[2020] Thi thử Tốt nghiệp sở GDĐT Phú Thọ (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1A | 2A | 3B | 4C | 5B | 6B | 7C | 8D | 9A | 10D |
11B | 12C | 13B | 14B | 15B | 16D | 17A | 18D | 19A | 20A |
21A | 22B | 23C | 24D | 25A | 26A | 27B | 28D | 29B | 30B |
31A | 32B | 33C | 34A | 35C | 36D | 37D | 38B | 39D | 40C |
Câu 1. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeSO4?
A. Cu. B. Mg. C. Zn. D. Al.
Câu 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns1. B. ns2. C. ns2 np1. D. (n-1)d1 ns2.
Câu 3. Cây xanh được ví như lá phổi của Trái Đất, giữ vai trò điều hòa khí hậu, làm sạch bầu khí quyển. Trong quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2, giải phóng khí O2, đồng thời tạo ra một loại hợp chất hữu cơ là
A. etse. B. cacbohiđrat. C. chất béo. D. amin.
Câu 4. Thủy phân este C6H5CH2COOCH2CH3, thu được ancol có công thức là
A. CH3C6H4OH. B. C3H7OH. C. C2H5OH. D. C6H5CH2OH.
Câu 5. Ở nhiệt độ thường, bột Fe tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. KOH. B. H2SO4 loãng. C. MgCl2. D. Fe(NO3)2.
Câu 6. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Đietylamin. B. Alanin. C. Axit oxalic. D. Axit axetic.
Câu 7. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl?
A. Ba(NO3)2. B. MgCl2. C. KHCO3. D. K2CO3.
Câu 8. Sắt không có số oxi hóa + 3 trong hợp chất nào sau đây?
A. Fe(OH)3. B. Fe(NO3)3. C. Fe2(SO4)3. D. FeO.
Câu 9. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế từ monome nào sau đây?
A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2=CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-Cl.
Câu 10. Sục khí CO2 vào dung dịch nào sau đây thu được kết tủa?
A. MgSO4. B. AlCl3. C. Na2SO4. D. NaAlO2.
Câu 11. Cacbohiđrat nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. Xenlulozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 12. Trong công nghiệp, Na được điều chế bằng cách nào sau đây?
A. Nhiệt phân NaHCO3. B. Cho kim loại K vào dung dịch NaCl.
C. Điện phân nóng chảy NaCl. D. Điện phân dung dịch NaNO3.
Câu 13. Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2 không thu được kết tủa?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu 14. Cho dung dịch KOH vào dung dịch muối sunfat X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ trong không khí. Công thức hóa học của X là
A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4. C. CuSO4. D. MgSO4.
Câu 15. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaH2PO4 và KOH. B. Cu(NO3)2 và HNO3.
C. Al(NO3)3 và NH3. D. Ba(OH)2 và H3PO4.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất béo và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
B. Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH, thu được natri oleat và glixerol.
C. Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái rắn, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
Câu 17. Canxi oxit còn gọi là
A. vôi sống. B. đá vôi. C. thạch cao. D. vôi tôi.
Câu 18. Số liên kết xich ma σ trong một phân tử propen là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 19. Công thức phân tử của triolein là
A. C57H104O6. B. C54H102O6. C. C57H110O6. D. C54H104O6.
Câu 20. Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3.
B. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.
C. Cho CaO vào nước.
D. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(Xem giải) Câu 21. Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3, thu được 0,1 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và còn 2,2 gam Fe không tan. Giá trị của m là
A. 5,0. B. 4,0. C. 2,8. D. 10,6.
(Xem giải) Câu 22. Cho 5,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Cu trong X là
A. 2,7 gam. B. 2,3 gam. C. 4,05 gam. D. 0,95 gam.
Câu 23. Cho mẩu canxi cacbua vào ống nghiệm, sau đó cho nước cất vào. Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là
A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. etan.
(Xem giải) Câu 24. Cho các phát biểu sau:
(a) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(b) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(c) Hợp chất H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
(d) Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.
(e) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
(g) Muối đinatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (mì chính).
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 25. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80%, thu được 150 ml ancol etylic 46° (khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,8 g/ml). Giá trị của m là
A. 135. B. 108. C. 235. D. 293.
(Xem giải) Câu 26. Cho 0,1 mol Ala-Glu tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH (dư, đun nóng), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 35,0. B. 12,7. C. 22,3. D. 33,6.
Câu 27. Cho sơ đồ: CO2 → X → C6H12O6 → Y (O2, xúc tác, t°). Chất X và Y lần lượt là:
A. tinh bột, sobitol. B. tinh bột, axit gluconic.
C. xenlulozơ, sobitol. D. xenlulozơ, axit gluconic.
Câu 28. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Liti là kim loại nhẹ nhất trong các kim loại.
