Kiểm tra định kỳ Hóa 12 THPT Nguyễn Khuyến (04-11-2018)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2B 3A 4D 5D 6B 7B 8C 9C 10A
11B 12C 13D 14C 15B 16C 17C 18B 19D 20A
21D 22C 23C 24B 25C 26D 27D 28B 29A 30A
31A 32D 33B 34A 35B 36C 37D 38A 39C 40B

(Xem giải) Câu 1: Cho 0,01 mol hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là

A. 1,08.       B. 0,54.       C. 2,16.       D. 1,62.

Câu 2: Tơ visco được sản xuất từ

A. axit-aminocaproic.       B. xenlulozơ.       C. protein.       D. acrilonitrin.

(Xem giải) Câu 3: Trong phân tử peptit mạch hở X (tạo bởi Gly và Ala) có 3 liên kết -CO-NH-. Thủy phân hoàn toàn 1 mol X thu được 1 mol Gly và

A. 3 mol Ala.       B. 2 mol Ala.       C. 4 mol Ala.       D. 1 mol Ala.

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn este X thu được các sản phẩm đều tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOCH=CH2.       B. HCOOCH2C≡CH.       C. HCOOCH2CH=CH2.       D. HCOOCH=C(CH3)2.

Câu 5: Chất không tác dụng được với dung dịch HCl là

A. Gly-Gly.       B. (CH3)2NH.       C. C6H5NH2.       D. ClH3NCH2COOH.

Câu 6: Chất nào sau đây không phải là polime ?

A. amilopeptin       B. triolein       C. nilon-6,6       D. tơ visco

Câu 7: Cho chất X vào dung dịch Y thấy có xuất hiện màu xanh tím. Vậy X, Y lần lượt là

A. Cu(OH)2; glucozơ.       B. iot, hồ tinh bột.       C. Cu(OH)2; hồ tinh bột.       D. iot; xenlulozơ.

Câu 8: X là amin bậc hai có công thức phân tử C3H9N. Vậy X là

A. trimetylamin.       B. propylamin.       C. etylmetylamin.       D. đimetylamin

Câu 9: Chất hữu cơ nào sau đây thuộc loại hợp chất đa chức ?

A. Glucozơ       B. metylamin       C. tripanmitin       D. glyxin

Câu 10: Axit X là thuốc hỗ trợ thần kinh, muối mononatri của X là bột ngọt. Vậy X là

A. axit glutamic.       B. axit ađipic.       C. axit aminocaproic.       D. axit axetic.

(Xem giải) Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một aminoaxit X (chứa 1 nhóm COOH) cần dùng 4,25 mol O2 thu được N2, 3 mol CO2 và 3,5 mol H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H7O2N.       B. C6H14O2N2.       C. C5H11O2N.       D. C6H13O2N.

Câu 12: Phản ứng nào sau đây không tạo kết tủa

A. Nhỏ nước Br2 vào dung dịch anilin.       B. Nhỏ nước Br2 vào dung dịch phenol.

C. Cho CaCO3 vào dung dịch axit axetic dư.       D. Dẫn khí axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 13: Trùng ngưng axit ε-aminocaproic thu được

A. nilon-6,6.       B. Poliacrilonitrin.       C. poli(etylen terephtalat).       D. policaproamit.

(Xem giải) Câu 14: Cho m gam hỗn hợp gồm CH3COOCH3 và H2NCH2COOCH3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 17,9 gam muối. Giá trị của m là

A. 16,6.       B. 19,1.       C. 16,3.       D. 9,2.

Câu 15: X là chất rắn ở điều kiện thường, dung dịch chất X làm đổi màu quỳ tím. Vậy X là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Phan Châu Trinh - Đà Nẵng (Lần 2)

A. phenylamin.       B. lysin.       C. glyxin.       D. metylamin.

(Xem giải) Câu 16: Cho 1 mol chất béo X phản ứng tối đa 2 mol Br2. Số liên kết π trong phân tử chất béo X là

