[2024] Thi thử TN chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 116
41D | 42C | 43B | 44A | 45B | 46D | 47B | 48D | 49B | 50B |
51B | 52A | 53C | 54D | 55A | 56C | 57D | 58A | 59D | 60C |
61C | 62C | 63D | 64C | 65A | 66C | 67D | 68D | 69C | 70C |
71A | 72C | 73D | 74B | 75C | 76A | 77D | 78B | 79C | 80B |
Câu 41: Tên gọi nào sau đây là của este HCOOCH3?
A. Etyl fomat. B. Etyl axetat. C. Metyl axetat. D. Metyl fomat.
Câu 42: Axit nào sau đây thuộc loại axit béo?
A. Axit glutamic. B. Axit oxalic. C. Axit oleic. D. Axit axetic.
Câu 43: Hợp chất nào sau đây là oxit lưỡng tính?
A. MgO. B. Al2O3. C. K2O. D. FeO.
Câu 44: Khi cho glyxin tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm muối có công thức là
A. H2NCH2COONa. B. H2NCH(CH3)COONa.
C. CH3COONa. D. H2NCH2CH2COONa.
Câu 45: Trong ngành công nghiệp sản xuất đường, khí X được dùng để tẩy màu cho dung dịch nước đường trong dây chuyền sản xuất saccarozơ. Khí X có mùi hắc, rất độc là tác nhân chủ yếu gây mưa axit. Công thức hóa học của khí X là
A. SO3. B. SO2. C. CO2. D. N2.
Câu 46: Chất nào sau đây là thành phần chính của bột tre, gỗ… được dùng để sản xuất giấy?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
Câu 47: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng tạo ra chất khí?
A. NaOH. B. CaCO3. C. CuO. D. Fe(OH)3.
Câu 48: Loại hợp chất nào sau đây có chứa nguyên tố N trong phân tử?
A. Cacbohiđrat. B. Este. C. Axit cacboxylic. D. Peptit.
Câu 49: Trong phân tử peptit mạch hở Ala-Gly-Val-Phe thì amino axit đầu N là
A. Val. B. Ala. C. Phe. D. Gly.
(Xem giải) Câu 50: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và saccarozơ đều là gluxit.
B. Monome dùng sản xuất tơ nitron (tơ olon) là axit 7-aminohexanoic.
C. Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài và chứa nhân benzen trong phân tử.
D. Triolein và tristearin chứa cùng số nguyên tử carbon trong phân tử.
(Xem giải) Câu 51: Hòa tan m gam bột Cu vào dung dịch AgNO3 dư sau phản ứng hoàn toàn thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của m bằng
A. 19,20. B. 9,60. C. 6,40. D. 12,80.
(Xem giải) Câu 52: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí O2. Giá trị của V là
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 1,12.
(Xem giải) Câu 53: Kim loại M tác dụng được với axit HCl và oxit của nó bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. M có thể là kim loại nào sau đây?
A. Ag. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 54: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CuCl2 thấy xuất hiện kết tủa màu
A. vàng. B. trắng. C. đen. D. xanh lam.
Câu 55: Xenlulozơ (là thành phần chính của sợi bông, sợi đay…) thuộc loại polisaccarit được cấu tạo từ các gốc β-glucozơ. Trong mỗi gốc β-glucozơ chứa bao nhiêu nhóm chức ancol (-OH)?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 56: CrO3 là một là chất rắn, màu đỏ thẫm và có tính oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH…bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. Số oxi hóa của Cr trong oxit CrO3 bằng
A. +2. B. -6. C. +6. D. +3.
Câu 57: Tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Tơ visco. B. Tơ tằm. C. Tơ axetat. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 58: Trong số các kim loại sau: Al, Fe, Cr và Cu thì kim loại có độ cứng lớn nhất là
A. Cr. B. Al. C. Cu. D. Fe.
(Xem giải) Câu 59: Cho phản ứng hóa học: Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Cu2+. B. sự khử Zn và sự khử Cu2+.
C. sự khử Zn và sự oxi hóa Cu2+. D. sự oxi hóa Zn và sự khử Cu2+.
Câu 60: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Polime X là
A. poli(vinyl clorua). B. poli(phenol-fomandehit).
C. poli(metyl metacrylat). D. poli(hexametylen ađipamit).
(Xem giải) Câu 61: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khác với kim loại khác, sắt có tính nhiễm từ.
B. Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất Fe(II) là tính khử.
C. Sắt là kim loại có tính khử mạnh.
D. Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematit.
Câu 62: Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa màu trắng với dung dịch Br2?
