[2024] Thi thử TN chuyên KHTN Hà Nội (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 016
41B | 42B | 43C | 44A | 45C | 46D | 47B | 48C | 49A | 50B |
51A | 52C | 53C | 54B | 55A | 56B | 57A | 58D | 59A | 60D |
61B | 62D | 63D | 64D | 65D | 66D | 67A | 68A | 69B | 70A |
71D | 72A | 73A | 74A | 75A | 76C | 77C | 78C | 79C | 80B |
Câu 41: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Cu. B. Mg. C. Zn. D. Al.
Câu 42: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí?
A. Glyxin. B. Metylamin. C. Anilin. D. Valin.
Câu 43: Metyl axetat có công thức phân tử là
A. C2H4O2. B. C4H6O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2.
Câu 44: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?
A. Fructozơ. B. Sobitol. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 45: Ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với kim loại nào sau đây?
A. Fe. B. Mg. C. Li. D. Al.
Câu 46: Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được oxit kim loại nào sau đây?
A. Al2O3. B. MgO. C. Na2O. D. Fe2O3.
Câu 47: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. NaCl. B. H3PO4. C. Na2CO3. D. NaOH.
Câu 48: Chất béo là trieste của axit béo với
A. phenol. B. etanol. C. glixerol. D. etylen glicol.
Câu 49: Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH?
A. Ba(NO3)2. B. Al2O3. C. MgCl2. D. KHCO3.
Câu 50: Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không phản ứng được với nước?
A. K. B. Be. C. Ca. D. Ba.
Câu 51: Số nguyên tử nitơ có trong tripeptit Gly-Lys-Ala là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 52: Khí X rất độc, không màu, không mùi và không tác dụng với dung dịch NaOH loãng. X sinh ra trong quá trình đốt cháy than đá. Khí X là
A. CH4. B. CO2. C. CO. D. NO2.
(Xem giải) Câu 53: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH loãng?
A. CrCl3. B. Cr(OH)3. C. Cr2O3. D. CrO3.
Câu 54: Trùng hợp chất nào dưới đây thu được polipropilen?
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH≡CH. D. CH3-CH3.
Câu 55: Kim loại Fe không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 đặc, nguội. B. HNO3 loãng, nguội.
C. H2SO4 loãng, nguội. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 56: Vật liệu polime nào sau đây tạo từ các polime bán tổng hợp?
A. Tơ nitron. B. Tơ visco. C. Cao su buna. D. Tơ nilon-6,6.
(Xem giải) Câu 57: Nhiệt phân hoàn toàn muối nào sau đây sẽ thu được khí N2?
A. NH4NO2. B. NH4HCO3. C. KNO3. D. Cu(NO3)2.
(Xem giải) Câu 58: Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3, thu được kết tủa có màu
A. trắng. B. đen. C. trắng xanh. D. nâu đỏ.
Câu 59: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Ag+. B. Fe2+. C. Al3+. D. Na+.
Câu 60: Trong phân tử chất nào sau đây chỉ có liên kết đơn?
A. Triolein. B. Glyxin. C. Anilin. D. Etylamin.
(Xem giải) Câu 61: Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở là E (CnHmOm) và F(CmH2nOm); trong đó ME < MF < 120. Từ E và F thực hiện các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol sau:
(1) E + 2NaOH (t°) → X1 + X2 + H2O
(2) F + 2NaOH (t°) → X1 + X3 + X4
(3) X2 + H2SO4 → X5 + Na2SO4
(4) X3 + HCl → NaCl + X6
Biết rằng X5, X6 có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất F có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Từ chất X1 điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Oxi hóa X6 bằng CuO, thu được hợp chất hữu cơ đa chức.
(d) Đốt cháy hoàn toàn chất X2 bằng khí O2 thu được Na2CO3 và CO2.
(e) Chất X5 có nhiệt độ sôi lớn hơn axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
(Xem giải) Câu 62: Sục khí CO2 đến bão hòa vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Cho tiếp dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa màu trắng. Chất tan trong dung dịch X có thể là
A. FeCl3. B. Na2CO3. C. Al2(SO4)3. D. Ba(OH)2.
(Xem giải) Câu 63: Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe3O4. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,325 mol HCl (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 0,08 mol H2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,12 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khi đến khối lượng không đổi, thu được 172,81 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y là
A. 6,50%. B. 5,20%. C. 3,25%. D. 3,90%.
(Xem giải) Câu 64: Nhúng thanh Cu vào 200 gam dung dịch AgNO3 3,4%, sau phản ứng hoàn toàn lấy thanh Cu ra và làm khô, thấy khối lượng thanh Cu tăng m gam. Biết rằng toàn bộ lượng Ag sinh ra bám hết vào thanh Cu. Giá trị của m là
A. 3,24. B. 4,32. C. 3,52. D. 3,04.
(Xem giải) Câu 65: Cho hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch chứa AgNO3 và Fe(NO3)3, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X gồm hai kim loại. Các kim loại trong X là
A. Ag và Fe. B. Fe và Cu. C. Al và Ag. D. Ag và Cu.
(Xem giải) Câu 66: Lên men 200 gam đường nho (chứa 90% glucozơ, còn lại là các tạp chất không bị lên men) sau phản ứng thu được 200 ml cồn etylic 46°. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/cm³. Hiệu suất phản ứng lên men là
A. 60%. B. 75%. C. 92%. D. 80%.
(Xem giải) Câu 67: Cho 31,1 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Y chứa NaOH 1M và KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 43,1. B. 42,6. C. 44,2. D. 41,3.
