[2024] Thi thử TN chuyên Vinh – Nghệ An (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 124

41C 42B 43B 44D 45A 46C 47D 48C 49B 50A
51D 52A 53C 54B 55C 56A 57C 58D 59B 60A
61C 62B 63B 64A 65D 66B 67B 68A 69D 70D
71A 72D 73D 74A 75C 76B 77B 78A 79C 80B

Câu 41: Muối nào sau đây là muối axit?

A. CH3COOK.       B. NH4NO3.       C. Ca(HCO3)2.         D. Na3PO4.

(Xem giải) Câu 42: Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 100 ml dung dịch KOH 0,05M, thu được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần dùng V ml dung dịch HCl có pH = 1. Giá trị của V là

A. 250.       B. 150.       C. 100.       D. 200.

(Xem giải) Câu 43: Cho các phát biểu sau:
(a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
(b) Khí clo dùng để diệt khuẩn nước máy, khử trùng bể bơi.
(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.
(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 1.       D. 2.

(Xem giải) Câu 44: Chất nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH loãng, dư?

A. Fe2O3.       B. MgO.       C. FeO.       D. Al2O3.

(Xem giải) Câu 45: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Etyl axetat có mùi chuối chín.

B. Tơ visco là tơ hóa học.

C. Amilopectin có cấu trúc mạch polime phân nhánh.

D. Dung dịch anbumin có phản ứng màu biure.

(Xem giải) Câu 46: Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa lượng dư HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 16,4.       B. 19,1.       C. 12,7.       D. 26,2.

Câu 47: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Anilin.       B. Glucozơ.       C. Glyxin.       D. Etylamin.

(Xem giải) Câu 48: Thí nghiệm với dung dịch H2SO4 đặc thường sinh ra khí độc SO2. Để hạn chế khí SO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm hóa chất nào sau đây có hiệu quả nhất?

A. Cồn.       B. Nước.       C. Nước vôi.       D. Giấm ăn.

Câu 49: Phân đạm urê có công thức hóa học là

A. (NH3)2CO.       B. (NH2)2CO.       C. (NH4)2CO.       D. (NH4)2CO3.

Câu 50: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất béo dễ tan trong nước.

B. Fructozơ có nhiều trong mật ong.

C. Metyl acrylat và tripanmitin đều là este.

D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.

(Xem giải) Câu 51: Dung dịch chất nào sau đây vừa tác dụng với HCl, vừa tác dụng với NaOH trong dung dịch?

A. Etylamin.       B. Glucozơ.       C. Anilin.       D. Glyxin.

Câu 52: Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có xu hướng

A. nhường electron.       B. nhận proton.       C. nhận electron.       D. nhường proton.

Câu 53: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucozơ. Tên gọi của X là

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN trường Đông Thành - Quảng Ninh

A. Fructozơ.       B. Saccarozơ.       C. Xenlulozơ.       D. Amilopectin.

Câu 54: Tristearin có phân tử khối là

A. 806.       B. 890.       C. 896.       D. 884.

Câu 55: Hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là

A. tristearin.       B. tripanmitin.       C. triolein.       D. trilinolein.

(Xem giải) Câu 56: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic.       B. Etyl fomat có phản ứng tráng bạc.

C. Triolein phản ứng được với nước brom.       D. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.

Câu 57: Đường glucozơ có nhiều trong quả nho chín, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả chín và rau xanh như rau diếp xoắn, cà chua…rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của glucozơ là

A. CH3COOH.       B. C6H10O5.       C. C6H12O6.       D. C12H22O11.

Câu 58: Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly-Val là

A. 2.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

Câu 59: Chất nào sau khi thủy phân hoàn toàn chỉ tạo ra sản phẩm glucozơ là

A. saccarozơ.       B. tinh bột.       C. triolein.       D. protein.

Câu 60: Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7?

A. HCl.       B. NaCl.       C. NaOH.       D. Ba(OH)2.

Câu 61: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. MgCl2.       B. NH4Cl.       C. NaHCO3.       D. Na2CO3.

Câu 62: Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa

A. glucozơ.       B. tinh bột.       C. xenlulozơ.       D. saccarozơ.

Câu 63: Chất nào sau đây không phải là amin?

A. Etylamin.       B. Alanin.       C. Anilin.       D. Trimetylamin.

(Xem giải) Câu 64: Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại R trong m gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng, vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam dung dịch chỉ chứa muối (biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Kim loại R là

A. Cu.       B. Fe.       C. Ag.       D. Mg.

Câu 65: Phân tử polime nào sau đây chứa ba nguyên tố C, H và O?

A. Poliacrilonitrin.       B. Polietilen.

C. Poli(vinyl clorua).       D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 66: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A. Nilon-6,6.       B. Amilozơ.       C. Cao su buna.       D. Cao su isopren.

(Xem giải) Câu 67: Cho 3,45 gam hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít CO2 và 3,78 gam muối clorua. Giá trị của V là

A. 3,36.       B. 0,672.       C. 0,224.       D. 6,72.

(Xem giải) Câu 68: Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(b) Cho sợi Al nguyên chất vào dung dịch NaOH.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
(d) Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.
(e) Cho dung dịch NH4H2PO4 vào dung dịch NaOH dư, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Nghệ An (Lần 2 - Đề 1)

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 69: Dung dịch chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?

A. K3PO4.       B. KBr.       C. HCl.       D. HNO3.

Câu 70: Chất nào sau đây không phải là chất điện li?

