[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Quỳnh Thọ – Thái Bình (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2D 3D 4C 5C 6A 7B 8C 9A 10C
11A 12A 13C 14B 15C 16C 17B 18A 19B 20D
21B 22C 23B 24B 25A 26D 27C 28D 29B 30C
31A 32C 33D 34B 35A 36D 37D 38A 39D 40B

(Xem giải) Câu 1: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 13,6 gam phenyl axetat và 7,4 gam metyl axetat bằng 350 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 35,6       B. 30       C. 38,8       D. 30,4

Câu 2: Ở điều kiện thường, dãy gồm các kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH loãng là

A. Al, Zn, Cr.       B. Al, Cr.       C. Cr, Zn.       D. Al, Zn.

Câu 3: Etyl axetat có công thức là:

A. C2H3COOCH3       B. C2H5COOCH3       C. CH3COOCH3       D. CH3COOC2H5

Câu 4: Cho dãy các kim loại: Fe, K, Cs, Ca, Al, Na, Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 1.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

Câu 5: Ancol etylic và axit axetic đều phản ứng được với?

A. NaHCO3       B. NaOH       C. CuO       D. Cu

(Xem giải) Câu 6: Cho các chất sau: buta-1,3-đien; stiren, axit fomic, anilin, benzen, axit axetic, glucozơ. Số chất làm mất màu dung dịch brom là:

A. 5       B. 4       C. 6       D. 7

(Xem giải) Câu 7: Trung hòa 7,4 gam axit no, đơn chức mạch hở X cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của axit là:

A. CH3COOH       B. CH3CH2COOH       C. C3H7COOH       D. HCOOH

Câu 8: Hiện nay dịch tả lợn châu phi đang có chiều hướng lan rộng trong nước ta. Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm xảy ra do vi rút. Lợn bị nhiễm dịch có triệu chứng như không ăn, ủ rũ, lười vận động, thích nằm chỗ bóng râm hoặc gần nước, tim đập nhanh, thở gấp, nôn mửa, một số vùng da trắng chuyển sang đỏ… Để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, chủ chuồng trại chăn nuôi rắc vôi bột (vôi tôi) xung quanh trang trại. Công thức của vôi tôi là:

A. CaCO3       B. CaO       C. Ca(OH)2       D. NaOH

(Xem giải) Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm sau:
– TN1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng;
– TN2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4;
– TN3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3;
– TN4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm;
– TN5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4;
– TN6: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch ZnSO4;
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. 3.       B. 5.       C. 6.       D. 4.

(Xem giải) Câu 10: Hòa tan m gam hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3 vào nước được dung dịch X. Cho từ từ 100ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,4M và H2SO4 0,3M vào dung dịch X, khuấy đều thu được 0,896 lít khí CO2 đktc và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 18,81 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 9,28       B. 11,4       C. 9,72       D. 10,34

(Xem giải) Câu 11: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình bên.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Lương Thế Vinh - Hà Nội (Lần 3)

Giá trị của a và x là

A. 0,3; 0,1.       B. 0,4; 0,1.        C. 0,5; 0,1.       D. 0,3; 0,2.

(Xem giải) Câu 12: Cho các phát biểu sau
(1) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
(2) Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazơ.
(3) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(4) CO khử được các oxit CuO; ZnO; Fe2O3; Al2O3
(5) Các kim loại Na, K, Ca, Sr, Ba, Be tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(6) Al, Fe không tác dụng với axit sunfuric loãng nguội
Số phát biểu sai là:

A. 5       B. 3       C. 4       D. 2

(Xem giải) Câu 13: Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axeat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy khoảng 5-6 phút ở 65-70oC
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm
Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.

B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm

C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH

D. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm xúc tác cho phản ứng

(Xem giải) Câu 14: Thủy phân hoàn toàn 51,6 gam Gly-Ala-Val-Val cần vừa đủ m gam dung dịch NaOH 10%. Giá trị của m là:

A. 280       B. 240       C. 300       D. 200

(Xem giải) Câu 15: Criolit (Na3AlF6 hay 3NaF.AlF3) là nguyên liệu được dùng để sản xuất nhôm với mục đích gì ?
(1) Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
(2) Tiết kiệm được năng lượng, tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3.
(3) Tạo chất lỏng có tỉ khối nhỏ hơn nhôm, nổi lên bề mặt nhôm ngăn cản nhôm nóng chảy bị oxi hoá.

A. (1), (2).       B. (2), (3).       C. (1), (2), (3).       D. (1), (3).

Câu 16: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

A. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3.       B. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.

C. Hg(NO3)2, AgNO3.       D. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.

Câu 17: Kim loại Fe không tan trong dung dịch

A. FeCl3.       B. H2SO4 đặc nguội.       C. HCl.       D. HNO3 đặc, nóng.

(Xem giải) Câu 18: Hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic. Lấy m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được (m + 6,16) gam muối. lấy 2m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được (2,5m + 4,22) gam muối. Phần trăm khối lượng của glyxin trong X là:

A. 43,35%       B. 25,38%       C. 33,78%       D. 36,13%

Câu 19: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Xenlulozơ       B. Saccarozơ       C. Tinh bột       D. Glucozơ

Câu 20: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:

A. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.

B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

C. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

D. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.

(Xem giải) Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là

A. 30%.       B. 60%.       C. 80%.       D. 40%.

Câu 22: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại?

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Quỳnh Lưu 1 - Nghệ An (Lần 3)

A. Vàng.       B. Đồng.       C. Bạc       D. Nhôm.

(Xem giải) Câu 23: Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 3,2       B. 6,4.       C. 5,6.       D. 12,9.

