Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (27/36)

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1C

2D 3D 4C 5D 6A 7 8D 9B 10A

11B

12C 13B 14D 15B 16C 17A 18C 19C

20B

21A

22B 23B 24D 25B 26D 27D 28D 29B

30A

31A 32D 33A 34C 35A 36B 37D 38A 39D

40B

Câu 1. Tơ nào sau đây thuộc tơ tổng hợp?

A. tơ visco.           B. tơ tằm.           C. tơ olon.            D. tơ xenlulozơ axetat.

Câu 2. Công thức phân tử của axit glutamic là?

A. C6H11O4N.            B. C5H11O4N.            C. C6H9O4N.            D. C5H9O4N.

Câu 3. Ở điều kiện thường, hợp chất hữu cơ nào sau đây là chất rắn, tan tốt trong nước?

A. Tripanmitin.            B. Anilin.            C. Metylamin.            D. Alanin.

Câu 4. Chất nào sau đây tác dụng được với tristearin?

A. dung dịch Br2.            B. H2(Ni, t0).           C. dung dịch KOH, đun nóng.            D. dung dịch metylamin.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Dùng quì tím có thể phân biệt hai dung dịch metylamin và axit aminoaxetic.

B. Các amin đều có tính bazơ.

C. Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.

D. Dung dịch các α-amino axit đều không màu đổi màu quý tím.

Câu 6. Đun nóng 21,9 gam α-amino axit (X) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 25,2 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. Lysin.            B. Glyxin.           C. Valin.            D. Axit glutamic.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn m gam este mạch hở X (CnH2n-4O2) với lượng oxi vừa đủ, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Giá trị m là

A. 10,89 gam.            B. 18,90 gam.            C. 15,30 gam.            D. 16,05 gam.

Câu 8. Muối mononatri glutamat không có ứng dụng hay tính chất nào sau đây?

A. Được dùng làm gia vị cho thức ăn.

B. Tác dụng được với dung dịch NaOH.

C. Cho được phản ứng este hóa.

D. Là thuốc bổ trợ thần kinh.

Câu 9. Chất hay hợp chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?

A. Al.            B. Cr2O3.            C. CrO3.            D. Al2O3.

Câu 10. Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?

A. Hg.            B. Cs.            C. Ca.            D. Li.

Câu 11. Tính cứng của nước cứng vĩnh cửu do các muối nào gây ra?

A. NaHCO3, KHCO3, NaCl, KCl.

B. CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4.

C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2, NaHCO3.

D. CaSO4, MgCl2, CaCl2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 gam bột Fe trong khí Cl2 dư, thu được m gam muối. Giá trị m là

A. 15,90 gam            B. 15,24 gam.            C. 19,50 gam.            D. 12,54 gam.

Câu 13. Hòa tan hết 2,88 gam bột Cu trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dùng dư), sau khi kết thúc phản ứng, thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6; đo ở đktc). Giá trị của V là

A. 1,512 lít.            B. 1,008 lít.            C. 0,672 lít.            D. 2,016 lít.

Câu 14. Thí nghiệm nào sau đây tạo muối Fe(III)?

A. Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.

B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl loãng.

C. Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

D. Cho bột Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Câu 15. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Sắt là kim loại nặng, có màu trắng hơi xám, có tính nhiễm từ.

B. Gang trắng chứa nhiều cacbon và silic, gang trắng rất cứng và giòn, được dùng để luyện thép.

C. Oxit sắt (III) được dùng để pha chế sơn chống gỉ.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương (Lần 3)

D. Gang xám được dùng để đúc các bộ phận của máy, ống dẫn nước.

Câu 16. Hai dung dịch nào sau đây tác dụng với nhau thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng?

A. HCl và Ca(HCO3)2.            B. NaOH (dùng dư) vàAlCl3.           C. Na3PO4 vàCaCl2.            D. HCl (dùng dư) và NaAlO2.

Câu 17. Dung dịch X chứa glucozơ và saccarozơ có cùng nồng độ là 0,4 (mol/l). Đun nóng 200 ml dung dịch X với dung dịch H2SO4 loãng, sau một thời gian, thu được dung dịch Y. Lấy toàn bộ các hợp chất hữu cơ trong Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng (dùng dư), thu được 43,2 gam Ag. Phần trăm khối lượng của saccarozơ bị thủy phân là

A. 75%.            B. 80%.            C. 60%.            D. 90%.

Xem giải

Câu 18. Hòa tan hết 13,2 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và Al2O3 cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch H2SO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là

A. 30,12 gam.            B. 33,24 gam.            C. 34,56 gam.            D. 37,80 gam.

Câu 19. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Triolein không tan trong nước, nhẹ hơn nước và là chất lỏng ở điều kiện thường.