A. Vinyl axetat. B. Metyl acrylat. C. Anilin. D. Axit axetic.
Câu 63: Chất nào sau đây khi tan trong nước tạo ra dung dịch có môi trường kiềm?
A. HNO3. B. HCl. C. NaCl. D. KOH.
(Xem giải) Câu 64: Trong số các chất sau: axit-6-aminohexanoic; buta-1,3-đien, metyl metacrylat, vinyl clorua và acrilonitrin thì số chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 65: Thủy phân a gam tinh bột sau một thời gian thu được a gam glucozơ (giả sử chỉ xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột thành glucozơ). Hiệu suất của phản ứng thủy phân là
A. 90%. B. 80%. C. 75%. D. 60%.
(Xem giải) Câu 66: Đốt cháy bột sắt trong khí clo, thu được chất rắn X. Hòa tan X vào nước sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y và còn lại một lượng chất rắn không tan. Dung dịch Y chứa chất tan nào sau đây?
A. FeCl3. B. FeCl2 và FeCl3. C. FeCl2. D. B và C đều đúng.
(Xem giải) Câu 67: Vanilin là hợp chất thiên nhiên, được sử dụng rộng rãi với chức năng là chất phụ gia bổ sung hương thơm trong các loại đồ ăn, đồ uống, bánh kẹo, nước hoa… Vanilin có công thức cấu tạo như hình bên:
Khi nói về vanillin, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vanilin là hợp chất hữu cơ đa chức.
B. Vanilin không tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Phân tử vanilin có phân tử khối bằng 156 đ.v.C.
D. Trong một phân tử vanilin có 15 liên kết đơn.
(Xem giải) Câu 68: Chất hữu cơ X có công thức C3H9NO2. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí metan. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOONH3C2H5. B. C2H5COONH4.
C. HCOONH2(CH3)2. D. CH3COOH3NCH3.
Câu 69: Hiện nay nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc, đồng thời cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong thành phần chính của của khí biogas là
A. C3H8. B. CO. C. CH4. D. C2H4.
(Xem giải) Câu 70: Đietyl phtalat (DEP) là thuốc dùng trị ghẻ ngứa; phòng và điều trị ghẻ ngứa do côn trùng đốt, vắt hoặc đỉa cắn. DEP là chất lỏng, trong suốt, không màu hoặc màu hơi ngà vàng, sánh như dầu, có mùi thơm nhẹ; có khối lượng riêng 1,125 gam/ml, nhiệt độ sôi là 295°C. DEP không tan trong nước, dễ tan trong etanol và ete. Phản ứng tổng hợp DEP từ anhiđrit phtalic và ancol etylic như sau:
Từ m kg anhiđrit phtalic có thể sản xuất được 5000 lọ thuốc DEP. Biết mỗi lọ thuốc DEP chứa 8 ml DEP (còn lại là tá dược) và hiệu suất phản ứng tính theo anhiđrit phtalic là 80%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 39,00. B. 31,00. C. 38,00. D. 25,00.
(Xem giải) Câu 71: Chia hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C3H12N2O3, muối của axit vô cơ) và 0,08 mol Y (C5H10N2O3, đipeptit mạch hở) thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng nhẹ, thu được khí Z duy nhất. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và dung dịch chứa m gam muối. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khối lượng NaOH phản ứng bằng 14,4 gam.
B. Chất Y có hai công thức cấu tạo phù hợp.
C. Giá trị của m bằng 16,23.
D. Số mol khí Z tạo thành gấp hai lần số mol khí T.
(Xem giải) Câu 72: Nung 25 gam một mẫu quặng malachit có thành phần chính là Cu(OH)2.CuCO3 (còn lại là tạp chất trơ) trong không khí đến khối lượng không đổi, xảy ra sơ đồ phản ứng: Cu(OH)2.CuCO3 → CuO + CO2 + H2O.
Hòa tan hết toàn bộ lượng CuO thu được vào dung dịch H2SO4 19,6% vừa đủ thu được dung dịch X. Làm lạnh toàn bộ dung dịch X xuống 10°C thu được dung dịch Y có nồng độ 14,16% và tách ra 25 gam tinh thể CuSO4.5H2O. Độ tinh khiết của mẫu quặng malachit là
A. 66,60%. B. 88,88%. C. 71,04%. D. 77,77%.
(Xem giải) Câu 73: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, bền có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc với dung dịch AgNO3 trong NH3. Đốt cháy hết a mol X thu được H2O và 2a mol CO2. Tỉ khối của X so với khí H2 nhỏ hơn 31. Số công thức cấu tạo của X bằng
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 74: Thực hiện phản ứng cracking m gam butan thu được hỗn hợp khí X (gồm CH4, C2H6, C3H6, C2H4 và C4H10 dư) với hiệu suất phản ứng là 80%. Cho X đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hết Y bằng khí O2 thu được CO2 và 0,9m gam H2O. Phần trăm thể tích C2H6 trong Y bằng
A. 15,52%. B. 30,00%. C. 16,67%. D. 31,47%.
(Xem giải) Câu 75: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K và K2O vào nước dư thu được khí H2 và dung dịch Y có pH = 13.
