[2023] Thi thử TN sở GDĐT Nam Định (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 171

41A 42D 43D 44B 45A 46C 47B 48D 49D 50C
51B 52B 53C 54A 55B 56C 57C 58A 59C 60D
61B 62C 63A 64C 65B 66C 67D 68D 69D 70C
71C 72D 73B 74A 75A 76B 77C 78A 79A 80D

Câu 41. Tiến hành thủy phân triolein trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được glixerol và muối X. Muối X có công thức là

A. C17H33COONa.       B. C15H31COONa.       C. C17H35COONa.         D. C17H31COONa.

(Xem giải) Câu 42. Cho dung dịch nước cứng toàn phần tác dụng với chất nào sau đây có xuất hiện kết tủa

A. NaCl.       B. HCl.       C. KNO3.       D. Na3PO4.

Câu 43. Cacbohiđrat nào sau đây không tan trong nước?

A. Fructozơ.       B. Saccarozơ.       C. Glucozơ.       D. Xenlulozơ.

(Xem giải) Câu 44. Để bảo vệ đường ống dẫn bằng thép trên biển không bị ăn mòn điện hóa, có thể gắn kim loại nào sau đây vào đường ống?

A. Thiếc.       B. Kẽm.       C. Đồng.       D. Bạc.

(Xem giải) Câu 45. Bột Al2O3 không tan trong dung dịch nào sau đây?

A. dung dịch NaNO3.       B. dung dịch H2SO4.       C. dung dịch NaOH.       D. dung dịch HCl.

Câu 46. Nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm IA

A. Cr.       B. Ca.       C. K.       D. Fe.

(Xem giải) Câu 47. Trong dung môi nước, chất nào sau đây thuộc loại axit ba nấc?

A. NH3.       B. H3PO4.       C. H2SO4.       D. HCl.

Câu 48. Tơ olon thu được khi tiến hành trùng hợp monome

A. etilen.       B. vinyl clorua.       C. alanin.       D. acrilonitrin.

Câu 49. Dung dịch K2Cr2O7 có màu

A. tím.       B. vàng.       C. xanh lam.       D. da cam.

(Xem giải) Câu 50. Dung dịch hòa tan chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu hồng?

A. Glyxin.       B. Alanin.       C. Axit glutamic.       D. Lysin.

Câu 51. Màu đỏ nâu của gạch, ngói sau khi nung gây ra bởi oxit nào sau đây?

A. CaO.       B. Fe2O3.       C. SiO2.       D. Al2O3.

Câu 52. Cho kim loại Na vào nước thu dung dịch X và khí

A. N2.       B. H2.       C. O2.       D. Cl2.

(Xem giải) Câu 53. Đất canh tác khi bón quá nhiều phân đạm sẽ bị chua (có môi trường axit). Để xử lý đất chua, có thể dùng

A. Muối ăn (NaCl).       B. Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O).

C. Vôi bột (CaO).       D. Thạch cao (CaSO4.2H2O).

Câu 54. Bari sunfat có khả năng hấp thụ tia X nên được sử dụng làm thuốc cản quang khi chụp dạ dày. Công thức của bari sunfat là

A. BaSO4.       B. BaSO3.       C. BaCO3.       D. Ba(HCO3)2.

Câu 55. Anilin phản ứng được với thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch Na2CO3.       B. Dung dịch nước brom.

C. Dung dịch NaCl.       D. Dung dịch KOH.

Câu 56. Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Fe(OH)2.       B. NaOH.       C. Al(OH)3.       D. Fe(OH)3.

Câu 57. Có thể điều chế kim loại nào sau đây bằng phản ứng nhiệt nhôm (phản ứng giữa nhôm và oxit kim loại đó)?

A. Ca.       B. Na.       C. Fe.       D. Mg.

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN liên trường Vĩnh Phúc (Lần 3)

(Xem giải) Câu 58. Kim loại sắt phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. dung dịch FeCl3.       B. dung dịch Na2SO4.

C. dung dịch Mg(NO3)2.       D. dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Câu 59. Hợp chất hữu cơ nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon no?

A. Axetilen.       B. Benzen.       C. Metan.       D. Etilen.

Câu 60. Este có công thức phân tử nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?

A. C3H4O2.       B. C4H6O2.       C. C4H6O4.       D. C2H4O2.

(Xem giải) Câu 61. Thủy phân hoàn toàn m gam peptit Ala-Ala-Ala-Ala bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 2,664 gam muối natri của alanin. Giá trị của m là

A. 0,534.       B. 1,812.       C. 2,136.       D. 1,704.

(Xem giải) Câu 62. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Dung dịch saccarozơ có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu tím.

B. Thủy phân hoàn toàn amilozơ thu được saccarozơ.

C. Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chức.

