Bài tập Peptit (Phần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

Câu 1. Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 cần dùng 22,176 lit O2 (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 lit (đktc). Phần trăm khối lượng peptit của X trong E gần với :

A. 19,0%           B. 17,5%           C. 18,0%           D. 18,5%

Xem giải

Câu 2. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm peptit X và peptit Y bằng dung dịch NaOH thu được 151,2 gam hỗn hợp gồm các muối natri của Gly, Ala và Val. Mặt khác, để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, Y ở trên cần 107,52 lít khí O2 (đktc) và thu được 64,8 gam H2O. Giá trị của m là
A. 102,4.       B. 97,0.        C. 92,5.     D. 107,8.

Xem giải

Câu 3. X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y cũng như 0,16 mol peptit Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E chứa X, Y và 0,16 mol Z (số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần với giá trị nào nhất:
A. 12%        B. 95%        C. 54%        D. 10%

Xem giải

Câu 4. Thủy phân hoàn toàn m (gam) hỗn hợp X gồm 3 peptit ( trog cấu tạo chỉ chứa Glyxin, Alanin và Valin) trong dung dịch chứa 47,54 gam KOH. Cô cạn dung dịch thì thu được 1,8m (gam) chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hết 0,5m (gam) X thì cần dùng 30,324 lít O2, hấp thụ sản phẩm cháy vào 650 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thấy khối lượng bình tăng 65,615 (gam) đồng thời khối lượng dung dịch tăng m1 (gam) và có một khí trơ thoát ra. Giá trị (m1 + m) gần nhất với?
A. 78       B. 120      C. 50      D. 80

Xem giải

Câu 5. Cho m gam hỗn hợp E gồm một peptit X và một peptit Y (Biết số nguyên tử nitơ trong X, Y lần lượt là 4 và 5, X và Y chứa đồng thời glyxin và alanin trong phân tử) bằng lượng NaOH vừa đủ, cô cạn thu được (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng O2 vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi F gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi F qua bình đựng NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E gần nhất với?
A. 47%.        B. 53%        C. 30%        D. 35%.

Xem giải

Câu 6. Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có công thức phân tử là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol etylic và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,50.       B. 0,76.        C. 1,30.        D. 2,60

Xem giải

Câu 7.  Hỗn hợp E gồm 2 peptit mạch hở X, Y đều tạo bởi alanin và valin, MX < MY. Tổng số nguyên tử oxi trong phân tử X và Y là 11, số liên kết peptit trong X hoặc Y không nhỏ hơn 3. Thủy phân hoàn toàn 99,4 gam hỗn hợp E cần 1,1 lít dung dịch KOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 99,4 gam hỗn hợp E cần 132,72 lít O2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 48,48%.       B. 54,54%.       C. 54,02%.       D. 62,52%.

Xem giải

Câu 8. Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A gam và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là amionaxit no, có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y đều thu được số mol CO2 bằng nhau. Đót cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là:

Bạn đã xem chưa:  Bài toán kim loại kiềm, kiềm thổ và oxit của chúng (Phần 1)

A. 0,65       B. 0,67       C. 0,69       D. 0,72

Xem giải

Câu 9. Thủy phân hoàn toàn 25,38 gam hỗn hợp X gồm hai peptit Y và Z (MY <MZ) đều được tạo thành từ Gly, Ala, Val và Glu thu được các aminoaxit với tỷ lệ mol tương ứng là: 3,5 : 3 : 1,5 : 2. Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X trên cần vừa đủ 1,1925 mol O2. Biết tổng số nguyên tử N có trong X là 14 nguyên tử, lượng Glu tạo ra từ Y và Z là như nhau và số mắt xích Gly, Ala trong Y bằng nhau. Phần trăm khối lượng của Y có trong X là:
A. 47,26%       B. 52,18%       C. 59,34%       D. 56,32%