A. NaOH.       B. Na2SO4.       C. CH3COOH.       D. C2H5OH.

(Xem giải) Câu 71: Cho 38,04 gam hỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,408 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 12,5 và dung dịch chứa 25,65 gam MgCl2 và m gam CaCl2. Giá trị của m là

A. 39,96.       B. 38,85.       C. 37,74.       D. 41,04.

(Xem giải) Câu 72: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C3H12N2O3) và Y (C4H12N2O2) trong đó X muối của amin Z với axit vô cơ, và Y là muối của Z với amino axit. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng thu được khí T và hỗn hợp muối trong đó có chất hữu cơ Q chứa oxi. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất X là (CH3NH3)2CO3.       B. Chất Z là CH3NH2 và chất T là CO2.

C. Chất Y là H2NCH(CH3)COOH3NCH3.       D. Chất Q là H2NCH2CH2COOH.

(Xem giải) Câu 73: Cho 28 gam oxit của kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 27,418%, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch muối sunfat trung hoà có nồng độ 30,194% (dung dịch X). Làm lạnh dung dịch X đến t°C thấy có 49,2 gam chất rắn Y tách ra, phần dung dịch bão hòa có nồng độ 26,200%. Công thức của chất rắn Y là

A. MgSO4.4H2O.       B. CuSO4.5H2O.       C. CuSO4.2H2O.       D. MgSO4.7H2O.

(Xem giải) Câu 74: Tiến hành điện phân 100 ml dung dịch X chứa FeCl3 1M, CuSO4 1M và HCl 1,2M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%) với I = 2A trong thời gian 24125 giây. Cho NaNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A. 0,448.       B. 0,224.       C. 0,896.       D. 1,344.

(Xem giải) Câu 75: Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 2 ml dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm.
Bước 2: Cho vào ống nghiệm đinh sắt (đã đánh sạch gỉ), để khoảng 10 phút rồi quan sát.
Cho các phát biểu nào sau:
(a) Thí nghiệm trên chứng tỏ tính oxi hóa của Cu2+ mạnh hơn tính oxi hóa của Fe2+.
(b) Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch ZnSO4 thì vẫn thu được hiện tượng tương tự.
(c) Thí nghiệm trên có xảy ra ăn mòn hóa học.
(d) Thí nghiệm trên có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(e) Sau bước 2, có một lớp kim loại màu đỏ bám vào thành ống nghiệm.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 1.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 76: Cho ba chất hữu cơ mạch hở E, F, G có cùng công thức đơn giản nhất là CH2O, F và G là đồng phân. Các chất E, F, G, X, M tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
E + NaOH → X + Y
F + NaOH → X + Z
G + NaOH → M + Y
X + HCl → T + NaCl
M + HCl → L + NaCl
Biết: X, Y, Z, T, M, L là các chất hữu cơ và ME < MF < 100. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) Từ Y điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Oxi hóa Z bằng CuO, thu được anđehit axetic.
(d) Chất F làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(đ) M tác dụng được với Na.
(e) Nhiệt độ sôi của L cao hơn nhiệt độ sôi của T.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN trường Tiên Du 1 - Bắc Ninh (Lần 1 - Đề 2)

A. 2.       B. 4.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 77: Isoamyl axetat có mùi thơm chuối chín được dùng làm hương liệu. Học sinh A tiến hành sản xuất isoamyl axetat từ hai nguyên liệu chính là ancol isoamylic ((CH3)2CHCH2CH2OH) và axit axetic bằng phản ứng este hóa với hiệu suất theo mỗi chất đều là 80%. Biết 1 kg ancol isoamylic có giá là 500.000 đồng và 1 kg axit axetic có giá là 60.000 đồng. Hỏi để sản xuất 10 lọ với mỗi lọ chứa 20 gam isoamyl axetat thì học sinh A cần chi trả bao nhiêu tiền cho hai nguyên liệu chính này?

A. 120.568 đồng.       B. 91.538 đồng.       C. 73.230 đồng.       D. 67.840 đồng.

(Xem giải) Câu 78: X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức; Z là ancol no hai chức; T là este được tạo bởi X, Y, Z (X, Y, Z, T đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 46,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 2,61 mol O2, thu được 34,56 gam H2O. Mặt khác, hidro hóa (xúc tác Ni, t°) hoàn toàn 46,52 gam E cần dùng 0,25 mol H2, thu được hỗn hợp F. Cho F phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 41,9 gam muối khan. Khối lượng của T có trong 93,04 gam hỗn hợp E có thể là

A. 24 gam.       B. 36 gam.       C. 18 gam.       D. 20 gam.

(Xem giải) Câu 79: Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe3O4. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,272 mol HCl (dư 20% so với lượng phản ứng) thu được 0,06 mol H2 và 300 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,09 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 170,48 gam chất rắn. Cho rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y là

A. 6,50%.       B. 5,20%.       C. 3,25%.       D. 3,90%.

(Xem giải) Câu 80: Cho các phát biểu sau:
(1) Axit stearic là đồng đẳng của axit axetic.
(2) Tơ nitron bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên được dùng để dệt vải may quần áo ấm.
(3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
(4) Saccarozơ bị hoá đen trong dung dịch H2SO4 đặc.
(5) Amoni gluconat có công thức phân tử là C6H10O6N.
(6) Dùng phản ứng tráng bạc có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 3.       C. 6.       D. 4.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!