[2023] Thi thử TN cụm Tiên Du 1 và Quế Võ 1 – Bắc Ninh
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 173
41A | 42D | 43B | 44C | 45D | 46D | 47C | 48D | 49A | 50C |
51D | 52B | 53C | 54A | 55B | 56C | 57D | 58A | 59C | 60B |
61A | 62C | 63B | 64A | 65C | 66D | 67D | 68B | 69B | 70B |
71B | 72D | 73C | 74C | 75D | 76D | 77B | 78C | 79A | 80D |
(Xem giải) Câu 41. Hòa tan hoàn toàn 5,85 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 7,28 lít khí H2. Kim loại M là
A. Al. B. Fe. C. Zn. D. Mg.
(Xem giải) Câu 42. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) các khối kim loại nào sau đây?
A. Cu. B. Na. C. Ag. D. Zn.
Câu 43. Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Gly là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 44. Trong khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch chứa khí X không màu, gây ho. Khi khuếch tán vào bầu khí quyển, X là nguyên nhân chủ yếu gây hiện tượng “mưa axit”. Khí X là
A. O3. B. O2. C. SO2. D. N2.
Câu 45. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm trong công nghiệp là
A. quặng manhetit. B. quặng đôlômit. C. quặng pirit. D. quặng boxit.
(Xem giải) Câu 46. Chất nào sau đây có phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh lam?
A. Tinh bột. B. Gly-Ala. C. Xenlulozơ. D. Fructozơ.
Câu 47. Tên gọi của hợp chất CH3-NH-CH3 là
A. metylamin. B. đietylamin. C. đimetylamin. D. etylamin.
(Xem giải) Câu 48. Chất nào sau đây được dùng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu?
A. Ca(OH)2. B. H2SO4. C. NaCl. D. Na3PO4.
Câu 49. Ở nhiệt độ cao, chất nào sau đây không khử được Fe2O3?
A. CO2. B. H2. C. Al. D. CO.
Câu 50. Crom(VI) oxit là chất rắn màu đỏ thẫm và có tính oxi hóa mạnh. Công thức của crom(VI) oxit là
A. Cr2O3. B. Cr(OH)3. C. CrO3. D. CrO.
Câu 51. Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư chất nào sau đây sinh ra muối sắt (II)?
A. H2SO4 đặc, nóng. B. HNO3 đặc, nguội. C. Cl2. D. CuSO4 loãng.
Câu 52. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Ag. B. K. C. Mg. D. Cu.
Câu 53. Số nguyên tử oxi có trong phân tử triolein là
A. 2. B. 3. C. 6. D. 4.
Câu 54. Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7?
A. KOH. B. H2SO4. C. NaNO3. D. KCl.
Câu 55. Ancol nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng ancol no, đơn chức, mạch hở?
A. Ancol benzylic. B. Etanol. C. Glixerol. D. Etilen glicol.
Câu 56. Trùng hợp monome CH2=CHCl tạo thành polime nào sau đây?
A. Polipropilen. B. Polietilen.
C. Poli(vinyl clorua). D. Polibuta-1,3-đien.
Câu 57. Natri hiđrocacbonat có công thức là
A. NaOH. B. NaCl. C. K2CO3. D. NaHCO3.
Câu 58. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Ag. B. Cu. C. Hg. D. Al.
Câu 59. Chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư?
A. MgO. B. Fe2O3. C. Al2O3. D. FeO.
Câu 60. Este phenyl axetat có công thức là
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH3COOC6H5. C. C6H5COOCH3. D. CH3COOCH=CH2.
(Xem giải) Câu 61. Trong phản ứng của kim loại Ca với khí O2, một nguyên tử Ca đã nhường bao nhiêu electron?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
(Xem giải) Câu 62. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trùng hợp vinyl xianua thu được polime dùng để sản xuất tơ nitron (tơ olon).
B. Vải làm từ tơ nilon-6,6 kém bền trong nước có tính axit hoặc tính kiềm.
C. Trùng ngưng buta-1,3-đien thu được polime dùng để sản xuất cao su.
D. Tơ visco là tơ bán tổng hợp.
(Xem giải) Câu 63. Một hộ gia đình để tận dụng chất thải từ chăn nuôi đã sử xây dựng hầm khí bioga đồng thời gia đình cũng lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời. Trong 90 ngày mùa hè hệ thống năng lượng mặt trời sản sinh ra được một lượng nhiệt 1,8625.10^6 kJ và hệ thống hầm bioga sản sinh được 20 kg khí metan (thành phần chính khí bioga). Khi được đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất tỏa ra lượng nhiệt cho trong bảng sau:
Chất | CH4 | C3H8 | C4H10 |
Nhiệt lượng tỏa ra (kJ) | 890 | 2220 | 2847 |
Nếu gia đình trong 90 ngày trên dùng năng lượng từ việc mua Bình “ga” loại 12 cân có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 thì cần phải mua n bình ga (giả thiết hiệu suất sử dụng nhiệt như nhau). Giá trị của n là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
(Xem giải) Câu 64. Một loại phân bón NPK có tỉ lệ dinh dưỡng ghi trên bao bì là 20 – 20 – 15. Mỗi hecta đất trồng ngô, người nông dân cần cung cấp 150 kg N, 60 kg P2O5 và 110 kg K2O. Người nông dân sử dụng đồng thời phân bón NPK (20-20-15), phân kali (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Biết giá thành mỗi kg phân NPK, phân kali, phân ure lần lượt là 15000 VNĐ, 18000 VNĐ và 22000 VNĐ. Tổng số tiền mà người nông dân cần mua phân cho hai hecta ngô là
A. 21508696 VNĐ. B. 20126086 VNĐ. C. 10754348 VNĐ. D. 10063043 VNĐ.
(Xem giải) Câu 65. Cho 29,2 gam (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 200 ml dung dịch NaOH, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 47,45. B. 54,05. C. 49,65. D. 36,50.