Xem giải

Câu 10. Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là

A. 396,6.       B. 409,2.       C. 340,8.       D. 399,4.

Xem giải

Câu 11. Hỗn hợp A gồm tripeptit Ala-Gly-X và tetrapeptit Gly-Gly-Ala-X (X là α-aminoaxit có 1 nhóm  NH2 và 1 nhóm – COOH trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn 0,29 mol hỗn hợp A sau phản ứng thu được 65,632 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và 48,69 gam H2O. Mặt khác cho 1/10 lượng hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được m gam muối khan. Tổng khối lượng muối glyxin và muối X trong m là?
A. 13,412          B. 9,174          C. 10,632         D. 9,312

Xem giải

Câu 12. Hỗn hợp A gồm peptit X mạch hở cấu tạo từ gly và ala, số liên kết peptit không quá 6 và este Y được tạo ra từ phản ứng giữa axit cacboxylic no đơn chức và metanol. Thủy phân hoàn toàn m g A trong NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối, trong đó số mol muối của gly lớn hơn của ala. Đốt cháy hoàn toàn 24,2 gam hỗn hợp trên cần 20 gam O2, thu được H2O, N2, Na2CO3 và 18,7 gam CO2. Phần trăm theo khối lượng của peptit X trong A là?

A. 77,84%         B. 81,25%          C. 74,71%           D. 64,35%

Xem giải

Câu 13. Hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y (MX < MY) mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 10. Đốt cháy 0,2 mol E với oxi vừa đủ được N2, x mol CO2, y mol H2O với x = y + 0,08. Mặc khác đun nóng 48,6 gam E với dung dịch KOH vừa đủ thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của gly và val có tổng khối lượng là 83,3g. % khối lượng của Y trong E là:

A.37,86%          B.38,89%          C.35,24%          D.33,38%

⇒ Xem giải

Câu 14. Hỗn hợp E gồm 2 peptit mạch hở X, Y đều tạo bởi alanin và valin, Mx < My. Tổng số nguyên tử oxi trong phân tử X và Y là 11, số liên kết peptit trong X hoặc Y không nhỏ hơn 3. Thủy phân hoàn toàn 99,4 gam hỗn hợp E cần 1,1 lít dung dịch KOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 99,4 gam hỗn hợp E cần 132,72 lít O2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 48,48%.         B. 54,54%.          C. 54,02%.         D. 62,52%.

Xem giải

Câu 15. Hỗn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840 ml (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?

Bạn đã xem chưa:  Chất khử với H+ và NO3- (Phần 17)

A. 7,26         B. 6,26.         C. 8,25.         D. 7,25.

Xem giải

Câu 16. Hỗn hợp E chứa tetrapeptit (X) và pentapeptit (Y) mạch hở, được tạo bởi từ glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn 27,99 gam E bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2, thu được 45,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thu được tăng 23,17 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 4,144 lít (đktc). Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là:

A. 30,87%.         B. 48,55%.         C. 69,13%.         D. 51,45%

Xem giải

Câu 17. Thuỷ phân hoàn toàn m gam hexapeptit X mạch hở thu được (m + 4,68) gam hỗn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hoá hoàn toàn một lượng hỗn hợp Y ở trên cần vừa đủ a mol khí oxi, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hỗn hợp Z qua bình H2SO4 đậm đặc (dư) thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với khối lượng hỗn hợp Z; tỉ lệ a : b = 51 : 46. Để oxi hoá hoàn toàn 27,612 gam X thành CO2, H2O và N2 cần tối thiểu V lít oxi (đktc). Giá trị của V gần nhất với
A. 32,70.          B. 29,70.          C. 53,80.          D. 33,42.

Xem giải

Câu 18. Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 25,08.           B. 99,15.           C. 54,62.           D. 114,35

Xem giải

Câu 19. Cho hỗn hợp A chứa peptit X và Y đều được tạo bởi glyxin và alanin. Biết rằng tổng số nguyên tử O trong A là 13. Trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là:
A. 560,1          B. 470,1          C. 520,2          D. 490,6

Xem giải

Câu 20. Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ, nY = nZ) có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử là 13 trong đó số nguyên tử oxi trong phân tử mỗi peptit không nhỏ hơn 6. Để thủy phân hoàn toàn 32,13 gam E cần vừa đủ 510ml dung dịch NaOH 1M được hỗn hợp muối của Gly và Val có tỉ lệ mol 16 : 1. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 2,565 mol oxi. Phần trăm theo khối lượng của Z gần nhất:

A. 17          B. 12          C. 14          D. 15

Xem giải

Câu 21. X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các -amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có  1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là?

