Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (28/36)

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

1C

2C 3B 4A 5B 6D 7C 8D 9C 10D

11A

12D 13B 14A 15D 16C 17B 18D 19B

20D

21A

22C 23A 24B 25A 26B 27C 28D 29C

30A

31D 32C 33B 34C 35B 36D 37B 38D 39B

40C

Câu 1. Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ, hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện màu xanh tím.           B. xuất hiện màu vàng.

C. xuất hiện màu đen.           D. xuất hiện màu xanh lam.

Câu 2. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng

A. CH3COONH3CH3.           B. CH3NH3HCO3.

C. H2N-CH2-COONa.           D. (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOCH3.

Câu 3. Kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Fe.           B. Zn.           C. Ag.           D. Cu.

Câu 4. Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. AgNO3 và H2SO4 loãng.           B. ZnCl2 và FeCl3.          C. HCl và AlCl3.           D. CuSO4 và HNO3 đặc nguội.

Câu 5. Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây?

A. CaO và MgO.           B. Fe2O3 và CuO.          C. Al2O3 và CuO.           D. MgO và Fe2O3.

Câu 6. Trung hoà 10,62 gam một amin đơn chức X với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được 25,488 gam muối. Công thức phẩn tử của X là

A. C4H11N.           B. CH5N.           C. C3H9N.           D. C2H7N.

Câu 7. Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 10,5 gam X trong dung dịch KOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 11,90 gam.           B. 14,35 gam.           C. 14,70 gam.           D. 17,15gam.

Câu 8. Nhúng một thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, thấy bọt khí thoát ra trên bề mặt thanh Zn. Để lượng khí thoát ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch một vài giọt dung dịch nào sau đây?

A. Na2SO4.           B. ZnSO4.           C. H2SO4.           D. CuSO4.

Câu 9. Trong các kim loại: Na, Zn, Fe, Cu, Ag, Al. Có bao nhiêu kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. 1.           B. 2.           C. 4.           D. 3.

Câu 10. Cặp chất không xảy ra phản ứng?

A. CrO3 và dung dịch NaOH.

B. Al2O3 và dung dịch NaOH.

C. Na2O và H2O.

D. dung dịch NaHCO3 và dung dịch BaCl2.

Câu 11. Cho 18,24 gam hỗn hợp chứa Mg và Cu với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,12 mol Fe(NO3)3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 18,72 gam.           B. 19,84 gam.           C. 17,60 gam.           D. 14,40 gam.

Xem giải

Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 9,0 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ dung dịch HNO3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch X chứa 63,48 gam muối và 1,344 lít N2 duy nhất (đo ở đktc). Dung dịch X hòa tan tối đa V ml dung dịch NaOH 1,5M. Giá trị của V là

A. 580 ml.           B. 740 ml.           C. 640 ml.           D. 660 ml.

Xem giải

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Metylamin là chất khí, làm xanh quỳ tím ẩm.

B. Các oligopeptit đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo phức màu tím.

C. Các amino axit là chất rắn, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao.

D. Các chất béo chứa chủ yếu các gốc axit béo không no là chất lỏng.

Câu 14. Este X có công thức là CH3COOCH2-C6H5 (C6H5-: phenyl). Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tên gọi của X là benzyl axetat.

B. X tác dụng với NaOH, thu được 2 muối.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Thăng Long - Hà Nội (Lần 1)

C. X có phản ứng tráng gương.

D. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.

Câu 15. Đun nóng dung dịch chứa 0,2 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic cần dùng 320 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được lượng muối khan là

A. 36,32 gam.           B. 30,68 gam.           C. 41,44 gam.           D. 35,80 gam.

Xem giải

Câu 16. Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/ Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là

A. Zn, Cu2+          B. Ag, Fe3+.          C. Zn, Ag+.          D. Ag, Cu2+.

Câu 17. Cho hỗn hợp rắn gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng, tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa ba muối và một phần Fe không tan. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Thành phần của kết tủa Y gồm

A. Fe(OH)3 và Fe(OH)2.           B. Fe(OH)2.           C. Al(OH)3.           D. Al(OH)3 và Fe(OH)2.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tơ nitron (olon) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B. Các tơ amit như nilon-6; nilon 6,6; nilon-7 đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

C. Tơ tằm là polime thiên nhiên.

D. Các hợp chất hữu cơ có phân tử khối nhỏ đều tham gian phản ứng trùng ngưng tạo polime.

Câu 19. Số đồng phân cấu tạo α-amino axit có công thức phân tử là C4H9O2N là

A. 3.           B. 2.           C. 4.           D. 1.

Câu 20. Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan và Gly-Gly. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 6.           B. 4.           C. 5.           D. 3.

