[2021] Thi thử TN sở GDĐT Thanh Hóa (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2C 3D 4A 5A 6B 7A 8C 9A 10A
11D 12B 13D 14D 15D 16A 17B 18B 19B 20C
21B 22C 23C 24D 25D 26D 27C 28B 29C 30A
31B 32B 33C 34D 35A 36D 37D 38B 39B 40A

Câu 1: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?

A. Cr2O3.       B. CuSO4.       C. Fe(OH)3.         D. Al.

(Xem giải) Câu 2: Cho m gam glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°, hiệu suất 80%) thu được 36,4 gam sobitol. Giá trị của m là

A. 45,5.       B. 40,5.       C. 45,0.       D. 36,0.

(Xem giải) Câu 3: Cho các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli (etylen terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat). Số polime có thể là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

A. 5.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

Câu 4: Kim loại nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường?

A. Li.       B. Mg.       C. Fe.       D. Al.

(Xem giải) Câu 5: Cho 2,24 gam Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 0,1M đến phản ứng hóa toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng bằng bao nhiêu?

A. 2,32 gam.       B. 2,16 gam.       C. 1,68 gam.       D. 2,98 gam.

(Xem giải) Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.
(2) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH dư.
(3) Sục 3b mol khí CO2 vào dung dịch chứa 2b mol Ca(OH)2.
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(5) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.
(6) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 6.         B. 4.         C. 3.         D. 5.

Câu 7: Loại polime nào sau đây không chứa nguyên tử nitơ trong mạch polime?

A. Tơ lapsan.       B. Protein.       C. Tơ olon.       D. Tơ nilon-6,6.

Câu 8: Etyl propionat có mùi dứa, được dùng làm chất tạo hướng trong công nghiệp. Etyl propionat được điều chế từ axit và ancol nào sau đây?

A. CH3COOH, CH3OH.       B. CH3COOH, C2H5OH.

C. C2H5COOH, C2H5OH.       D. C2H5COOH, CH3OH.

Câu 9: Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hoá thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn

A. Fe – Zn.       B. Fe – Sn.       C. Fe – Cu.       D. Fe – Pb.

Câu 10: Trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Lys thì amino axit đầu C là

A. Lys.       B. Val.       C. Ala.       D. Gly.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.

B. Poli (metyl metacrylat) được dùng sản xuất chất dẻo.

C. Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.

D. Các este thường dễ tan trong nước.

Câu 12: Chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl, thu được hai muối

A. Fe.       B. Fe3O4.       C. Fe2O3.       D. FeO.

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN sở GDĐT Thái Bình (Lần 1)

Câu 13: Chất hữu cơ nào dưới đây không tham gia phản ứng thủy phân?

A. triolein.        B. tinh bột.        C. protein.        D. fructozơ.

Câu 14: Chất nào dưới đây không tan trong nước ở điều kiện thường?

A. Glyxin.       B. Saccarozơ.       C. Etylamin.       D. Tristearin.

(Xem giải) Câu 15: Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là

A. 3.       B. 1.       C. 2.       D. 4.

Câu 16: Trong y học, glucozơ là “biệt dược” có tên gọi là

A. Huyết thanh ngọt.       B. Đường máu.       C. Huyết thanh.       D. Huyết tương.

Câu 17: Chất thuộc loại cacbohiđrat là

A. glixerol.       B. xenlulozơ.       C. protein.       D. poli(vinyl clorua).

Câu 18: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O

A. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O.       B. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O.

C. KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O.       D. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O.

Câu 19: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong trong các máy lọc nước, khẩu trang y tế, mặt nạ phòng độc. Chất X là

A. cacbon oxit.       B. than hoạt tính.       C. thạch cao.       D. lưu huỳnh.

Câu 20: Tính chất hoá học chung của kim loại là

A. dễ nhận electron.       B. thể hiện tính oxi hoá.

C. dễ bị oxi hoá.       D. dễ bị khử.

Câu 21: Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo) được gây nên chủ yểu bởi

A. Khối lượng riêng của kim loại.        B. Các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

C. Cấu tạo mạng tinh thể của kim loại.       D. Tinh chất của kim loại.

(Xem giải) Câu 22: Để hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là

A. 300.       B. 200.       C. 400.       D. 100.

Câu 23: Diêm tiêu kali được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, đồng thời được dùng làm phân bón. Công thức hóa học của diêm tiêu kali là

A. K2CO3.       B. KCl.       C. KNO3.       D. K2SO4.

(Xem giải) Câu 24: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là

A. 4.       B. 6.       C. 5.       D. 7.

Câu 25: Polime nào sau đây được điều chế băng phản ứng trùng hợp?

