[2022] Thi thử TN của sở GDĐT Hải Phòng (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 141
41B | 42A | 43B | 44B | 45C | 46B | 47A | 48C | 49D | 50B |
51D | 52C | 53D | 54D | 55C | 56B | 57D | 58C | 59A | 60B |
61B | 62C | 63A | 64D | 65D | 66A | 67A | 68A | 69D | 70C |
71A | 72B | 73D | 74A | 75C | 76A | 77A | 78C | 79D | 80D |
Câu 41. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không tác dụng với nước?
A. Ca. B. Be. C. K. D. Na.
Câu 42. Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nhóm cacboxyl (-COOH)?
A. Axit amino axetic. B. Metylamin. C. Phenylamin. D. Etylamin.
Câu 43. X là kim loại dẻo cao, có thể dát thành lá mỏng đến mức ánh sáng có thể xuyên qua. X là
A. Cu. B. Au. C. Fe. D. Cs.
Câu 44. Số oxi hóa của sắt trong hợp chất Fe(NO3)3 là
A. +6. B. +3. C. +1. D. +2.
Câu 45. Để hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 trong quá trình sản xuất nhôm người ta đã sử dụng chất X nóng chảy. Công thức của X là
A. K2O.Al2O3.6SiO2. B. Al2O3.2SiO2.2H2O. C. 3NaF.AlF3. D. Al2O3.2H2O.
Câu 46. Hiđro hóa anđehit X thu được ancol etylic. Công thức cấu tạo của X là
A. HCHO. B. CH3CHO. C. C2H5CHO. D. CH2=CHCHO.
Câu 47. Phương trình hóa học nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng tạo thạch nhũ trong các hang đá vôi, cặn trong ấm nước,…?
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. B. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
C. CaO + CO2 → CaCO3. D. Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaNO3.
Câu 48. Kim loại nào sau đây có trong hỗn hợp tecmit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray?
A. Fe. B. Na. C. Al. D. Cu.
Câu 49. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua?
A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Mg.
Câu 50. Ở điều kiện thích hợp, sắt (III) clorua được tạo thành khi cho kim loại sắt tác dụng với lượng dư chất nào sau đây?
A. HNO3. B. Cl2. C. HCl. D. AgNO3.
Câu 51. Kim loại kiềm được dùng làm tế bào quang điện là
A. Kali. B. Liti. C. Natri. D. Xesi.
Câu 52. Xenlulozơ (C6H10O5)n là thành phần chính để tạo nên lớp màng tế bào thực vật, bộ khung của cây cối. Mỗi gốc C6H10O5 trong phân tử xenlulozơ có bao nhiêu nhóm -OH?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 53. Chất nào sau đây không là chất điện li?
A. FeCl3. B. NaOH. C. H2SO4. D. C12H22O11 (saccarozơ).
Câu 54. Một đoạn mạch của polime Y có cấu tạo như sau: …-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-… Tên của polime Y là
A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(metyl metacrylat). D. Polietilen.
Câu 55. Axit oleic là axit béo có nhiều trong dầu ô liu, dầu macca. Công thức của axit oleic là
A. C3H5(OH)3. B. CH3COOH. C. C17H33COOH. D. C15H31COOH.
Câu 56. Trong dung dịch, ion nào sau đây oxi hóa được kim loại Fe?
A. Na+. B. Cu2+. C. Al3+. D. Ca2+.
Câu 57. Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Gly-Gly. B. Ala-Gly. C. Ala-Gly-Ala-Gly. D. Ala-Ala-Gly.
Câu 58. Kim loại Ba tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư tạo ra H2 và chất nào sau đây?
A. SO2. B. Ba(HCO3)2. C. BaSO4. D. Ba(OH)2.
Câu 59. Khí CO kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vẫn chuyển O2 của máu gây ra tử vong ở người, động vật trong các vụ cháy. Tên gọi của CO là
A. Cacbon monooxit. B. Cacbon đioxit. C. Anion cacbonat. D. Cacbonic.
Câu 60. Số nguyên tử cacbon trong phân tử etyl fomat là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 61. Đốt cháy hoàn toắn m gam etylamin cần 12,6 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của m là
A. 45,0. B. 6,75. C. 13,5. D. 13,75.
(Xem giải) Câu 62. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Saccarozơ thủy phân trong môi trường kiềm tạo glucozơ.
B. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào xenlulozơ sẽ hóa đen.
D. Glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo amoni gluconat.
(Xem giải) Câu 63. Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu. Biết hiệu suất của quá trình phản ứng đạt 80%.
A. 295,3 kg. B. 290 kg. C. 300 kg. D. 350 kg.
(Xem giải) Câu 64. Cho 30,0 gam KHCO3 tác dụng vừa đủ với Vml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A. 200. B. 400. C. 150. D. 300.
(Xem giải) Câu 65. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra muối FeCl3?
A. FeCO3. B. FeCl2. C. FeO. D. Fe2O3.
(Xem giải) Câu 66. Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm natri fomat và ancol Y. Công thức của Y là
A. C3H7OH. B. CH3OH. C. C3H5(OH)3. D. C2H5OH.
(Xem giải) Câu 67. Cho các polime sau: polietilen, tinh bột, tơ tằm, xenlulozơ triaxetat, polibutađien. Số polime thiên nhiên là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
(Xem giải) Câu 68. Dùng khí CO khử hoàn toàn FeO ở nhiệt độ cao tạo ra 5,6 gam kim loại Fe. Khối lượng của FeO đã tham gia phản ứng là
A. 7,2 gam. B. 5,0 gam. C. 4,5 gam. D. 5,5 gam.
(Xem giải) Câu 69. Cho các phát biểu sau:
(a) Tro thực vật cũng là một loại phân bón kali.
(b) Đun nóng nước cứng toàn phần, thu được nước cứng vĩnh cửu.
(c) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư, xuất hiện kết tủa và khí.
(d) Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại, giúp kim loại hạn chế bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 70. Hỗn hợp X gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe cho vào 500 ml dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20 gam chất rắn Z và dung dịch E. Cho dung dịch NaOH dư vào E, lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là
A. 0,24M và 0,60M. B. 0,24M và 0,50M. C. 0,12M và 0,30M. D. 0,12M và 0,36M.
(Xem giải) Câu 71. Thực hiện các phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + Y → X1 + Y1 + H2O
(2) Z + Y1 → X1 + Y + H2O
(3) X1 + H2SO4 (loãng, dư) → BaSO4 + CO2 + H2O
(4) Y + HCl (loãng, dư) → KCl + CO2 + H2O
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Ba(OH)2, KHCO3, Ba(HCO3)2. B. KHCO3, Ba(OH)2, KOH.
C. K2CO3, Ba(OH)2, Ba(HCO3)2. D. Ba(HCO3)2, KOH, Ba(OH)2.
(Xem giải) Câu 72. Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ xenlulozơ axetat được sản xuất từ xenlulozơ.
(b) Dầu dừa chửa chủ yếu trieste của glixerol với axit béo không no.
(c) Alanin dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
(d) Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng.
(e) Dung dịch I2 làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 73. Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là
A. 0,50 mol. B. 0,35 mol. C. 0,55 mol. D. 0,65 mol.
(Xem giải) Câu 74. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp Al, CuO, Fe3O4, Fe2O3 (biết Al chiếm 27,495% về khối lượng) trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 3,36 lít khí H2. Sục từ từ V lít khí CO2 vào Y đến khi lượng kết tủa cực đại có khối lượng là 137,5 gam. Hoà tan hết Z trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng dư) thu được dung dịch T chứa 86 gam muối sunfat trung hòa và 14 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 22,4. B. 11,2. C. 5,6. D. 4,48.