Câu 21. X, Y, Z, T là một trong các dung dịch sau: (NH4)2CO3, K2CO3, NH4NO3, KOH. Thực hiện thí nghiệm và có được kết quả như sau:

Chất

X Y Z T
Dung dịch Ba(OH)2 có kết tủa

xuất hiện

không hiện

tượng

kết tủa và khí

thoát ra

khí thoát ra

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. K2CO3, (NH4)2CO3, KOH, NH4NO3.

B. (NH4)2CO3, KOH, NH4NO3, K2CO3.

C. KOH, NH4NO3, K2CO3, (NH4)2CO3.

D. K2CO3, NH4NO3, KOH, (NH4)2CO3.

Câu 22. Natri hiđrocacbonat không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?

A. Có tính lưỡng tính.

B. Được dùng trong công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.

C. Rất bền bởi nhiệt.

D. Trong phản ứng, ion HCO3- nhường proton, thể hiện tính chất của axit.

Câu 23. Dung dịch X gồm 0,06 mol Cu(NO3)2 và a mol H2SO4. Nhúng thanh Fe vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng thanh Fe giảm 7,36 gam so với ban đầu; đồng thời thu được hỗn hợp khí Y gồm NO và H2. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- và Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh Fe. Giá trị của a là

A. 0,20.           B. 0,16.           C. 0,18.           D. 0,24.

Xem giải

Câu 24. Hòa tan hết m gam kim loại M cần dùng 180 gam dung dịch HNO3 25,2%. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,08 mol khí NO duy nhất. Cô cạn dung dịch X thu được (8m + 2,64) gam muối khan. Kim loại M là

A. Mg.           B. Al.           C. Ca.           D. Zn.

Xem giải

Câu 25. Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với metan là 6,25. Cho 12,5 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 18,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3-CH2-COO-CH=CH2.           B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.

C. CH2=CH-CH2-COO-CH3.           D. CH3-COO-CH=CH-CH3.

Câu 26. Cho m gam hỗn hợp X chứa metylamin, đimetylamin, trimetylamin tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,35 mol O2, thu được 1,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị m là

A. 8,16 gam.           B. 7,60 gam.           C. 7,88 gam.           D. 8,44 gam.

Xem giải

Câu 27. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

B. Nhôm không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.

C. Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều tác dụng với nước ngay ở điều kiện thường.

D. LiAl(SO4)2.12H2O, NaAl(SO4)2.12H2O và (NH4)Al(SO4)2.12H2O được gọi là phèn nhôm.

Câu 28. Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của mặt trời, bảo vệ sự sống trên trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do

A. Sự thay đổi của khí hậu.           B. Nạn phá rừng hiện nay.

C. Chất thải CO2.           D. Chất thải CFC do con người gây ra.

Câu 29. Cho axit glutamic vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X (đun nóng), thu được dung dịch Y. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, công thức phân tử của muối hữu cơ có trong dung dịch Y là

A. C5H8O4Na2NCl.           B. C4H6O4Na2NCl.

C. C5H10O4NCl.           D. C5H7O4Na2N.

Câu 30. Cho các phản ứng sau:

(1) Ag2S + O2 →          (2) ZnO + C →

(3) Al + Cr2O3 →          (4) Cu + AgNO3 (dung dịch) →

(5) CO + FeO →          (6) CuSO4+ H2O →

Số phản ứng tạo ra kim loại là?

A. 6.           B. 4.           C. 3.           D. 5.

Câu 31. Cho các phát biểu sau:

(a) Glyxin tác dụng được với C2H5OH/HCl, đun nóng.