(Xem giải) Câu 66. Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 80%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 24 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 16,2. B. 54,0. C. 21,6. D. 27,0.
(Xem giải) Câu 67. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thạch cao nung có công thức phân tử CaSO4.2H2O.
B. Thép là hợp kim của Fe với C trong đó có từ 2 – 5% khối lượng C.
C. Điện phân nóng chảy MgCl2 thu được kim loại Mg ở anot.
D. Kim loại Cs được dùng làm tế bào quang điện.
(Xem giải) Câu 68. Este X có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng X với dung dịch NaOH thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH=CH2. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH=CH-CH3.
(Xem giải) Câu 69. Cho 0,15 mol một este X no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 10,2 gam muối và 6,9 gam một ancol. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC3H7. B. HCOOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
(Xem giải) Câu 70. Cacbohiđrat X là chất rắn, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước; X có nhiều trong quả nho chín nên được gọi là đường nho. Cho X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được sản phẩm hữu cơ Y. Tên gọi của X, Y lần lượt là:
A. glucozơ và ancol etylic. B. glucozơ và amoni gluconat.
C. fructozơ và sobitol. D. glucozơ và axit gluconic.
(Xem giải) Câu 71. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO (trong X oxi chiếm 25% về khối lượng) trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với NaOH dư, thu được (m + 0,9) gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 0,5. B. 3,2. C. 0,9. D. 1,6.
(Xem giải) Câu 72. Cho các chất: NaOH, HCl, AgNO3, Mg. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
(Xem giải) Câu 73. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuCl2.
(b) Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch KOH dư.
(c) Cho hỗn hợp K và Al (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào nước (dư)
(d) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(e) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được cả chất rắn và khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 74. Hỗn hợp X gồm hai triglixerit A và B (MA < MB, tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 5). Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol, natri oleat, natri linoleat và natri panmitat. Biết m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với dung dịch chứa 19,2 gam brom. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 1,955 mol CO2 và 31,77 gam H2O. Phần trăm khối lượng của A trong X là
A. 70,17%. B. 29,83%. C. 27,35%. D. 72,65%.
(Xem giải) Câu 75. Cho các phát biểu sau:
(a) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.
(b) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
(c) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
(d) Khi để trong không khí, anilin bị chuyển từ không màu thành màu hồng vì bị oxi hóa.
(e) Đưa đũa thuỷ tinh vừa nhúng dung dịch HCl đậm đặc lên sát trên miệng lọ đựng dung dịch trimetylamin đặc thấy có khói trắng.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
(Xem giải) Câu 76. Cho sơ đồ các phản ứng sau:
(1) Al2O3 + H2SO4 → X + H2O
(2) Ba(OH)2 + X → Y + Z
(3) Ba(OH)2 (dư) + X → Y + T + H2O
(4) T + CO2 + H2O → Z + Ba(HCO3)2
Các chất Z, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. Ba(AlO2)2, Al(OH)3. B. Al2(SO4)3, BaSO4.
C. BaSO4, Ba(AlO2)2. D. Al(OH)3, Ba(AlO2)2.
(Xem giải) Câu 77. Cho E (C4H6O4) và F (C5H8O5) là hai chất hữu cơ mạch hở. Từ E, F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 2NaOH → X + 2Y
(2) F + 2NaOH → X + Y + Z
(3) Y + HCl → T + NaCl
Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất F có ba đồng phân cấu tạo.
(b) Để điều chế X, cho etilen tác dụng với dung dịch KMnO4.
(c) Phân tử khối của Z là 114.
(d) Đốt cháy hoàn toàn chất Y, sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và Na2CO3.
(e) Cả ba chất E, F, T đều tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
(Xem giải) Câu 78. Trộn 13,05 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl với dung dịch chứa V ml HCl 0,2M ta được dung dịch Y. Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 0,5A, hiệu suất điện phân là 100%. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) | t | t + 11580 | 3,8t |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) | a | a + 0,04 | 5,4a |
Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (mol) | 0,025 | 0,045 | 0,045 |
Giá trị của V là
A. 350. B. 750. C. 250. D. 500.
(Xem giải) Câu 79. Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 (biết nFe = 3nFe3O4) trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,14 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO, biết tỉ khối hơi Z đối với hidro là 16,75. Dung dịch Y hòa tan tối đa 6,08 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,04 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 54,09 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 13,55%. B. 7,33%. C. 9,81%. D. 45,79%.
(Xem giải) Câu 80. Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit cacboxylic không no, mạch cacbon không phân nhánh và có hai liên kết n trong phân tử; Y và Z là hai axit cacboxylic no, đơn chức; T là ancol no, ba chức; E là este tạo bởi T và X, Y, Z (ME < 258). Hỗn hợp M gồm X và E, tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được a gam CO2 và (a – 6,93) gam H2O.
Thí nghiệm 2: Cho m gam M vào dung dịch KOH dư, đun nóng nhẹ sau phản ứng hoàn toàn thấy có 0,06 mol KOH phản ứng.
Thí nghiệm 3: Cho 19,8 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng nhẹ, thu được hỗn hợp muối khan N. Đốt cháy hết N bằng khí O2 dư thu được 0,6 mol CO2 và 21,36 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và H2O.
Khối lượng chất E trong 8,91 gam hỗn hợp M là
A. 4,392 gam. B. 5,124 gam. C. 5,856 gam. D. 6,588 gam.
Bình luận