Bài tập về FeS2, FeS, CuS (Phần 4)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Hòa tan hết 39,56 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, FeCO3 và FeS trong dung dịch chứa 0,18 mol HNO3 và 1,08 mol NaHSO4. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 155,88 gam và 14,72 gam hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO và H2S. Tỉ khối của Y so với He bằng x. Đế tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 1,16 mol NaOH; đồng thời không thấy khí thoát ra. Giá trị của x gần nhất với

A. 8,7.         B. 8,8.         C. 8,9.         D. 9,0.

(Xem giải) Câu 2. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Cu2S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X chỉ chứa m gam hai muối sunfat. Giá trị của m là

A. 12,8.          B. 16,8.          C. 10,8.          D. 15,6.

(Xem giải) Câu 3. Nung hỗn hợp gồm x mol Fe(NO3)2, y mol FeS2 và z mol FeCO3 trong bình kín chứa một lượng dư không khí. Sau khi các phản ứng xẩy hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất bình không đổi so với ban đầu. Mối liên hệ giữa x, y, z là

A. 6x + 2z = y.         B. 3x + z = y.

C. 9x + 2z = 3y.         D. 6x + 4z = 3y.

(Xem giải) Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 1,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, S, FeS, FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc, dư thu được 5,376 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Cho một lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y, lọc kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m gần nhất với

A. 4,67.          B. 5,72.          C. 7,52.          D. 8,77.

(Xem giải) Câu 5. Đốt m gam hỗn hợp FeS và FeS2 bằng 28 lít hỗn hợp X gồm O2, O3, N2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,12 thu được 5m/6 gam (chỉ gồm 1 chất) và 26,32 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm SO2 và N2 có tỉ khối với không khí là d. Giá trị của gần nhất của d là

A. 1,76.         B. 1,77.         C. 1,75.         D. 1,57.

(Xem giải) Câu 6. Nung hỗn hợp X gồm FeCO3, FeS và Fe(NO3)2 trong không khí ở nhiệt độ cao, đến phản ứng hoàn toàn, thu được Fe2O3 duy nhất và hỗn hợp Y gồm CO2, SO2, NO2, N2, trong đó SO2 chiếm 8,75% về thể tích và thể tích khí NO2 gấp đôi thể tích khí CO2, Các khí đều đo cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ; trong không khí, O2 chiếm 20% về thể tích, còn lại là N2, Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X là

A. 65,10%       B. 13,92%      C. 25,17%       D. 31,10%

(Xem giải) Câu 7. Nhiệt phân hoàn toàn 121,56 gam hỗn hợp X gồm FeS2; Fe(NO3)2; FeCO3; Fe(OH)2 trong chân không  thu được chỉ một chất rắn duy nhất và thoát ra 30,912 lít hỗn hợp khí và hơi (trong đó có 0,02 mol O2) có tỉ khối so với H2 là 533/23. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X là:

A. 88,85%.      B. 91,81%.      C. 22,31%.      D. 5,73%.

(Xem giải) Câu 8. Hòa tan hết 3,264 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600ml dung dịch HNO3 1M đung nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,592 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là:

Bạn đã xem chưa:  Chất khử với H+ và NO3- (Phần 6)

A. 9,760          B. 9,120           C. 11,712           D. 11,256

(Xem giải) Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm ZnS, FeS2, CuS bằng 21,84 lít O2 thu được a mol hỗn hợp Y gồm 3 oxit và 15,232 lít SO2. Biết Y không còn khả năng cho electron. Tính giá trị của a

A. 0,41.        B. 0,52.        C. 0,68.        D. 0,7

(Xem giải) Câu 10. Hỗn hợp X gồm 0,12 mol FeS2 và 0,35 mol Fe3C. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 98% (đặc, nóng) thu được V lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) gồm SO2 và CO2 (SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của V và khối lượng dung dịch H2SO4 98% tối thiểu để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X lần lượt là:

A. 71,12 lít và 469 gam.        B. 71,12 lít và 435 gam

C. 78,96 lít và 493 gam        D. 78,96 lít và 469 gam

(Xem giải) Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp FeS, FeS2 cần một lượng không khí chiếm 20% oxi 80% nitơ. Sau phản ứng thu được chất rắn duy nhất Fe2O3 đồng thời thu được hỗn hợp khí trong đó SO2 chiếm 11%, Nitơ chiếm 84,8%, còn lại là oxi dư. Tỉ lệ mol của FeS, FeS2 ban đầu lần lượt là

A. 5 : 3.         B. 3 : 5.         C. 2 : 1.         D. 1 : 2.

(Xem giải) Câu 12. Cho 50,4 gam hỗn hợp FeS và FeS2 vào bình kín có không khí dư. Nung nóng bình đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng lượng khí trong bình giảm 0,375 mol. Thể tích dung dịch NaOH 1,0 M tối thiểu cần dùng để hấp thụ hết lượng SO2 tạo ra là:

A. 700 ml      B. 800 ml      C. 300 ml      D. 500 ml

(Xem giải) Câu 13. Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau, M là kim loại có hóa trị không đổi. Cho 6,51 gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3 đun nóng thu được dung dịch A1 và 13,216 lit hỗn hợp khí A2 (đktc) có khối lượng 26,34 gam gồm NO2 và NO. Thêm một lượng BaCl2 dư vào dung dịch A1 thấy tạo thành m gam kết tủa trắng trong dung dịch dư axit trên. Tìm kim loại M và giá trị m?