A. Tơ lapsan.       B. Tơ nilon-6,6.       C. Tơ visco.       D. Tơ olon.

Câu 26: Chất nào sau đây là amin bậc 2

A. Phenylamin.       B. Etylamin.       C. Isopropylamin.       D. Đimetylamin.

Câu 27: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:

A. Fe, Mg, Al.       B. Cu, Fe, Al.       C. Fe, Al, Cr.       D. Cu, Pb, Ag.

(Xem giải) Câu 28: Để trung hòa 25 gam dung dịch của amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi học kỳ 1 sở GDĐT Bắc Ninh

A. C3H7N.       B. CH5N.       C. C2H7N.       D. C3H5N.

Câu 29: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

A. Al.       B. Na.       C. Hg.       D. W.

(Xem giải) Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam P rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol KOH, Sau khi các phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m + 9,72 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 1,86.       B. 1,55.       C. 2,17.       D. 2,48.

(Xem giải) Câu 31: X là đipeptit Val-Ala, Y là tripeptit Gly-Ala-Glu. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol 3 : 2 với dung dịch KOH vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 17,72 gam muối. Giá trị của m gần nhất với

A. 12,0 gam.       B. 11,1 gam.       C. 11,6 gam.       D. 11,8 gam.

Câu 32: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch I2 Có màu xanh tím
Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím
Z Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng
T Nước Br2 Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.       B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.

C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.       D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.

(Xem giải) Câu 33: Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho m gam X tán hoàn toàn vào V ml dung dịch Y gồm H2SO4 1,65M và NaNO3 1M, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3,66m gam muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (đktc). Dung dịch Z phản ứng tối đa với 1,22 mol KOH. Giá trị của V là

A. 500.       B. 600.       C. 400.       D. 300.

(Xem giải) Câu 34: Hỗn hợp X chứa một anken và ba amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 2,36 gam X bằng một lượng O2 vừa đủ. Sản phẩm cháy thu được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa đồng thời thấy có 0,448 lít khí N2 (đktc) bay ra. Giá trị của m là

A. 9,0.       B. 10,0.       C. 14,0.       D. 12,0.

(Xem giải) Câu 35: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic và triglixerit Y có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được CO2 và 35,64 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp chỉ chứa hai muối. Khối lượng của Y trong m gam hỗn hợp X là

A. 12,48.       B. 8,61.       C. 32,46.       D. 1,87.

(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp X gồm Al, Ba, Al4C3 và BaC2. Cho 29,7 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4, H2). Đốt cháy hết Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch H2SO4 1M vào Y, được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 46,60.       B. 15,60.       C. 55,85.       D. 51,85.

Bạn đã xem chưa:  [2018 - 2019] Kiểm tra năng lực chuyên môn - Giáo viên dạy giỏi tỉnh Bắc Ninh

(Xem giải) Câu 37: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy với các điện cực làm bằng than chì. Khi điện phân nóng chảy Al2O3 với dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây thu được 2,16 gam Al. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Hiệu suất của quá trình điện phân là 80%.

B. Phải hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy để hạ nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp xuống 900°C.

C. Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng boxit.

D. Sau một thời gian điện phân, phải thay thế điện cực catot.

(Xem giải) Câu 38: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
– Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic,1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
– Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy trong nồi nước nóng 65°C – 70°C.
– Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.
(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch KCl bão hòa.
(e) Có thể dung dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 10° để thực hiện phản ứng este hóa.
(f) Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là:

A. 5.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 39: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

A. 20.       B. 25.       C. 30.       D. 27.

(Xem giải) Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(1) Fe trong gang và thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm.
(2) Nước để lâu ngoài không khí có pH < 7.
(3) Điều chế poli (etylen terephtalat) có thể thực hiện bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
(4) Axit nitric còn được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT, sản xuất thuốc nhuộm, dược phẩm.
(5) Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu sinh học khác.
(6) Triolein tác dụng được với H2 (xúc tác Ni, t°), dung dịch Br2, Cu(OH)2.
(7) Photpho dùng để sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói.
(8) Xăng E5 là xăng sinh học được pha 5% bio-ethanol (sản xuất chủ yếu từ lương thực như ngô, sắn, ngũ cốc và củ cải đường), 95% còn lại là xăng Ron A92 “truyền thống”.
Số phát biểu đúng là

A. 6.       B. 7.       C. 8.       D. 5.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!