(Xem giải) Câu 68: Cho dãy chất sau: HCOO-CH2COO-CH3, ClH3NCH2COOH, H2NCH2CONHCH2COOH, CH3COONH3CH3. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, sản phẩm thu được có chứa hai muối là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 69: Hòa tan hoàn toàn a mol hỗn hợp gồm Cu và chất rắn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được 0,4a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Chất rắn X là
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. Fe. D. FeO.
(Xem giải) Câu 70: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 – 5 giọt dung dịch X, sau đó ngâm ống nghiệm chứa hỗn hợp phản ứng vào cốc nước nóng (khoảng 70 – 80°C) trong vài phút. Trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là
A. anđehit fomic. B. ancol etylic. C. glixerol. D. axit axetic.
(Xem giải) Câu 71: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
B. Độ ngọt của saccarozơ lớn hơn fructozơ.
C. Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.
D. Trong dung dịch kiềm, glucozơ và fructozơ chuyển hóa qua lại nhau.
(Xem giải) Câu 72: Thuốc thử để phân biệt hai dung dịch NaHCO3 và Na2CO3 là
A. dung dịch BaCl2. B. dung dịch Ba(OH)2.
C. dung dịch NaNO3. D. dung dịch NaOH.
(Xem giải) Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi uống sữa đậu nành không nên ăn cam, quýt.
(b) Chất béo rắn dễ bị ôi thiu hơn chất béo lỏng.
(c) Đốt tơ thiên nhiên cho mùi khét như khi đốt tóc.
(d) Các đám cháy xăng, dầu không thể dập tắt được bằng nước.
(e) Ăn đồ chua như hành muối, dưa muối… giúp tiêu hóa chất béo dễ hơn.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 74: Cho các phát biểu sau:
(a) Phân hỗn hợp amophot có thành phần chính gồm NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
(b) Bảo vệ sắt bằng cách tráng một lớp thiếc mỏng lên bề mặt sắt là phương pháp điện hóa.
(c) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3, thu được dung dịch chứa hai chất tan.
(d) Ở nhiệt độ cao, khí CO oxi hóa được CuO thành Cu.
(e) Có thể sử dụng dung dịch HNO3 để phân biệt Fe3O4 và Fe2O3.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 75: Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) được sử dụng nhiều trong công nghiệp nhuộm, giấy hoặc sử dụng làm trong nước,… Có nhiều cách điều chế phèn chua, một trong số đó được tiến hành như sau:
• Bước 1: Hòa tan vừa đủ quặng boxit (Al2O3.2H2O) trong dung dịch KOH 16,8%.
• Bước 2: Cho từ từ dung dịch H2SO4 50% vào dung dịch thu được sau bước 1 cho đến khi kết tủa tan vừa hết.
• Bước 3: Đun nóng để nước bay hơi cho đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 30% so với ban đầu.
• Bước 4: Hạ nhiệt độ dung dịch về 20°C để phèn chua tách ra.
Biết các phản ứng xảy ra vừa đủ và độ tan của phèn chua tại 20°C là 14 gam/100 gam H2O. Ban đầu sử dụng 100 kg dung dịch KOH, sau khi kết thúc các bước trên thu được m kg phèn chua. Giá trị gần nhất của m là
A. 138,8. B. 135,2. C. 118,9. D. 116,8.
(Xem giải) Câu 76: Chất X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y (CmH2m-4O7N6) là hexapeptit được tạo bởi một amino axit. Biết 0,1 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với 0,32 mol NaOH trong dung dịch, đun nóng, thu được metylamin và dung dịch chỉ chứa 31,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 77%. B. 22%. C. 49%. D. 52%.
(Xem giải) Câu 77: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X đơn chức; ancol Y đa chức và Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y (MZ < 200). Cho 0,2 mol E tác dụng vừa đủ với 110 mL dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn F và 14,72 gam ancol Y. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Nung F với NaOH dư và CaO ở nhiệt độ cao, thu được hiđrocacbon T có khối lượng là 3,08 gam. Thành phần % theo khối lượng của Z trong E là
A. 62,8%. B. 40,2%. C. 47,8%. D. 34,5%.
(Xem giải) Câu 78: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Fe trong bình chứa khí O2, thu được 20 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 48,6 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 13,0. B. 14,6. C. 15,2. D. 16,8.
(Xem giải) Câu 79: Nhiệt phân hoàn toàn 17,82 gam X (là muối ở dạng ngậm nước), thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi) và 4,86 gam một chất rắn Z. Hấp thụ hết Y vào nước, thu được dung dịch T. Cho 120 ml dung dịch NaOH 1M vào T, thu được dung dịch chỉ chứa một muối, khối lượng của muối là 10,2 gam. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong X là
A. 48,48%. B. 59,26%. C. 64,65%. D. 53,87%.
(Xem giải) Câu 80: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 88,44 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 7,65 gam O2, thu được H2O và 5,34 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 48,36 gam. B. 51,72 gam. C. 53,40 gam. D. 50,04 gam.
Bình luận