(Xem giải) Câu 75. Hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm hữu cơ gồm một muối và 1,84 gam glixerol. Nếu đốt cháy hết m gam X thì cần vừa đủ 2,57 mol O2, thu được 1,86 mol CO2 và 1,62 mol H2O. Khối lượng của Z trong m gam X là
A. 5,60 gam. B. 5,64 gam. C. 11,20 gam. D. 11,28 gam.
(Xem giải) Câu 76. Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS, FeCO3, Fe2O3, MgO và Fe(NO3)2 (trong X nguyên tố oxi chiếm 29,5057% về khối lượng). Cho m gam X vào bình kín chứa 10,08 lít O2 (dư) sau đó nung nóng bình đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình tăng 25% so với áp suất ban đầu. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được (2m – 5,7) gam hỗn hợp muối (chứa các ion Fe3+, Mg2+, SO42-, NO3-) và 1,1 mol hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO2 và SO2 (có tỉ lệ mol tương ứng x : 3x : y). Biết Y tác dụng dụng tối đa với dung dịch có chứa 2,05 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của MgO trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 77. Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của glucozơ theo các bước sau đây
Bước 1: Cho vào ống nghiệm lần lượt vài giọt dung dịch CuSO4 0,5%, 1ml dung dịch NaOH 10%.
Bước 2: Gạn bỏ phần dung dịch dư, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Cho thêm vào đó 2ml dung dịch glucozơ 1%.
Bước 3: Lắc nhẹ ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau
(a) Ống nghiệm chuyển sang màu xanh lam khi nhỏ dung dịch glucozơ vào.
(b) Trong thí nghiệm trên glucozơ bị khử.
(c) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4.
(d) ống nghiệm chuyển sang màu đỏ gạch khi nhỏ dung dịch glucozơ vào.
(e) Sau bước 3, trong ống nghiệm có chứa phức đồng glucozơ Cu(C6H11O6)2.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 78. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) | t | t + 3378 | 2t |
Tổng số mol khí ở 2 điện cực | a | a + 0,035 | 2,0625a |
Số mol Cu ở catot | b | b + 0,025 | b + 0,025 |
Giả sử hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với:
A. 17,0. B. 14,7. C. 18,6. D. 16,0.
(Xem giải) Câu 79. X, Y, Z lần lượt là các este đơn chức, hai chức, ba chức, đều mạch hở (có tỉ lệ mol 7 : 3 : 2). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z trong O2 thu được H2O và 5,2 mol CO2. Thủy phân hoàn toàn m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 1,4 mol ancol F và 143,8 gam hỗn hợp rắn T gồm ba chất. Đốt cháy hoàn toàn 143,8 gam T cần dùng 1,35 mol O2 thu được 0,95 mol Na2CO3; 2,7 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng este Z trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 30. B. 33. C. 32. D. 31.
(Xem giải) Câu 80. Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F lần lượt có công thức phân tử là CnHn+2On và CmH2m-2Om. Các chất E, F, X, Y, Z, T tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + 2NaOH → X + Y + Z
(2) F + 2NaOH → X + Y + T
(3) X + HCl → Q + NaCl
(4) Y + HCl → R + NaCl
Biết: X, Y, Z, T, Q, R là các chất hữu cơ và MX < MY; 110 < ME < MF < 150. Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất E, F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Các chất F và Y đều tác dụng được với kim loại Na.
(c) Chất Z là nguyên liệu để điều chế axit axetic bằng phương pháp hiện đại.
(d) Dung dịch của R có nồng độ 2 – 5% dùng làm giấm ăn.
(e) Chất Q dùng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.
(g) Chất T dùng để pha chế nước rửa tay khô phòng ngừa dịch bệnh.
(h) Đốt cháy a mol chất Y cần 1,5a mol O2.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
a ơi cho e hỏi là câu 74 bảo Kết tủa max thì phản ứng ra ba(hc03)2 có xảy ra không a
Có, Ba(AlO2)2 + CO2 + H2O luôn tạo Ba(HCO3)2 với mọi tỉ lệ
e tưởng ktua max ba vào hết c03 r ạ
Đó là với Ba(OH)2 dư, còn Ba(AlO2)2 thì khác.