[Group BeeClass] Thi thử lần 5 – 2019

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1D 2B 3A 4C 5C 6D 7B 8A 9D 10C
11C 12B 13D 14A 15A 16D 17C 18C 19D 20C
21A 22B 23C 24C 25B 26B 27C 28A 29B 30C
31C 32A 33C 34B 35D 36B 37D 38A 39C 40C

Câu 1: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2.          B. HClO3.          C. Ba(OH)2.          D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 2: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

A. H+, NO3–.          B. H+, NO3–, H2O.         C. H+, NO3–, HNO3.          D. H+, NO3–, HNO3, H2O.

(Xem giải) Câu 3: Cho các chất: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là

A. 5.          B. 6.          C. 7.          D. 4.

Câu 4: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là:

A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.          B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.

C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.          D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.

Câu 5: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

A. những ion nào tồn tại trong dung dịch.

B. nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.

C. bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

D. không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li

Câu 6: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta có thể dùng dung dịch

A. HCl.          B. H2SO4.          C. NaNO3.          D. NaOH.

(Xem giải) Câu 7: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl loãng là:

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.          B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

C. FeS, BaSO4, KOH.          D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.

(Xem giải) Câu 8: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng

A. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.

B. xuất hiện kết tủa màu xanh.

C. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.

D. xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó tan dần.

(Xem giải) Câu 9: Cho dãy các chất sau: SO2, H2SO4, KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là

A. 4.          B. 6.          C. 3.          D. 5.

(Xem giải) Câu 10: Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau: (1) NaHSO4 + NaHSO3; (2) Na3PO4 + K2SO4; (3) AgNO3 + FeCl3; (4) Ca(HCO3)2 + HCl; (5) BaHPO4 + H3PO4; (6) NH4Cl + NaOH (đun nóng); (7) Ca(HCO3)2 + NaOH; (8) NaOH + Al(OH)3; (9) KOH + NaCl. Số phản ứng xảy ra là

A. 8.          B. 5.          C. 7.          D. 6.

(Xem giải) Câu 11: Cho các cặp ion sau trong dung dịch: (1) H+ và HCO3–, (2) AlO2– và OH–, (3) Mg2+ và OH–, (4) Ca2+ và HCO3–, (5) OH– và Zn2+, (6) K+ và NO3–, (7) Na+ và HS–, (8) H+ + AlO2–. Những cặp ion nào phản ứng được với nhau?

A. (1), (2), (4), (7).          B. (1), (2), (3), (8).          C. (1), (3), (5), (8).          D. (2), (3), (6),(7).

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN cụm Đông Anh - Hà Nội (Lần 2)

(Xem giải) Câu 12: Cho 10,6 gam Na2CO3 vào 12 gam dung dịch H2SO4 98%, thu được m1 gam dung dịch, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m1 và m2 là

A. 18,20 gam và 14,20 gam.          B. 18,20 gam và 16,16 gam.

C. 22,60 gam và 16,16 gam.          D. 7,10 gam và 9,10 gam.

Câu 13: Trong dung dịch Al2(SO4)3 loãng có chứa 0,6 mol SO42–, thì trong dung dịch đó có chứa

A. 0,2 mol Al2(SO4)3.          B. 0,6 mol Al3+.          C. 1,8 mol Al2(SO4)3.          D. 0,4 mol Al3+.

(Xem giải) Câu 14: Có 10 ml dung dịch axit HCl có pH = 3. Cần thêm bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch axit có pH = 4?

A. 90 ml.          B. 100 ml.          C. 10 ml.          D. 40 ml.

(Xem giải) Câu 15: Trộn 20 ml dung dịch HCl 0,05M với 20 ml dung dịch H2SO4 0,075M. Nếu coi thể tích sau khi pha trộn bằng tổng thể tích của hai dung dịch đầu thì pH của dung dịch thu được là

A. 1,0.          B. 2,0.          C. 3,0.          D. 1,5.

(Xem giải) Câu 16: Cho các mệnh đề sau:
(1) Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
(2) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm tăng nồng độ ion của chúng.
(3) Nước là dung môi không phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.
(4) Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
Số mệnh đề đúng là

A. 4.          B. 3.          C. 2.          D. 1.

(Xem giải) Câu 17: Dung dịch A chứa các ion: CO32–, SO32–, SO42–, 0,1 mol HCO3– và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là

A. 0,15.          B. 0,25.          C. 0,20.          D. 0,30.

(Xem giải) Câu 18: Cho 200 ml gồm MgCl2 0,30M; AlCl3 0,45M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V (lít) dung dịch gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Tính giá trị của V ứng với lượng kết tủa thu được lớn nhất là

A. 1,250 lít.    B. 14,750 lít.    C. 12,500 lít.    D. 12,500 lít.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dung dịch xút đặc làm phenolphtalein có màu hồng.

B. Tất cả các muối đều là chất điện ly mạnh.

C. Muối K2HPO3 là một muối acid.

D. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Câu 20: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch đường.          B. Dung dịch rượu.