B. Trong các phản ứng, glucozơ vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.

C. Polietilen do các mắt xích CH2=CH2 liên kết với nhau tạo nên.

D. Dung dịch anilin không làm hồng dung dịch phenolphtalein.

Câu 20. Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch chứa CuSO4, sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thu được kết tủa Z và dung dịch T. Nhận định nào sau đây là sai?

A. rắn Y chỉ chứa Cu.            B. dung dịch T chứa 3 chất tan.

C. dung dịch X chứa 3 loại cation.            D. kết tủa Z chỉ chứa Cu(OH)2.

Câu 21. Đun nóng m gam chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 360 ml dung dịch NaOH 1M, thu được ancol etylic và 34,2 gam hỗn hợp gồm x mol NaCl và y mol muối natri amino axit. Điện phân nóng chảy hoàn toàn x mol NaCl bằng điện cực trơ, thu được 0,12 mol khí Cl2. Giá trị m là

A. 29,64 gam.            B. 26,28 gam.            C. 29,40 gam.            D. 26,04 gam.

Xem giải

Câu 22. Cho các phát biểu sau:

(1) Đốt cháy hoàn toàn một cacbohiđrat bất kỳ, luôn thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1:1;

(2) Các monosaccarit đều có khả năng phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t0);

(3) Các cacbohiđrat đều cho được phản ứng thủy phân;

(4) Tinh bột và xenlulozơ là polime thiên nhiên;

(5) Các cacbohiđrat đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo dung dịch xanh lam.

Số phát biểu đúng là

A. 4.            B. 2.            C. 1.            D. 3.

Câu 23. Cho các phản ứng sau:

(a) CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2;

(b) HCl + NaAlO2 + H2O → NaCl + Al(OH)3;

(c) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2;

(d) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2;

(e) CaO + H2O → Ca(OH)2;

(f) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3;

Số phản ứng mà H2O đóng vai trò là chất oxi hóa là

A. 4.            B. 2.            C. 5.            D. 3.

Câu 24. Cho các nhận định sau:

(a) Chất béo thuộc loại hợp chất este;

(b) Triolein tác dụng với H2 (Ni, t0), thu được tristearin;

(c) Mỡ động vật và mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần các nguyên tố hóa học;

(d) Thủy phân chất béo trong dung dịch NaOH, thu được xà phòng.

Các nhận định đúng là

A. (a),(b),(c).            B. (b),(c),(d).            C. (a),(c),(d).            D. (a),(b),(d).

Bạn đã xem chưa:  [2020] Đề tham khảo thi Tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo Dục

Câu 25. Hòa tan hết hỗn hợp gồm x mol Fe và y mol Al trong dung dịch chứa FeCl3 1M và HCl 1M. Kết thúc phản ứng, thấy thoát ra z mol khí H2 và dung dịch X chỉ chứa 2 muối. Biểu thức liên hệ x, y, z là

A. 2x + 3y = 2z.            B. 2x + 3y = 4z.            C. 2x + 3y = 8z.            D. 2x – 3y = z.

Xem giải

Câu 26. Điện phân với điện cực trơ có màng ngăn dung dịch gồm a mol NaCl và 2a mol Cu(NO3)2, đến khi nước bắt đầu điện phân ở hai cực thì dừng điện phân. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Dung dịch sau điện phân làm quỳ tím hóa đỏ.

B. Dung dịch sau điện phân hòa tan được bột đồng.

C. Ở catot, chỉ xảy ra quá trình khử Cu2+ thành Cu.

D. Ở anot, chỉ xảy ra hóa trình oxi hóa Cl thành khí Cl2.

Câu 27. Đun nóng hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C2H8O2N2 với dung dịch NaOH dư, thu được một khí Y nhẹ hơn không khí, có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh. Nếu lấy 22,08 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là.

A. 26,76 gam.            B. 30,84 gam.            C. 25,68 gam.            D. 39,60 gam.

Xem giải

Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn m gam kim loại M có hóa trị không đổi, thu được (m + 2,24) gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chứa (3,5m + 2,53) gam muối. Kim loại M là

A. Al.            B. Na.            C. Zn.            D. Mg.

Xem giải

Câu 29. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, BaO và Al2O3 vào lượng nước dư, thấy thoát ra 1,344 lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dich X và còn lại 2,04 gam rắn không tan. Sục khí CO2 dư vào X, thu được 21,84 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 29,28 gam.            B. 31,32 gam.            C. 29,94 gam.            D. 30,04 gam.

Xem giải

Câu 30. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch HCl đến dư vào CaCO3;

(b) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn;

(c) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HNO3 đặc nóng.

(d) Đun nóng nước cứng tạm thời.

