[2021] Thi thử TN trường Lý Thái Tổ – Bắc Ninh
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1D | 2C | 3D | 4C | 5A | 6B | 7D | 8D | 9D | 10C |
11C | 12C | 13A | 14A | 15D | 16D | 17D | 18D | 19B | 20C |
21A | 22A | 23A | 24A | 25D | 26C | 27C | 28A | 29A | 30A |
31C | 32C | 33D | 34B | 35D | 36B | 37D | 38B | 39B | 40D |
Câu 1: Phương pháp chung để điều chế Na, Ca, Al trong công nghiệp là
A. Thủy luyện B. Nhiệt luyện C. Điện phân dung dịch D. Điện phân nóng chảy
Câu 2: Cho các dãy kim loại: Al, Mg, Fe và Cu. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là
A. Fe B. Al C. Mg D. Cu
Câu 3: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất ?
A. Pb B. W C. Au D. Hg
Câu 4: Để bảo vệ chân cầu bằng sắt ngâm trong nước sông, người ta gắn vào chân cầu (phần ngập trong nước) những thanh kim loại nào sau đây ?
A. Pb B. Cu C. Zn D. Sn
Câu 5: Muốn bảo quản kim loại kiềm người ta ngâm chúng trong
A. Dầu hỏa B. Xút C. Ancol D. Nước cất
Câu 6: Thành phần chính của đá vôi là
A. CaSO4 B. CaCO3 C. CaO D. Ca(OH)2
Câu 7: Quặng boxit dùng để sản xuất kim loại
A. Mg B. Cu C. Na D. Al
Câu 8: Chất nào sau đây được gọi là phèn chua, dùng để làm trong nước ?
A. Li2SO4.A2(SO4)3.24H2O B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
Câu 9: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất của sắt kim loại ?
A. Có tính nhiễm từ B. Dẫn điện và nhiệt tốt
C. Kim loại nặng, nhiệt độ nóng chảy khá cao D. Màu vàng nâu, cứng và giòn
Câu 10: Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng với kim loại sắt tạo thành muối sắt (III) ?
A. HCl B. FeCl3 C. HNO3 D. H2SO4
Câu 11: Chất béo ở động vật (mỡ động vật) hầu hết ở thể rắn do chứa
A. Chủ yếu gốc axit béo không no B. Phân tử khối lớn
C. Chủ yếu gốc axit béo no D. Glixerol trong phân tử
Câu 12: Thủy phân este CH3COOC2H5 thu được axit hữu cơ có công thức là
A. HCOOH B. C2H5COOH C. CH3COOH D. C3H5COOH
Câu 13: Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua… rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử fructozơ là
A. C6H12O6 B. C6H10O5 C. CH3COOH D. C12H22O11
Câu 14: Thủy tinh hữu cơ Plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là:
A. Poli (metyl metacrylat) B. Poli acrilonitrin
C. Poli (etylen terephtalat) D. Poli (hexametylen adipamit)
Câu 15: Để xử lý chất thải có tính axit, người ta thường dùng
A. Giấm ăn B. Muối ăn C. Phèn chua D. Nước vôi trong
(Xem giải) Câu 16: Có bao nhiêu công thức cấu tạo ứng với công thức C5H8 phản ứng với AgNO3/NH3 cho kết tủa
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 17: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
A. NH4Cl → NH3 + HCl B. NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O
C. 2AgNO3 → Ag + 2NO2 + O2 D. NH4NO3 → NH3 + HNO3
Câu 18: Một vật làm bằng hợp kim Zn – Fe đặt trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hóa. Các quá trình xảy ra tại các điện cực là
A. Anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
B. Anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot: Fe2+ + 2e → Fe
C. Anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: 2H+ + 2e → H2
D. Anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot: O2 + H2O + 4e → 4OH-
(Xem giải) Câu 19: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan
A. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 B. Fe(NO3)3, AgNO3
C. Fe(NO3)2, AgNO3 D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3
(Xem giải) Câu 20: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
(Xem giải) Câu 21: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 22: Este X có CTPT C3H4O2 khi tác dụng với NaOH tạo 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 23: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 24: Có các chất sau: 1. Tinh bột, 2. Xenlulozơ, 3. Saccarozơ, 4. Fructozơ. Khi thủy phân các chất trên thì những chất nào chỉ tạo thành glucozơ
A. 1,2 B. 2,3 C. 1,4 D. 3,4
Câu 25: Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Tơ tằm B. Tơ nilon – 6,6 C. Tơ nitron D. Tơ visco
(Xem giải) Câu 26: Cho các nhận định sau:
(1) Ở nhiệt độ thường Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol
(2) Đốt cháy hoàn toàn axit oxalic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
(3) Ở điều kiện thường glyxylglyxin hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu tím
(4) Các α – amino axit đều có tính lưỡng tính
Số nhận định đúng là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
(Xem giải) Câu 27: Thổi khí CO dư đi qua ống thủy tinh đựng 16,0 gam bột CuO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít CO2. Giá trị của V là
A. 2,24 lít B. 11,2 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít
(Xem giải) Câu 28: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na và Al bằng nước dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa một chất tan duy nhất và 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 12,5 B. 5 C. 6,5 D. 10,7
(Xem giải) Câu 29: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,28. B. 0,82. C. 2,46. D. 1,64.