A. 3.       B. 2.       C. 5.       D. 6.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp β-amino axit.

B. Có thể dùng phenolphtalein để phân biệt 3 dung dịch Glu, Lys, Val.

C. Phân tử aminozơ và xenlulozơ đều có cấu trúc không phân nhánh.

D. Phenylamoniclorua ít tan trong nước.

(Xem giải) Câu 18: Khi đốt cháy nhựa X sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí Y. Biết khí Y tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Tên của nhựa X là

A. nhựa PP (polipropylen).       B. nhựa PVC.       C. nhựa PE.       D. nhựa PS (polistiren).

(Xem giải) Câu 19: Số đồng phân amin bậc một có vòng benzen ứng với công thức C7H9N

A. 3.       B. 2.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 20: Este Z đơn chức, mạch hở, không tráng bạc. Thủy phân Z trong dung dịch NaOH thu được muối của axit cacboxylic và ancol Y. Trong este Z, oxi chiếm 37,21% về khối lượng. Ancol Y là

A. CH3OH       B. C2H5OH       C. C3H7OH.       D. C3H5OH.

Câu 21: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với hiđro (Ni, t°) vừa tham gia được phản ứng thủy phân ?

A. Saccarozơ.       B. Tristearin.       C. glucozơ.       D. vinyl axetat.

Câu 22: Cho các dung dịch: Glixerol, anbumin, saccarozơ, Ala-Gly-Ala. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo hợp chất màu tím là

A. 4.       B. 1.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 23: Cho 0,1 mol aminoaxit X phản ứng với 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M. Vậy X là chất nào trong các chất sau

A. alanin.       B. glyxin.       C. axit glutamic.       D. lysin.

(Xem giải) Câu 24: Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Phe-Val và Gly-Phe. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của X lần lượt là

A. Ala và Phe.       B. Ala và Val.       C. Gly và Phe.       D. Gly và Val.

(Xem giải) Câu 25: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, CH3COOH, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi bảng sau:

Chất X Y Z T
Nhiệt độ sôi (°C) 182 184 -6,7 118,12
pH (dung dịch nồng độ 0,001 M) 6,48 7,82 10,81 3,45

Nhận xét nào sau đây sai?

A. T được điều chế trực tiếp từ CH3OH.        B. Z tác dụng được với dung dịch chất T.

C. Y tan tốt trong dung dịch NaOH.        D. X và Y đều không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 26: Cho các chất sau: triolein, anđehit axetic, etyl axetat, fructozơ. Số chất tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°) là

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN chuyên Hà Giang (Lần 2)

(Xem giải) Câu 27: Biết 1 mol chất hữu cơ X tác dụng vừa đủ với 2 mol NaOH, thu được dung dịch chứa các chất tan là NaCl, C2H5OH và H2NCH2COONa. Phân tử khối là

A. 103.       B. 125,5.       C. 153,5.       D. 139,5.

(Xem giải) Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 5,32 gam hỗn hợp X gồm ba este (chỉ có chức este) tạo bởi axit fomic với các ancol metylic, etylenglicol và glixerol thu được V lít CO2 (đkct) và 2,52 gam H2O. Giá trị của V là

A. 9,408 lít.       B. 4,032 lít.       C. 5,040 lít.       D. 3,120 lít.

(Xem giải) Câu 29: Cho 0,25 mol hỗn hợp X gồm lysin và glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 55,6 gam muối. Thành phần phần trăm khối lượng của glyxin trong X là

A. 67,26%.       B. 43,52%.       C. 25,51%.       D. 33,25%.

(Xem giải) Câu 30: Thủy phân hết 0,02 mol peptit mạch hở X (CnHmOzN5), thu được alanin và 0,04 mol glyxin. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch HCl dư, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 59,95.       B. 63,50.       C. 47,40.       D. 43,50.