A. 46 gam              B. 41 gam               C. 43 gam                  D. 38 gam

Xem giải

Câu 22: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các α -amino axit có công thức dạng H2N-CxHy-COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của α -aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là
A. 45,2 gam.           B. 48,97 gam.           C. 38,8 gam.           D. 42,03 gam.

Bạn đã xem chưa:  ĐH Vinh lần 1 - 2016 (Mã đề 357)

Xem giải

Câu 23: X là tetrapeptit mạch hở; 0,1 mol X phản ứng được tối đa với 0,5 mol NaOH hoặc 0,4 mol HCl. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 177,3 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng oxi trong X là
A. 27,59%.           B. 38,62%.           C. 35,22%.           D. 25,16%.

Xem giải

Câu 24: Hốn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840 ml (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 7,26           B. 6,26.           C. 8,25.           D. 7,25.

Xem giải

Câu 25: Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino axit đều có dạng H2NCmHnCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 35,0.           B. 27,5.           C. 31,5.           D. 30,0.

Xem giải

Câu 26: X, Y là 2 peptit được tạo từ các α – aminoaxit no, mạch hở chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Đun nóng 0,1 mol hh E chứa X, Y bằng dd NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Đốt cháy toàn bộ lượng muối này thu được 0,2 mol Na2CO3 và hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 65,6 gam. Mặt khác, đốt cháy 1,51m gam hỗn hợp E cần dùng a mol O2, thu được CO2, H2O, N2. Giá trị của a gần nhất với
A. 2,5.           B. 3,5.           C. 3,0.            D. 1,5.

Xem giải

Câu 27: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH thu được 9,02 gam hỗn hợp gồm các muối của Gly, Ala, Val. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2(đktc), thu được 4,32 gam H2O. Giá trị của m là:
A.6,36.           B.7,36.           C. 4,36.            D. 3,36.

Xem giải

Câu 28. Thủy phân m gam peptit X mạch hở (Cấu tạo từ các amino axit có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thu được 63,928 gam hỗn hợp tripeptit và đipeptit có tỉ lệ mol 1 : 1. Mặt khác thủy phân m gam X trên thu được 65,5 gam hỗn hợp đipepti. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam x thì tổng khối lượng amino axit thu được là bao nhiêu?
A. 73,36        B. 67,34        C. 70,26        D. 72,18

Xem giải

Câu 29.  X là tetrapeptit mạch hở, 0,1 mol X phản ứng được tối đa với 0,6 mol NaOH hoặc 0,4 mol HCl. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng dung dịch giảm 194,4 gam. Tính phần trăm khối lượng oxi trong X?

A. 36,92%          B. 38,3%         C. 35,64%        D. 39,78%

Xem giải

Câu 30. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở Ala-Ala-Ala-Ala; Gly-Gly-Gly-Gly; Ala-Gly-Gly-Gly-Ala và Ala-Ala-Ala-Ala-Ala-Ala bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl đun nóng, thu được dung dịch chứa (m + 147,25) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn cũng lượng X trên được N2; 330 gam CO2 và 119,7 gam H2O. Tính giá trị của m.

Xem giải

12
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
thiên

đáp án câu 3 là gì vậy

dakt98_jechuikhu

Ad làm cái file đề up lên cho mn down cho tiện.thân gửi

Amui

Làm sao coi được bài giải vậy

Amui

Sao em k coi đáp án đc v

anhramos1999

sao em k xem duoc dap an vay

Thanh Phuong

ad co đc download tài liệu về k ạ

Phạm hưng

Ko tải đuoc

Nhọ

phần 2 ở đâu nhỉ

lalahara

có cách nào tải về không m.n

dino

ko tải được

Taegongsil

Hay??

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!