D. Phân tử xenlulozơ được tạo thành từ các đơn vị α-glucozơ.

(Xem giải) Câu 63. Ấm đun nước bằng nhôm, lâu ngày bị đóng cặn (là CaCO3, MgCO3). Có thể loại bỏ lớp cặn khỏi ấm, có thể ngâm ấm nhôm đó với

A. giấm ăn (dung dịch axit axetic khoảng 5%).       B. dung dịch nước vôi trong.

C. dung dịch NaOH.       D. dung dịch NaCl.

(Xem giải) Câu 64. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Nhỏ dung dịch KHCO3 vào dung dịch HCl thấy có khí không màu thoát ra.

B. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

C. Nhỏ dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa vàng.

D. Nhỏ dung dịch NaCl vào dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa trắng.

(Xem giải) Câu 65. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Trong phân tử nilon-6,6 có chứa nguyên tử nitơ.

B. Trùng hợp etan thu được PE.

C. Trùng hợp buta-1,3-đien với xúc tác Na thu được cao su Buna.

D. Tơ visco là polime bán tổng hợp.

(Xem giải) Câu 66. Hòa tan hoàn toàn 0,54 gam bột nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X và V lít khí H2. Giá trị của V là

A. 0,224.       B. 0,336.       C. 0,672.       D. 0,448.

(Xem giải) Câu 67. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Etyl axetat có công thức phân tử C3H6O2.

B. Thủy phân metyl fomat trong dung dịch NaOH đun nóng thu được etanol.

C. Phản ứng thủy phân este trong dung dịch axit còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.

D. Axit axetic tan trong nước tốt hơn so với etyl axetat.

(Xem giải) Câu 68. Cho 100ml dung dịch glucozơ xM phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng nhẹ, thu được 1,62 gam Ag. Giá trị của x là

A. 0,05M.       B. 0,07M.       C. 0,045M.       D. 0,075M.

(Xem giải) Câu 69. Dẫn khí CO qua m gam Fe2O3 đun nóng, thu được 4,16 gam chất rắn và hỗn hợp khí chứa 0,04 mol CO2. Giá trị của m là

A. 5,6.       B. 2,4.       C. 7,2.       D. 4,8.

(Xem giải) Câu 70. Thủy phân hoàn toàn m gam metyl axetat (CH3COOCH3) bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được 1,148 gam muối natri axetat và a gam ancol. Giá trị của a là

A. 0,148.       B. 0,644.       C. 0,448.       D. 0,125.

(Xem giải) Câu 71. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho ure (rắn) vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al4C3 (rắn) vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 (rắn) vào dung dịch H2SO4.
(d) Cho Fe2O3 (rắn) vào dung dịch HNO3 loãng, nóng.
(đ) Cho K2Cr2O7 (rắn) vào dung dịch HCl đặc, đun nóng.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN trường Trần Phú - Vĩnh Phúc (Lần 2)

A. 2.       B. 5.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 72. Dung dịch X chứa 0,4 mol Cu(NO3)2 và a mol NaCl. Tiến hành điện phân dung dịch X (với điện cực trơ, màng ngăn) bằng dòng điện một chiều có cường độ 1,93A trong thời gian t phút. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 8,568 lít hỗn hợp khí Y (gồm Cl2, O2 và H2) và dung dịch Z. Dung dịch Z có thể hòa tan tối đa 5,04 gam Mg thu được sản phẩm gồm 2,24 lít khí NO (khí duy nhất thoát ra) và dung dịch T. Giả thiết kim loại Cu sinh ra bám hết vào điện cực, hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là

A. 600.       B. 400.       C. 700.       D. 800.

(Xem giải) Câu 73. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được glixerol và 10,872 gam hỗn hợp muối của axit béo. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X phản ứng với 0,8064 lít H2 (xúc tác Ni, đun nóng), thu được hỗn hợp Y gồm các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp Y bằng O2 dư, thu được 11,232 gam nước và 0,684 mol CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 10,286.       B. 10,536.       C. 9,498.       D. 9,896.

(Xem giải) Câu 74. Để xác định hàm lượng axit axetic có trong một mẫu giấm ăn, có thể tiến hành như sau:
– Bước 1: xác định nồng độ dung dịch NaOH. Hòa tan 0,250 gam H2C2O4.2H2O (axit oxalic ngậm nước) vào nước thu được 100,0 ml dung dịch axit oxalic (dung dịch X). Thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein vào 10,0 ml dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch X vào lượng dung dịch Y ở trên đến khi dung dịch vừa chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt thì dừng lại, thấy sử dụng hết 12,6 ml dung dịch X.
– Bước 2: xác định nồng độ axit axetic trong giấm ăn. Lấy 10,0 ml giấm, pha loãng với nước để thu được 100,0 ml dung dịch (dung dịch Z). Thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein vào 10,0 ml dung dịch Z thu được dung dịch T. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH ở trên vào lượng dung dịch T ở trên đến khi dung dịch vừa chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt thì dừng lại, thấy sử dụng hết 14,0 ml dung dịch NaOH. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ axit axetic trong mẫu giấm ăn trên là