(Xem giải) Câu 31: Cho các phát biểu sau:
a. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol
b. Trong phân tử tetrapeptit mạch hở Gly-Ala-Gly-Val có 3 liên kết
c. Trùng ngưng etylen và axit teraphtalic thu được poli(etylen terephtalat)
d. Anilin dễ thế ở vòng thơm benzen
e. Khối lượng phân tử của amilopectin lớn hơn khối lượng phân tử của amilozơ
g. Tơ nilon-6, tơ nitron đều là tơ poliamit
Số phát biểu đúng là ?

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 6.

(Xem giải) Câu 32: Cho 25,14 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 34,4 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,68 gam H2O. Giá trị của V ml là

A. 250.       B. 300.       C. 100.       D. 400.

(Xem giải) Câu 33: Cho este đa chức X (có cùng công thức C5H8O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm muối của axit cacboxylic (axit chứa một loại chức) và ancol. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 3.       B. 5.       C. 6.       D. 4.

(Xem giải) Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 19,24 gam hỗn hợp X gồm một ancol và một este (đều hai chức, mạch hở) cần dùng 0,65 mol O2 thu được CO2 và 0,66 mol H2O. Mặt khác, cho 19,24 gam X tác dụng hoàn toàn với 0,1 mol Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 11,16.       B. 12,24.       C. 18,60.       D. 9,30.

(Xem giải) Câu 35: Cho các sơ đồ phản ứng
X (C7H11O4N, mạch hở) + NaOH dư → X1 + X2 + H2O
X1 + HCl dư → X4 + NaCl
X2 + H2 → X3
X3 + X4 → X5 + H2O
Biết X1 là muối đinatri glutamat; số nguyên tử C trong phân tử X5 > 7. Phân tử khối của X5 là

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN chuyên Vinh - Nghệ An (Lần 3)

A. 203.       B. 239,5.       C. 175.       D. 211,5.

(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml X bằng oxi vừa đủ, thu được 590 ml hỗn hợp Y gồm CO2, N2, hơi nước. Nếu cho Y đi qua H2SO4 đặc (dư) thì thể tích khí thoát ra giảm đi 1 nửa (thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là

A. C2H6 và C3H8.       B. C3H6 và C4H8.       C. C3H4 và C4H6.       D. C2H4 và C3H6.

(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 35,46 gam hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y thì cần vừa đủ 1,71 mol O2, thu được H2O; N2 và 1,365 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 25,2.       B. 16,88.       C. 15.       D. 21.

(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp E gồm hai este mạch hở, trong đó có một este đơn chức là este của axit Y (Y không no, mạch phân nhánh có một liên kết C=C) và một este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 12,32 gam E thu được 0,42 mol H2O. Biết 12,32 gam E mất màu vừa đủ 0,14 mol Br2. Nếu cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được ba ancol đơn chức và hỗn hợp X gồm hai muối của axit cacboxylic đều không no, có cùng số nguyên tử C. Thành phần phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn hơn trong X là

A. 71,17%.       B. 70,92%.       C. 47,066%.       D. 55,25%.

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2 là muối của axit cacboxylic hai chức, mạch hở) và chất Y (CnH2n+4O2N2, là muối của aminoaxit có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) với m > n. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,48 mol O2, dẫn sản phẩm thu được gồm N2, CO2, hơi H2O qua bình đựng H2SO4 đặc dư, thoát ra 0,48 mol khí. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn thu được hai chất khí có phân tử khối lơn hơn kém nhau 14 đvC, đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là

A. 11,44.       B. 12,85.       C. 12,76.       D. 13,48.

(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp E gồm 3 chất: X là este của amino axit, Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY < MZ). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được 7,36 gam ancol đơn chức và (m + 9,34) gam hỗn hợp muối natri của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,03 mol muối của valin). Cho toàn bộ lượng muối natri tác dụng tối đa với 400 ml dung dịch HCl 2,2M thu được dung dịch chứa 77,46 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 1,755 mol O2. Phần trăm khối lượng của Z trong E là

A. 18,39%.       B. 35,83%.       C. 43,3%.         D. 20,72%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!