Câu 24: Nước có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO42- và Cl- gọi là

A. Nước có tính cứng vĩnh cữu.       B. Nước có tính cứng toàn phần.

C. Nước có tính cứng tạm thời.       D. Nước mềm.

Câu 25: Cho m gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 25,92 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 21,6       B. 43,2       C. 10,8       D. 32,4

Câu 26: Amin nào sau đây là amin bậc 1?

A. CH3CH2-OH       B. NH2-CH2-COOH       C. CH3-NH-CH3       D. CH3CH2NH2

Câu 27: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):

A. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.       B. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.       D. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.

(Xem giải) Câu 28: Dung dịch A có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol HCO3-. Biểu thức nào biểu thị sự liên quan giữa a, b, c, d ?

A. a + 2b = c + 2d     B. 2a + b = 2c + d     C. 2a + 2b = 2c + 2d     D. a + 2b = 2c + d

(Xem giải) Câu 29: Thủy phân hoàn toàn 1 mol chất béo X thu được 1 mol natri stearat và 2 mol natri oleat. Công thức phân tử của X là:

A. C57H108O6       B. C57H106O6       C. C54H106O6       D. C54H108O6

Câu 30: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Glyxin, etylamin đều tác dụng với dung dịch HCl

B. Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính)

C. Gly-Ala-Val có 5 nguyên tử oxi trong phân tử

D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

(Xem giải) Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng (X, Y, Z đều là các chất hữu cơ):
X (C4H8O3) + NaOH → Y + Z
Y + 2CuO → T (tạp chức) + 2Cu + 2H2O
Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Đốt cháy hoàn toàn một 1 mol Z thu được 1 mol CO2

B. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường

C. T có 1 nhóm –CH3        D. X tác dụng với Na theo tỷ lệ mol 1 :1

(Xem giải) Câu 32: Cho các nhận định sau
(1) Cho natri aminoaxetat tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa 2 muối
(2) C6H14N2O3 là một đipeptit
(3) Tristearin, glyxin, phenol đều là chất rắn ở điều kiện thường
(4) CH3NH3Cl, NH2-CH2-COOCH3 đều có tính lưỡng tính
(5) Có thể phân biệt toluen, stiren, benzen bằng dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
(6) Cho dung dịch amoni fomat tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì dung dịch thu được chỉ gồm các chất vô cơ
(7) Tơ nitron, cao cao su buna đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Số nhận định đúng là:

A. 3       B. 5       C. 4       D. 6

(Xem giải) Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1). Đốt dây sắt dư trong khí clo.
(2). Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (không có oxi).
(3). Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng (dư).
(4). Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(5). Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
(6). Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm tạo ra muối Fe(III) là

A. 4.       B. 3.       C. 6.       D. 5.

Câu 34: Hiđrocacbon nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom

A. Etan       B. Etilen       C. Toluen       D. Benzen

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử THPT trường Đồng Đậu - Vĩnh Phúc (Lần 2)

(Xem giải) Câu 35: Cho hỗn hợp E gồm chất X (C7H17N3O7) và chất Y (C2H8N2O3) tác dụng vừa đủ 250 ml với dung dịch KOH 2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol đơn chức T; hai amin no, đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỷ khối so với H2 bằng 20,1667 và rắn Z gồm hai muối (trong đó có muối của aminoaxit). Biết rằng ancol T có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng giữa các chất vô cơ. Khối lượng muối aminoaxit trong rắn Z là

A. 22,3 gam       B. 18,5 gam       C. 22,5 gam       D. 19,1 gam

(Xem giải) Câu 36: Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N5+ đều là NO. Giá trị của m là:

A. 15,68.       B. 30,72.       C. 9,92.       D. 32,96.

(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp E gồm 3 este (trong phân tử chỉ chứa chức este, tạo bởi các axit cacboxylic no, mạch hở không phân nhánh). Hóa hơi 6,81 gam E thì thể tích hơi chiếm 1008 ml (đktc). Mặt khác cho 6,81 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 8,56 gam hỗn hợp ba muối (trong đó có hai muối đơn chức) và hỗn hợp T gồm hai ancol no, mạch hở hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,89 gam nước. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn nhất trong hỗn hợp E gần nhất với?

A. 58%       B. 56%       C. 55%       D. 57%

(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp X gồm hexametylenđiamin, axit glutamic, Gly-Ala-Lys, etyl axetat, axit ađipic. Lấy 0,11 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,09 mol HCl hoặc dung dịch chứa 0,19 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol X thu được hỗn hợp gồm N2, a mol H2O và 0,64 mol CO2. Giá trị của a gần nhất với:

A. 0,6       B. 0,62       C. 0,64       D. 0,7

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở hơn kém nhau một liên kết peptit và một este mạch hở của α-aminoaxit. Đốt cháy hoàn toàn 41,49 gam X cần dùng 1,755 mol O2 thu được CO2, H2O và 0,255 mol N2. Mặt khác đun nóng 41,49 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được ancol no, đơn chức, mạch hở Y và 50,45 gam hỗn hợp Z gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Số đồng phân cấu tạo của peptit có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là:

A. 1       B. 2       C. 3       D. 4

(Xem giải) Câu 40: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 3) bằng dòng điện một chiều có I = 1,34A. Sau thời gian t giờ thu được dung Y chứa 2 chất tan và thấy khối lượng dung dịch Y giảm 2,075 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho bột Al dư vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân thoát hết ra khỏi dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây:

A. 1,2       B. 1,4       C. 2,1         D. 2.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!