[2021] Thi học kỳ 1 chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1D | 2D | 3A | 4B | 5D | 6C | 7D | 8A | 9A | 10D |
11D | 12D | 13C | 14B | 15D | 16B | 17B | 18A | 19B | 20B |
21C | 22B | 23C | 24A | 25A | 26A | 27D | 28B | 29B | 30A |
31A | 32B | 33D | 34C | 35C | 36C | 37A | 38D | 39B | 40D |
Câu 1. Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Từ trái sang phải tính oxi hóa tăng dần theo thứ tự Fe2+, Cu2+, Fe3+ và tính khử giảm dần theo thứ tự Fe, Cu, Fe2+. Điều khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Fe không phản ứng được với dung dịch CuCl2.
B. Cu phản ứng được với dung dịch CuCl2.
C. Cu phản ứng được với dung dịch FeCl2.
D. Fe phản ứng được với dung dịch FeCl3.
Câu 2. Nhóm nào sau đây là chức của amin?
A. -OH. B. -COOH. C. -CHO. D. -NH2.
Câu 3. Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là
A. CH2=CH2. B. CH3-NH2. C. CH3-CH3. D. CH3-COOH.
Câu 4. Trùng hợp vinyl clorua (CH2=CHCI) thì thu được polime có công thức là
A. (-CH2-CH2-)n. B. (-CH2-CHCI-)n. C. (-CHCI-CHCI-)n. D. (-CH=CHCI-)n.
Câu 5. Cách điều chế Cu từ dung dịch CuCl2 bằng phương pháp thủy luyện là
A. cho kim loại Na vào. B. điện phân nóng chảy CuCl2.
C. điện phân dung dịch CuCl2. D. nhúng thanh Fe vào.
Câu 6. Rượu vang được sản xuất bằng cách lên men quả nho chín, vì trong quả nho chín có chứa nhiều đường
A. saccarozơ. B. tinh bột. C. glucozơ. D. mạch nha.
Câu 7. Trường hợp nào sau đây là bảo vệ kim loại, chống ăn mòn bằng phương pháp điện hoá?
A. Phủ kín thiếc lên bề mặt thanh sắt để trong không khí.
B. Phủ kín một lớp dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại.
C. Phủ kín sơn epoxy lên các dây dẫn bằng đồng.
D. Gắn các thanh Zn lên chân cầu bằng thép ngâm dưới nước.
Câu 8. Hiện tượng kim loại bị ăn mòn trong trường hợp nào sau đây chủ yếu là ăn mòn điện hóa?
A. Để thanh thép ngoài trời mưa. B. Nhúng thanh đồng vào dung dịch HNO3 loãng.
C. Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl. D. Nung thanh thép trong lò rèn.
Câu 9. Nhúng 1 thanh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi kết thúc các phản ứng, khố lượng thanh sắt tăng lên là (coi toàn bộ kim loại tạo ra bám hết vào thanh sắt).
A. 1,6 gam. B. 16 gam. C. 0,8 gam. D. 8 gam.
Câu 10. Vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn vì là kim loại có
A. có độ cứng cao nhất. B. có tính dẻo nhất.
C. khối lượng riêng lớn nhất. D. nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
Câu 11. Để phản ứng hết với dung dịch chứa 0,1 mol etylamin thì cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M?
A. 50 ml. B. 150 ml. C. 200 ml. D. 100 ml.
Câu 12. Chất nào sau đây là polime?
A. Etyl axetat. B. Etilen. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 13. Tính chất hóa học đặc trưng của nhóm chức este (-COO-) là
A. phản ứng trùng hợp. B. phản ứng cộng hợp.
C. phản ứng thủy phân. D. phản ứng oxi hóa.
Câu 14. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính khử. C. tính oxi hóa. D. tính axit.
Câu 15. Polime được dùng làm cao su là
A. polietilen. B. poli(metyl metacrylat). C. poli(vinyl clorua). D. polibutadien.
Câu 16. Chất nào sau đây không phải của cacbohyđrat?
A. Tinh bột. B. Polietilen. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 17. Kim loại không bị hòa tan trong dung dịch axit HCl là
A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Zn.
Câu 18. Thủy phân hoàn toàn chất béo tristearin trong dung dịch NaOH dư, muối thu được là
A. C17H35COONa. B. C17H33COONa. C. C3H5COONa. D. CH3COONa.
Câu 19. Chất nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Nilon-6. B. Sợi bông. C. Tơ nitron. D. Nilon -6,6.
Câu 20. Kim loại dẫn điện tốt nhất là?
A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu.
