điện cực là 6,832 lít. Biết các khí đo ở đktc. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nếu thời gian điện phân là 5790 giây thì khối lượng dung dịch giảm 15,65 gam.
B. Kim loại M là Mg. C. Giá trị của m là 8,26 gam.
D. Nếu thời gian điện phân là 5983 giây thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực.
Câu 59. Dung dịch nào sau đây có phản ứng màu biurê?
A. Glyxin. B. Gly-Ala. C. Triolein. D. Anbumin.
(Xem giải) Câu 60. Cho các polime sau: PVC, teflon, PE, cao su Buna, tơ axetat, tơ nitron, cao su isopren, tơ nilon-6,6. Số polime điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 5. B. 6. C. 8. D. 7.
(Xem giải) Câu 61. Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2 thu được 10,08 lít CO2 và 1,68 lít N2 (các thể tích đo ở đktc). Công thức phân tử của X là
A. C2H5N. B. C4H11N. C. C3H9N. D. C2H7N.
Câu 62. Những người sống ở gần các lò gạch, lò vôi hay là các trường hợp đốt than trong phòng kín thường bị đau đầu, buồn nôn, hô hấp khó và có thể dẫn đến tử vong. Hiện tượng này gọi là ngộ độc khí than. Nếu trong phòng kín ngộ độc khí than thì phải nhanh chóng mở thông thoáng tất cả các cánh cửa cho không khí lưu thông. Chất nào sau đây là thủ phạm chính gây nên hiện tượng ngộ độc khí than?
A. CO. B. CO và CO2. C. SO2 và CH4. D. CO2.
(Xem giải) Câu 63. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm tristerin và tripanmitin. Đốt cháy hoàn toàn 0,13 mol hỗn hợp Z gồm X (trong đó axit glutamic có số mol là 0,04)) và Y cần dùng 2,76 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 35,28 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit glutamic có trong Z là
A. 15,98%. B. 17,43%. C. 14,23%. D. 16,70%.
Câu 64. Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính dẫn điện giảm dần là
A. Ag, Cu, Au, Al, Fe. B. Fe, Al, Au, Cu, Ag. C. Ag, Au, Cu, Fe, Al. D. Fe, Cu, Al, Au, Ag.
Câu 65. Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOC2H5. D. HCOOC2H5.
(Xem giải) Câu 66. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị nào của m max sau đây là đúng?
A. 90,5. B. 88,5. C. 85,5. D. 78,5.
(Xem giải) Câu 67. Cho 3,192 gam hỗn hợp Mg và Cu với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,021 mol Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 14,40. B. 19,84. C. 3,276. D. 17,60.
Câu 68. Dãy các kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua?
A. Al, Ba, Na. B. Na, Ba, Mg. C. Al, Mg, Fe. D. Al, Mg, Na.
(Xem giải) Câu 69. Cho 18,3 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 vào dung dịch HCl loãng, dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 40,05. B. 66,75. C. 53,4. D. 30,78.
(Xem giải) Câu 70. Hợp chất X có công thức phân tử C6H8O6. X phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1 : 3 và phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1 : 6, X không phản ứng với NaHCO3. Có các kết luận sau:
(1) X có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
(2) X có chứa nhóm chức axit cacboxylic.
(3) X có nhóm chức este. (4) X có phản ứng với Na.
(5) X là hợp chất đa chức. (6) X chứa liên kết ba đầu mạch.
Số kết luận đúng về X là:
A. 4. B. 3. C. 6. D. 2.
Câu 71. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Ba. B. Na. C. Fe. D. Al.
Câu 72. Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Gạo nếp dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Amilozơ. D. Amilopectin.
Câu 73. Dãy nào sau đây gồm các chất điện li mạnh?
A. HCl, NaOH, Ba(NO3)2, H2SO4. B. HBr, Na2S, Fe(OH)2, K2SiO3.
C. CaCl2, KOH, CH3COOH, Na2CO3. D. Ca(OH)2, HF, NaCl, Ag3PO4.
Câu 74. Ở điều kiện thường chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Butan. B. Benzen. C. Etilen. D. Metan.
Câu 75. Có các phát biểu sau:
(1) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol.
(2) Triolein làm mất màu nước brôm.
(3) Chất béo là trieste của glixerol và axit hữu cơ.
(4) Đốt cháy etyl axetat luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(5) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5 và (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
(Xem giải) Câu 76. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm CuS, FeS, FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa Cu2+, Fe3+ và một anion) và V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 34,95 gam kết tủa. Nếu cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 46,45 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20,8. B. 6,4. C. 11,2. D. 11,6.
(Xem giải) Câu 77. Đốt cháy hoàn toàn một chất béo X cần vừa đủ 3,16 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng chất béo trên bằng NaOH thu được m gam hỗn hợp hai muối của axit oleic và axit linoleic. Biết lượng X trên có thể làm mất màu dung dịch chứa tối đa 0,2 mol Br2. Giá trị của m là
A. 34,28. B. 38,56. C. 35,20. D. 36,32.
(Xem giải) Câu 78. X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng thì thu được amin Z; ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 13,5 gam Z; 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất trong M là
A. 16,33%. B. 9,15%. C. 59,82%. D. 18,30%.
(Xem giải) Câu 79. X là axit no, đơn chức, Y là axit không no, có một liên kết đôi C=C, có đồng phân hình học, Z là este hai chức tạo thành từ X, Y và một ancol no (tất cả đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 9,52 gam E chứa X, Y, Z thu được 5,76 gam H2O. Mặt khác 9,52 gam E có thể phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,12 mol NaOH, sản phẩm sau phản ứng có chứa 12,52 gam hỗn hợp các chất hữu cơ. Cho các phát biểu liên quan đến bài toán:
(1) Phần trăm khối lượng của X trong E là 72,76%.
(2) Số mol của Y trong E là 0,08 mol.
(3) Khối lượng của Z trong E là 1,72 gam.
(4) Tông số nguyên tử C, H, O trong Y là 10.
(5) X không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 80. Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, ZnO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (đktc) sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,84 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 84,56 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 18,60. B. 19,20. C. 18,20. D. 18,95.
Bình luận