A. 0,7M.       B. 0,4M.       C. 0,5M.       D. 0,6M.

(Xem giải) Câu 75. Hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, FeS, FeCO3 và Fe(NO3)3 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 38,906% về khối lượng hỗn hợp). Cho 39,48 gam hỗn hợp X vào bình kín (không có mặt O2) rồi nung nóng đến khối lượng không đổi. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn Y (gồm sắt và các oxit sắt) và 7,616 lít hỗn hợp khí Z (gồm CO2, SO2 và NO2). Hòa tan hết lượng Y ở trên vào 150 gam dung dịch HNO3 63% (dung dịch đặc), đun nóng, thu được dung dịch T và V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho 400 ml dung dịch NaOH 3M vào lượng dung dịch T ở trên thu được m gam kết tủa và dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q để làm bay hơi nước thu được chất rắn M. Nung nóng M đến khối lượng không đổi thu được 78,16 gam chất rắn L. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch T gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN chuyên Hùng Vương - Phú Thọ (Lần 1)

A. 54.       B. 55.       C. 53.       D. 58.

(Xem giải) Câu 76. Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) X1 + X2 (H2SO4 đặc, t°) ⇋ X3 + X4 + …
(2) X3 + X5 (A1) → X6 + …
(3) X6 + NaOH loãng (t°) → X2 + X7 + X8
Cho biết X1 là axit cacboxylic mạch hở; X2 là ancol mạch hở; X4 có công thức phân tử C5H8O3; X7 và X8 là các hợp chất hữu cơ; A1 là điều kiện thực hiện phản ứng. Có các nhận xét sau:
(a) Phân tử X1 có 4 nguyên tử hiđro.
(b) X2 có thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(c) X3 là hợp chất tạp chức.
(d) Phân tử X4 có thể làm mất màu dung dịch Br2 (trong dung môi CCl4).
(đ) X7 và X8 là đồng phân cấu tạo của nhau.
Số nhận xét đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 77. Este X1 và X2 được tạo thành từ axit cacboxylic đơn chức Y và ancol đơn chức, đồng đẳng liên tiếp Z1, Z2 (MZ1 < MZ2). Hỗn hợp T gồm X1, X2, Y, Z1, Z2. Cho m gam hỗn hợp T phản ứng với Na dư thu được 0,336 lít khí H2. Mặt khác, m gam hỗn hợp T phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2,1M, đun nóng thu được dung dịch sản phẩm có chứa 17,22 gam muối natri của Y và 7,32 gam hỗn hợp Q gồm hai ancol Z1, Z2. Trong hỗn hợp Q, tỉ lệ mol Z1 : Z2 tương ứng là 10 : 1. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 14%.       B. 10%.       C. 4%.       D. 8%.

(Xem giải) Câu 78. Cho các nhận xét sau:
(a) Phân tử amin no, đơn chức, mạch hở có số lẻ nguyên tử hiđro.
(b) Đối với các protein có khả năng tan trong nước, khi nhiệt độ tăng, độ tan của protein đó tăng lên.
(c) Trong phân tử cao su Buna-S có chứa nguyên tố lưu huỳnh.
(d) Trong phản ứng oxi hóa khử giữa glucozơ và H2 (xúc tác Ni, đun nóng), mỗi phân tử glucozơ nhận 2 electron.
(đ) Thực hiện phản ứng este hóa giữa glyxin phản ứng metanol (xúc tác HCl khan, đun nóng) thu được sản phẩm có tên gọi là metyl amoni axetat.
(e) Phản ứng thủy phân chất béo trong dung dịch bazơ là phản ứng một chiều.
Số nhận xét đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 79. Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + 4HCl → X1 + X2 + 2CO2 + 2H2O
(2) X1 + Na2CO3 → X3↓ + 2NaCl
(3) X4 + X5 → 2X3↓ + 2H2O
(4) X5 + 2X6 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3X7
(5) X2 + X5 → X8↓ + X1
(6) X8 (t°) → MgO + H2O
Phân tử khối của X, X2 và X5 lần lượt là

A. 184; 95 và 74.       B. 184; 111 và 100.       C. 281; 84 và 52.       D. 281; 208 và 171.

(Xem giải) Câu 80. Theo nhu cầu canh tác, một người cần phối trộn các phân đơn (NH4)2HPO4, KNO3, ure và các chất phụ gia không chứa N, P, K thành 100 kg phân bón NPK có tỉ lệ dinh dưỡng lần lượt là 13-5-35. Khối lượng KNO3 và ure cần sử dụng lần lượt là

A. 72,829 kg và 2,139 kg.       B. 81,325 kg và 2,054 kg.

C. 79,447 kg và 3,611 kg.       D. 75,213 kg và 1,291 kg.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!