Câu 21. Công thức phân tử của tinh bột là
A. C6H5NH2. B. C6H6. C. (C6H10O5)n. D. C2H4O2.
Câu 22. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm A nào sau đây chủ yếu là kim loại
A. VIIA. B. IA. C. VIA. D. VA.
(Xem giải) Câu 23. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
A. 3,67 tấn. B. 2,97 tấn. C. 2,20 tấn. D. 1,10 tấn
Câu 24. Tơ nilon – 6,6 kém bền trong môi trường axit, kiềm vì trong cấu tạo có nhóm
A. -CO-NH-. B. -COOH. C. – NH2. D. -COO -.
Câu 25. Kim loại nào sau đây tan trong nước ở nhiệt độ thường?
A. Na. B. Zn. C. AI. D. Mg.
Câu 26. Loại polime nào sau đây có chứa liên kết peptit?
A. Tơ tằm. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Tơ nilon-6.
Câu 27. Công thức của poliisopren là
A. (-CH2-CH(CH3)-)n. B. (-CH2-CH2-)n.
C. (-CH2-CH=CH-CH2-). D. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n.
Câu 28. Khi thực hiện phản ứng màu biure bằng cách nhỏ dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong môi trường kiềm thì dung dịch sẽ chuyển sang màu
A. xanh. B. tím. C. vàng. D. đen.
Câu 29. Chất nào sau đây là este?
A. CH3COOH. B. CH3COOC2H5. C. C6H12O6. D. CH3NH2.
Câu 30. Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
A. 2Na + H2O → Na2O + H2. B. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2.
C. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. C. 2Mg + O2 (t°) → 2MgO.
Câu 31. Chất có thể trùng hợp tạo ra polime là?
A. CH3-CH=CH2. B. NH2-(CH2)5-COOH. C. C6H5NH2. D. C2H5COOH.
Câu 32. Chất nào sau đây là amino axit?
A. C2H5NH2. B. NH2-CH2-COOH. C. C2H5COOH. D. C2H5OH.
Câu 33. Liên kết kim loại là
A. liên kết giữa ion dương và ion âm bằng lực hút tính điện.
B. liên kết giữa các nguyên tử kim loại bằng sự dùng chung các cặp electron.
C. lực tương tác hút lẫn nhau giữa các nguyên tử kim loại.
D. liên kết giữa các nguyên tử và ion dương kim loại trong mang tinh thề do sự tham gia của các electron tự do.
Câu 34. Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tất cả các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn đều là kim loại.
(2) Các nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
(3) Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 dư, thu được chất không tan là Cu.
(4) Khi cho dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2, thu được kết tủa chỉ có AgCI.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 35. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
A. 44,8. B. 40,5. C. 50,4. D. 33,6.
(Xem giải) Câu 36. Cho hỗn hợp E gồm ba chất X, Y và ancol propylic. X, Y là hai amin no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp trong cùng dãy đồng đẳng; MX < MY. Khi đốt cháy hết 0,3 mol E cần vừa đủ 1,65 mol O2, thu được H2O, N2 và 1,0 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 33,89%. B. 30,73%. C. 38,02%. D. 39,81%.
(Xem giải) Câu 37. Hòa tan m gam hỗn hợp rắn gồm Zn, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,648 mol HCl thu được dung dịch X chỉ chứa muối clorua và 1,1648 lít khí NO ở đktc. Dung dịch X hòa tan tối đa 1,92 gam Cu. Mặt khác, cho KOH dư vào X (đun nóng nhẹ) thì thấy có 0,6272 lít khí mùi khai (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp rắn ban đầu gần nhất với:
A. 49,7%. B. 52,8%. C. 29,3%. D. 19,0%.
(Xem giải) Câu 38. Cho a mol bột sắt vào dung dịch chứa 2,5a mol AgNO3. Sau khi các phản ứng kết thúc dung dịch thu được chứa chất tan là
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
(Xem giải) Câu 39. Cho m gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M, sau một thời gian thì lọc được 10,08 gam hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch Y. Cho 11,2 gam Fe vào Y, khi các phản ứng kết thúc thì lọc được 15,12 gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là
A. 7,2. B. 6,0. C. 4,0. D. 4,8.
(Xem giải) Câu 40. Thủy phân hết m gam hỗn hợp X gồm hai este được tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được 38,2 gam hai muối của hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp và 23 gam ancol etylic. Phần trăm về khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ hơn là
A. 56,72%. B. 64,08%. C. 36,68%. D. 35,92%.
Thầy giúp em với ạ. Sao câu 26 lại chọn A vậy a sao không phải là nilon 6 ạ
Có 2 loại CONH, loại -CONH- tạo bởi các alpha-amino axit mới gọi là liên kết peptit. Còn -CONH- của những loại khác thì gọi là nhóm amit.