Các trường hợp có khí thoát ra sau khi kết thúc thí nghiệm là

A. (a),(b),(d).            B. (a),(d).            C. (b),(c),(d).            D. (a),(b).

Câu 31. Cho các phát biểu sau:

(1) Tinh bột là chất rắn vô định hình, không màu, không tan trong nước nguội;

(2) Trong quả chuối xanh chứa nhiều glucozơ;

(3) Fructozơ tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được kết tủa bạc trắng;

(4) Thủy phân saccarozơ, sản phẩm thu được đều làm mất màu dung dịch Br2.

(5) Sản phẩm của phản ứng xenlulozơ và anhiđrit axetic là nguyên liệu để điều chế tơ visco.

Số phát biểu đúng là

A. 1.            B. 2.            C. 4.            D. 3.

Câu 32. Hỗn hợp X gồm H2N-CH2-COOCH3, CH3COOCH3, (CH3COO)2C2H4 và (CH3COO)3C3H5. Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X, thu được 1,88 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 16,56 gam. Nếu đun nóng 0,25 mol X cần dùng V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 310 ml.            B. 350 ml.            C. 330 ml.            D. 290 ml.

Xem giải

Câu 33. Nung m gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Fe2O3 trong khí trơ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được rắn X. Chia X làm 2 phần không bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,15 mol NaOH, thu được 0,045 mol khí H2. Phần 2 cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 0,72 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 154,95 gam muối. Giá trị của m là.

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN sở GDĐT Thanh Hóa (Đợt 2)

A. 56,84 gam.            B. 71,05 gam.            C. 42,63 gam.            D. 85,26 gam.

Xem giải

Câu 34. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất):

(1) X + 2NaOH → X1 + X2;

(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4;

(3) nX2 + nX4 → tơ lapsan + 2nH2O;

(4) mX3 + mX5 → tơ nilon-6,6 + 2mH2O.

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. X4 là axit ađipic.            B. X2 là hexametylenđiamin.

C. Tổng số liên kết π trong X là 2.            D. X3 là axit terephtalic.

Câu 35. Cho các cặp chất rắn với số mol của mỗi chất như nhau: (1) KHCO3+ CaCO3; (2) Cu + NaNO3; (3) Al(OH)3+ Na2S; (4) Fe2O3+ NaHSO4; (5) Fe(NO3)3 và AgNO3; (6) Cr(OH)3+ FeSO4. Cho lần lượt mỗi cặp chất vào dung dịch HCl loãng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được dung dịch có khối lượng tăng chính bằng lượng chất cho vào.

A. 2.            B. 3.            C. 5.            D. 4.

Xem giải

Câu 36. Hòa tan hết 30,92 gam hỗn hợp X gồm Zn, Al, Al(NO3)3 và Zn(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,56 mol H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được, thấy thoát ra 0,06 mol khí N2 duy nhất; đồng thời thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là m gam. Giá trị gần nhất của m là

A. 65.            B. 70.            C. 80.            D. 75.

Xem giải

Câu 37. Hỗn hợp X gồm một este đơn chức có chứa vòng benzen và một este hai chức, mạch hở; trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được 36,52 gam CO2 và 8,46 gam H2O. Mặt khác đun nóng 0,1 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa ba muối có tổng khối lượng là 17,36 gam và hỗn hợp Z gồm hai ancol đều đơn chức có tỉ khối hơi so với He bằng 11,5. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp Y là

A. 59,7%.            B. 64,5%.            C. 65,3%.            D. 63,7%.

Xem giải

Câu 38. Hòa tan hết 9,6 gam FeS2 cần dùng m gam dung dịch H2SO4 80%, kết thúc phản ứng thu được SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch X chỉ chứa muối Fe2(SO4)3. Giá trị gần nhất của m là

A. 70.            B. 80.            C. 90.            D. 60.

Xem giải

Câu 39. Tiến hành thí nghiệm với các hợp chất hữu cơ X, Y, Z, T, P. Kết quả được ghi theo bảng sau:

3927

Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là

A. Fructozơ, tristearin, saccarozơ, lòng trắng trứng, vinyl axetat.

B. Fructozơ, vinyl axetat, glucozơ, lòng trắng trứng, tristearin.

C. Glucozơ, tristearin, vinyl axetat, hồ tinh bột, saccarozơ.

D. Glucozơ, tristearin, vinyl axetat, lòng trắng trứng, saccarozơ.

Câu 40. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở hơn kém nhau một liên kết peptit và một este mạch hở của α-amino axit. Đốt cháy hoàn toàn 41,49 gam X cần dùng 1,755 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,255 mol N2. Mặt khác đun nóng 41,49 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol Y và 50,45 gam hỗn hợp Z gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Số đồng phân cấu tạo của peptit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp X là

A. 2.            B. 4.            C. 1.            D. 3.

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!