C. Dung dịch muối ăn.          D. Dung dịch benzen trong ancol.

Câu 21: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. HCl trong C6H6 (benzen).          B. Ca(OH)2 trong nước.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Yên Bái (Đề 3)

C. CH3COONa trong nước.          D. NaHSO4 trong nước.

Câu 22: Phương trình điện li viết đúng là

A. NaCl → Na2+ + Cl2–.          B. Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH–.

C. C2H5OH → C2H5+ + OH–.          D. CH3COOH → CH3COO– + H+.

Câu 23: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.

B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

C. Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch.

D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa – khử.

Câu 24: Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:

A. H2O, CH3COOH, CuSO4.          B. CH3COOH, CuSO4.

C. H2O, CH3COOH.          D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.

Câu 25: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?

A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3.         B. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3.

C. H2SO4, NaOH, NaCl, HF.         D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl.

(Xem giải) Câu 26: Cho kim loại Na dư vào dung dịch ZnCl2. Hiện tượng xảy ra là

A. có khí bay lên.

B. có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.

C. có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.

D. có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện.

Câu 27: Cho dung dịch HCl vừa đủ, khí CO2, dung dịch AlCl3 lần lượt vào 3 cốc đựng dung dịch NaAlO2 đều thấy

A. dung dịch trong suốt.          B. có khí thoát ra.         C. có kết tủa trắng.          D. có kết tủa sau đó tan dần.

(Xem giải) Câu 28: Cho a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl, để sau phản ứng thu được kết tủa thì

A. b < 4a.          B. b = 4a.          C. b > 4a.          D. b ≤ 4a.

Câu 29: Cho phản ứng sau: X + Y → CaCO3 + BaCO3 + 2H2O. Vậy X, Y lần lượt là:

A. Ba(HCO3)2 và Ca(HCO3)2.          B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2.         C. Ba(OH)2 và CaCO3.          D. BaCO3 và Ca(HCO3)2.

Câu 30: Phương trình 2H+ + S2– → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng

A. FeS + HCl → FeCl2 + H2S.          B. H2SO4 đặc + Mg → MgSO4 + H2S + H2O.

C. K2S + HCl → H2S + KCl.          D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.

(Xem giải) Câu 31: Trộn hai dung dịch: Ba(HCO3)2 và NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỉ lệ thể tích 1 : 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước. Các ion có mặt trong dung dịch Y là

A. Na+ và SO42–.          B. Ba2+, HCO3– và Na+.         C. Na+ và HCO3–.          D. Na+, HCO3– và SO42–.

(Xem giải) Câu 32: Cho các chất Al, AlCl3, Zn(OH)2, NH4HCO3, KHSO4, NaHS, Fe(NO3)2. Số chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là

A. 5.          B. 4.          C. 3.          D. 6.

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT Quốc gia 2018 của trường chuyên Sơn La (Lần 1)

(Xem giải) Câu 33: Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn:
– X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện;
– Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện;
– X tác dụng với Z thì có khí thoát ra.
X, Y, Z lần lượt là

A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.          B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.

C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.          D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.

Câu 34: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

A. NaOH.          B. Ba(OH)2.          C. NH3.          D. NaCl.

(Xem giải) Câu 35: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa

A. NaCl, NaOH, BaCl2.          B. NaCl, NaOH.         C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.          D. NaCl.

Câu 36: Cho các hiđroxit: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là

A. 2.          B. 3.          C. 4.          D. 5.

Câu 37: Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết các chất sau: Ba(OH)2, NH4HSO4, BaCl2, HCl, NaCl, H2SO4 đựng trong 6 lọ bị mất nhãn là

A. dung dịch H2SO4.          B. dung dịch AgNO3.         C. dung dịch NaOH.          D. quỳ tím.

(Xem giải) Câu 38: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol là 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2,0M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là

A. 1.          B. 3.          C. 2.          D. 4.

(Xem giải) Câu 39: Có 500 ml dung dịch X chứa các ion: K+, HCO3–, Cl– và Ba2+. Lấy 100 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, kết thúc các phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa. Cho 200 ml dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3; kết thúc phản ứng thu được 28,7 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn 50 ml dung dịch X thì khối lượng chất rắn khan thu được là m gam. Giá trị của m gần nhất với

A. 23,8.          B. 14,2.          C. 11,9.          D. 10,1.

(Xem giải) Câu 40: Có 2 dung dịch A, B, mỗi dung dịch chỉ chứa 2 cation và 2 anion (không trùng lặp giữa các loại ion) trong số các ion sau: K+ (0,15 mol), H+ (0,2 mol), Mg2+ (0,1 mol), NH4+ (0,25 mol), Cl– (0,1 mol), SO42– (0,075 mol), NO3– (0,25 mol), CO32– (0,15 mol). Làm bay hơi (không xảy ra phản ứng hóa học) của 2 dung dịch A, B thì thu được chất rắn khan lần lượt là

A. 22,9 gam và 25,3 gam.          B. 25,4 gam và 25,3 gam.

C. 22,9 gam và 12,7 gam.          D. 25,4 gam và 12,7 gam.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!