A. Zn và 20,97.      B. Fe và 20,97.      C. Mg và 23,3.      D. Zn và 23,3.

(Xem giải) Câu 14. Hỗn hợp A gồm Fe2O3, CuO, Fe3O4 và FeS2, người ta cho m gam A vào bình kín chứa 1,875 mol khí O2 (dư). Nung nóng bình cho tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về điều kiện ban đầu thấy áp suất giảm 10% so vói lúc trước khi nung. Mặt khác, cho m gam A vào H2SO4 đặc, nóng dư thu đươc 35,28 lít khí SO2 (đktc) và dung dịch B chứa 155m/69 (gam) muối. Biết trong A oxi chiếm 19,324% về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với:

A. 81           B. 82           C. 83           D. 84

(Xem giải) Câu 15. Cho 2 gam FeS2 và Cu2S phản ứng với HNO3 đặc nóng. Sản phẩm khử thu được chỉ có NO2, dung dịch thu được gồm các muối sunfat thì thể tích NO2 thu được là:

A. 6,944 lít     B. 4,48 lít     C. 3,92 lít     D. 7,84 lít

(Xem giải) Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập este tổng hợp (Phần 15)

A. 12,8          B. 6,4             C. 9,6             D. 3,2

(Xem giải) Câu 17. Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, Fe, CuS trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 3,61       B. 6,13       C. 6,8       D. 8,27

(Xem giải) Câu 18. Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kính chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết các phản ứng lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)

A. a=0,5b         B. a=b         C. a=4b         D. a=2b

(Xem giải) Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,2.         B. 12,6.         C. 18,0.        D. 24,0.

(Xem giải) Câu 20. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp rắn gồm FeS, FeS2, CuS, Cu2S trong dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch X chỉ chứa hai muối sunfat và 40,32 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được 70,475 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 10,4 gam.    B. 15,6 gam.    C. 17,8 gam.    D. 18,5 gam.

(Xem giải) Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp FeCO3 và FeS2 trong 300 ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch Y và V lít hỗn hợp Z (đktc) gồm hai khí. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 8,96 gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của V là?

A. 6,272.        B. 5,376.        C. 7,84.        D. 8,736.

(Xem giải) Câu 22. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2, S vào dung dịch HNO3 loãng dư, giải phóng 8,064 lít NO đktc (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan kết lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl, sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn không tan. Giá trị của a:

A. 7,92        B. 9,76        C. 8,64        D. 9,52

(Xem giải) Câu 23. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,1 mol FeS2 và 0,15 mol FeS vào 850 ml HNO3 2M, sản phẩm thu được gồm một dung dịch Y và một chất khí thoát ra. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu, biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO?

A. 24,8 gam.      B. 19,2 gam.      C. 40,8 gam.      D. 44,0 gam.

(Xem giải) Câu 24. Cho 12,59 gam hỗn hợp E gồm Fe2O3, FeS2, Fe và Al (Al và Fe2O3 có số mol bằng nhau) tác dụng với dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối và hỗn hợp Y chỉ chứa hai khí NO, H2. Cô cạn dung dịch X thu được 22,53 gam muối khan Z. Mặt khác, dung dịch X tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1,65M, thu được kết tủa T. Nung T ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam một chất rắn duy nhất. Phần trăm khối lượng Fe2(SO4)3 trong Z có giá trị gần nhất với

Bạn đã xem chưa:  Bài toán phi kim tác dụng với oxi, axit (Phần 1)

A. 27%.         B. 71%.         C. 53%.         D. 36%.

(Xem giải) Câu 25. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: N2 = 83,33%; SO2 = 10,42% còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là

A. 12,67%.         B. 26,83%.         C. 66,52%.          D. 9,29%.

(Xem giải) Câu 26. Từ 400 kg quặng có chứa 60% FeS2 (còn lại là tạp chất không chứa lưu huỳnh) ta có thể sản xuất được bao nhiêu kg dung dịch H2SO4 95%. Giả sử khối lượng bị hao hụt trong quá trình sản xuất là 5%.

A. 240,0kg         B. 412,6kg         C. 372,4kg         D. 392,0kg

(Xem giải) Câu 27. Đốt cháy m gam FeS trong khí O2 dư thu được khí X. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 4,34 gam kết tủa. Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y thì lại thấy có kết tủa Giá trị lớn nhất của m là?

A. 2,53 gam          B. 3,25 gam          C. 1,76 gam          D. 3,52 gam

(Xem giải) Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 17,72 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, FeS2 và Fe3O4 trong dung dịch HNO3, sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat của kim loại và 16,8 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm ba khí màu nâu nhạt, để ngoài không khí màu nâu nhạt đậm dần. Tỉ khối của Z so với He là 142/15. Trong điều kiện không có oxi, dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 16,0 gam NaOH, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 14,4 gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong X là

A. 9,48%.         B. 12,64%.         C. 18,96%.         D. 15,80%

(Xem giải) Câu 29. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 trong a gam dung dịch H2SO4 80%, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa sắt (III) sunfat và 4,032 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, đo ở đktc). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 44,0.       B. 54,0.       C. 50,0.       D. 58,0.

(Xem giải) Câu 30. Cho 5,76 gam hỗn hợp A gồm FeS2, CuS và Fe(NO3)2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Sau phản ứng thấy thoát ra 5,376 lít khí (đktc) B gồm NO2, SO2 và dung dịch C. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào C thu được 8,85 gam kết tủa D. Lọc tách kết tủa rồi nung tới khối lượng không đổi thu được 7,86 gam chất rắn E. Trong E oxi chiếm 27,481% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong A có giá trị gần nhất với

A. 40%        B. 50%        C. 60%        D. 70%

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!