B. NaHCO3 là chất lưỡng tính.
C. Nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4 có xảy ra ăn mòn điện hóa.
D. Trong tự nhiên các kim loại kiềm tồn tại ở dạng đơn chất.
(Xem giải) Câu 29. Hòa tan hoàn toàn một loại quặng sắt trong dung dịch HNO3 (đặc, dư, đun nóng), thu được NO2 (khí duy nhất thoát ra) và dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, không thấy có kết tủa. Quặng đã hòa tan là
A. pirit. B. manhetit. C. xiđerit. D. hematit.
Câu 30. Cho các tơ sau: nilon-6, olon, visco, capron, axetat. Số tơ poliamit là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 31. Nung 33,4 gam hỗn hợp Al, Fe và Cu trong không khí, thu được m gam hỗn hợp X chỉ chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn X cần vừa đủ 800 ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là
A. 46,2. B. 41,4. C. 39,8. D. 45,4.
(Xem giải) Câu 32. Este X có công thức phân tử C10H8O4. Biết 0,1 mol X phản ứng tối đa với 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch Y chứa hai muối có phân tử khối hơn kém nhau 114 đvC và một anđehit no, đơn chức, mạch hở. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 (đun nóng), thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 43,2. C. 27,0. D. 64,8.
(Xem giải) Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(a) Cho NaOH vào nước cứng tạm thời xuất hiện kết tủa.
(b) Ion Fe2+ có cấu hình electron [Ar]3d5.
(c) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(d) Dung dịch chứa hỗn hợp HCl và KNO3 phản ứng được với Cu.
(e) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt được hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 34. Cho khí CO qua m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 nung nóng, một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch Ba(OH)2 dư, đến phản ứng hoàn toàn, thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 1,008 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 18,0 gam muối. Giá trị của m là
A. 7,44. B. 7,12. C. 6,48. D. 13,84.
(Xem giải) Câu 35. Hỗn hợp E gồm triglixerit X, axit panmitic và axit stearic. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 0,78 mol CO2 và 0,76 mol H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,045 mol KOH, kết thúc phản ứng lấy dung dịch đem cô cạn, thu được hỗn hợp hai muối khan. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp là
A. 64,501%. B. 32,308%. C. 64,615%. D. 70,769%.
(Xem giải) Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(a) Etyl propionat có mùi thơm của dứa.
(b) Glucozơ là sản phẩm trung gian trong sản xuất ancol etylic từ tinh bột.
(c) Teflon, thủy tinh hữu cơ, poli propilen và tơ capron được điều chế từ phản ứng trùng hợp các monome tương ứng.
(d) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền cao hơn cao su thiên nhiên.
(e) Đốt cháy hoàn toàn một tripeptit mạch hở, luôn thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1: 1.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 37. Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của glucozơ theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1 ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2.
Bước 3: Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thu được dung dịch có màu xanh lam.
(b) Trong thí nghiệm trên glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic.
(c) Nếu thay dung dịch glucozơ bằng dung dịch saccarozơ thì sau bước 3, Cu(OH)2 không bị hòa tan.
(d) Mục đích của thí nghiệm trên để xác định một phân tử glucozơ có 5 nhóm –OH.
(e) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức đồng glucozơ (C6H12O6)2Cu.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 38. Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ số mol:
(1) C9H20N2O4 + 2NaOH → X1 + X2 + X3↑ + H2O
(2) X1 + 3HCl → X4 + 2NaCl
(3) X2 → C2H4 + H2O
(4) X2 + O2 → X5 + H2O
(5) X6 + CO → X5
Biết X3 có cùng số nguyên tử cacbon với X2. Cho các phát biểu sau:
(a) X6 có công thức phân tử CH4O.
(b) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X1 thu được 9 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2.
(c) Tổng số nguyên tử trong phân tử X4 là 19.
(d) X3 có hai công thức cấu tạo phù hợp.
(e) Đun X6 với H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
Số phát biểu sai là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm ba este đơn chức X, Y, Z (X và Y mạch hở, Z chứa vòng benzen) cần vừa đủ 2,22 mol O2, thu được 20,16 gam H2O. Mặt khác, m gam E tác dụng tối đa với 200 gam dung dịch NaOH 9,2%, thu được (m + 5,68) gam hỗn hợp Q gồm ba muối (trong đó có hai muối cùng số nguyên tử cacbon) và hỗn hợp T gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối hơi của T so với H2 bằng 18,8. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong Q có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 62%. B. 17%. C. 39%. D. 21%.
(Xem giải) Câu 40. Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức, chất Y (CmH2m-3O6N5) là pentapeptit được tạo bởi một amino axit. Cho 0,26 mol hỗn hợp Z gồm X và Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đun nóng, thu được etylamin và dung dịch chứa 65,7 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong Z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 36,56%. B. 34,98%. C. 65,01%. D. 63,42%.
chưa tải được anh ơi
Phải chờ ad cập nhật lời giải và đáp án đã, chờ thêm tiếng nữa mà tải.