– Lấy 4 lít dung dịch Y đem cô cạn thu được m gam chất rắn khan.
– Mặt khác, hòa tan hết một lượng P2O5 vào 2 lít dung dịch Y sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Z chứa (0,5m + 2,64) gam chất tan. Thêm dung dịch Ca(HCO3)2 tới dư vào dung dịch Z sau phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a bằng
A. 9,30. B. 15,30. C. 11,30. D. 18,62.
(Xem giải) Câu 76: Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Zn bị ăn mòn hóa học trong dung dịch HCl.
(b) Có thể dùng thùng nhôm để dựng axit sunfuric đặc nguội.
(c) Thuốc lá chứa nicotin là một amin rất độc, gây nghiện và có thể gây ung thư.
(d) Cao su không dẫn điện, không thấm nước và có tính dẻo.
(e) Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+ và Mg2+.
(f) Trong công nghiệp, cồn có thể được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp như bã mía, rơm, rạ…
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
(Xem giải) Câu 77: Cho các phát biểu về quá trình điện phân dung dịch CuSO4 theo hình vẽ bên:
(a) Dung dịch sau điện phân có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ.
(b) Sự oxi hóa Cu2+ thành Cu chỉ xảy ra ở điện cực catot.
(c) Ở anot, xảy ra sự khử H2O thành khí O2.
(d) Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch CuCl2 bản chất quá trình điện phân không thay đổi.
(e) Trong quá trình điện phân, màu xanh của dung dịch đậm dần.
Số phát biểu sai là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 78: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và a mol FexOy (trong điều kiện không có không khí) thu được 234,75 gam chất rắn X. Chia X thành hai phần: Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được dung dịch Y, m gam chất rắn Z và 1,68 lít khí H2. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Y thu được 35,1 gam kết tủa. Hòa tan hết m gam chất rắn Z vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,525 mol SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch chứa 75,6 gam muối. Mặt khác, hòa tan hết phần 2 vào 12,28 lít dung dịch HNO3 1M, thu được hỗn hợp khí A (gồm 1,2 mol NO và 1,24 mol NO2) và dung dịch B chứa các chất tan đều là muối, trong đó có b mol Fe(NO3)3. Biết các phản ứng hoàn toàn. Tổng giá trị (a + b) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,75. B. 1,60. C. 1,00. D. 1,45.
(Xem giải) Câu 79: Cho hai chất hữu cơ E (este no, mạch hở) và F (có công thức tổng quát tương ứng là CnHmOn và CnHm+2On) tham gia các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 3NaOH → 2X + Y + Z
(2) F + 2NaOH → 2Y + Z
(3) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2T
(4) 2Y + H2SO4 → Na2SO4 + 2G
Biết trong phân tử chất G nguyên tố cacbon chiếm 31,58% về khối lượng; phân tử Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Các chất Z, F và G đều có cùng số nguyên tử H linh động trong phân tử
(c) Chất Z được tạo thành từ phản ứng oxi hóa etilen bằng dung dịch KMnO4.
(d) Trong phân tử F chứa 4 nhóm CH2.
(e) Trong phân tử hai chất Y và T đều có số nguyên tử H bằng số nguyên tử O.
(f) Chất Y có khả năng tham gia phản ứng hiđrat hóa tạo nối đôi C=C.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 80: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z trong đó X đơn chức, Y và Z hai chức (MY < MZ). Xà phòng hóa hoàn toàn 14,8 gam E bằng 240 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được hỗn hợp T gồm 2 ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và 20,28 gam hỗn hợp G gồm 3 muối. Cho toàn bộ T vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có 1,12 lít khí thoát ra và khối lượng bình tăng 3,66 gam. Đốt cháy hoàn toàn G bằng một lượng vừa đủ O2 thu được Na2CO3 và 18,76 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E bằng
A. 16,49%. B. 47,84%. C. 50,00%. D. 35,68%.
Bình luận