(Xem giải) Câu 30: Cho hỗn hợp 2 amino axit no chứa một chức –COOH và một chức –NH2 tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol hai amino axit là
A. 0,2 B. 0,4 C. 0,1 D. 0,3
(Xem giải) Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ cần dùng vừa đủ 37,632 lít khí CO2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là:
A. 260,04 B. 287,62 C. 330,96 D. 220,64
(Xem giải) Câu 32: Cho m gam hỗn hợp gồm BaO và Ba vào bình đựng 150 gam dung dịch H2SO4 x% (dùng dư 20% so với dung dịch lượng phản ứng). Kết thúc phản ứng, thu được 2,24 lít H2 (đktc) đồng thời khối lượng dung dịch giảm 16,2 gam. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,5 B. 5 C. 14 D. 13
(Xem giải) Câu 33: Cho khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa MgO, CuO, Fe3O4. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được rắn X và hỗn hợp khí Y. Cho X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thoát ra 5,376 lít khí (đktc). Dẫn toàn bộ Y vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 86,68 gam kết tủa. Số mol của CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,36 mol B. 0,2 mol C. 0,1 mol D. 0,12 mol
(Xem giải) Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
(b) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 4a mol H2SO4.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 (phản ứng thu được sản phẩm khử duy nhất là NO).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là:
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 35: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Zn và ZnO với tỉ lệ tương ứng 4 : 3 vào dung dịch chứa 1,62 mol HCl và 0,19 mol NaNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu được trong không khí, tỉ khối của Z đối với He bằng 6,1. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 103,01 B. 99,70 C. 103,55 D. 107,92
(Xem giải) Câu 36: Cho các phương trình hóa học sau:
X (C4H6O4) + 2NaOH → Y + Z + T + H2O
T + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3
Z + HCl → CH2O2 + NaCl
Phát biểu nào sau đây đúng:
A. X là hợp chất tạp chức, có 1 chức axit và 1 chức este trong phân tử
B. X có phản ứng tráng gương và làm mất màu brom
C. Y có phân tử khối là 68
D. T là axit fomic
(Xem giải) Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp P gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa chức este, Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong P) thu được lượng CO2 lớn hơn H2O là 0,25 mol. Mặt khác m gam P phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam 2 ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275 mol O2 thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong P là
A. 45,20% B. 50,40% C. 62,10% D. 42,65%
(Xem giải) Câu 38: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc (10M) vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.
Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau cả ba bước, dung dịch trong ống nghiệm đều tách thành hai lớp.
B. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất, trong suốt.
C. Sau bước 3, có kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.
D. Thay NaOH bằng sục khí CO2, sau bước 3, thu được dung dịch ở dạng nhũ tương.
(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxylic Z và este T (Z và T là đồng phân). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol O2, thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol nước. Cho một lượng Y bằng lượng Y có trong 0,2 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau phản ứng được m gam Ag (hiệu suất phản ứng 100%). Giá trị lớn nhất của của m là
A. 32,4 B. 16,2 C. 64,8 D. 21,6
(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm ba chất béo. Đốt cháy hoàn toàn 0,28 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (biết axit glutamic chiếm 15,957% về khối lượng) cần dùng 7,11 mol O2, sản phẩm cháy gồm N2, CO2 và 88,92 gam H2O. Mặt khác, cho toàn bộ Z trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,08 mol Br2 tham gia phản ứng. Khối lượng ứng với 0,14 mol Z là
A. 47,32 B. 47,23 C. 46,55 D. 46,06
Bình luận