(b) Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilopectin và amilozơ.

(c) Các polipeptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.

(d) Dung dịch anilin (C6H5NH2) không làm đổi màu phenolphtalein.

(e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.           B. 2.           C. 1.           D. 4.

Câu 32. Este X (CxHyO2) và este Y (CnHmO4) đều no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn X cũng như Y, đều thu được CO2 có số mol bằng số mol của O2 đã phản ứng. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa X và Y trong môi trường axit, thu được hỗn hợp gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và hỗn hợp chứa hai axit cacboxylic Z và T (MZ < MT). Tỉ khối hơi của T so với Z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,8.           B. 2,2.           C. 2,0.           D. 1,6.

Xem giải

Câu 33. Este X (CnH2n-2O4) mạch hở, không chứa nhóm chức khác được tạo bởi axit cacboxylic đa chức. Đốt cháy hoàn toàn X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 39,6 gam CO2 và 13,5 gam H2O. Xà phòng hóa hoàn toàn X trong dung dịch NaOH, thu được một muối Y duy nhất, trong Y phần trăm khối lượng của oxi không nhỏ hơn 45%. Số đồng phân của X là

A. 2.           B. 3.           C. 5.           D. 4.

Xem giải

Câu 34. Dung dịch X chứa Ba(OH)2 1M. Dung dịch Y chứa H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,2M. Cho V1 lít dung dịch X vào bình chứa 200 ml dung dịch Y, thu được 31,08 gam kết tủa. Thêm tiếp vào bình V2 lít dung dịch X, thu được 45,06 gam kết tủa. Tỉ lệ V1: V2 là

A. 1,2.           B. 1,5.           C. 0,6.           D. 0,8.

Xem giải

Câu 35. Thực hiện các thí nghiệm sau.

(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.

(2) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư).

(3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa K2Cr2O7 và H2SO4.

(4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.

(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.

(6) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch Cr2(SO4)3.

Số thí nghiệm thu được đơn chất là

A. 6.           B. 4.           C. 5.           D. 3.

Câu 36. Nung 48,64 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 0,4 mol khí H2 và còn lại x gam rắn không tan. Phần 2 cho vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,2 mol hỗn hợp khí Z gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Z so với He bằng 8,9. Cô cạn Y thu được 112,24 gam muối. Giá trị của x là

A. 3,84 gam.           B. 5,12 gam.           C. 1,92 gam.           D. 2,56 gam.

Xem giải

Câu 37. Cho các phát biểu sau:

(1) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

(2) Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.

(3) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.

(4) Hàm lượng cacbon trong fructozơ nhiều hơn trong glucozơ.

(5) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, không màu, rất độc và ít tan trong nước.

(6) Đun nóng anbumin của lòng trắng trứng trong môi trường kiềm, thu được các α-amino axit.

Số phát biểu đúng là.

A. 6.           B. 4.           C. 5.           D. 3.

Câu 38. Hỗn hợp X chứa ba este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần dùng 1,37 mol O2, thu được 1,19 mol CO2. Nếu thủy phân 0,3 mol X trên trong dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Tỉ khối của Y so với He bằng  73/6. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là

A. 10,87%.           B. 20,65%.           C. 18,12%.           D. 12,39%.

Xem giải

Câu 39. Hòa tan 24,8 gam muối MSO4 vào 400 ml dung dịch NaCl 0,4M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 2,464 lít khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 6,832 lít. Biết thể tích các khí ở đktc. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Nếu thời gian điện phân là 6176 giây thì nước bắt đầu điện phân ở hai cực.

B. Giá trị của m là 8,96 gam.

C. Giá trị của m là 8,26 gam.

D. Nếu thời gian điện phân là 5790 giây thì khối lượng dung dịch giảm 15,65 gam.

Xem giải

Câu 40. Hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở có số mol khác nhau, tổng số nguyên tử oxi bằng 12, trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 44,16 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,8 mol O2, thu được Na2CO3 và 3,08 mol hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là

A. 6,8%.           B. 3,4%.           C. 3,0%.           D. 6,0%.

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!