Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 3)

⇒ Đề thi và đáp án:

1D 2D 3B 4C 5C 6C 7B 8B 9D 10B
11B 12D 13C 14A 15D 16B 17A 18B 19B 20C
21B 22A 23B 24A 25D 26D 27B 28C 29A 30C
31A 32A 33D 34C 35D 36A 37A 38D 39B 40C
41D 42C 43A 44B 45C 46C 47D 48C 49B 50B
51C 52A 53C 54C 55A 56C 57B 58B 59B 60D

(Xem giải) Câu 1: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là

A. KMnO4.       B. MnO2.       C. CaOCl2.       D. K2Cr2O7.

(Xem giải) Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.       B. FeS, BaSO4, KOH.

C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.       D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

(Xem giải) Câu 3: Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là

A. 13x – 9y.       B. 46x – 18y.       C. 45x – 18y.       D. 23x – 9y.

(Xem giải) Câu 4: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. dung dịch NaOH.       B. dung dịch NaCl.

C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.       D. dung dịch HCl.

(Xem giải) Câu 5: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là

A. anilin.       B. phenol.       C. axit acrylic.       D. metyl axetat.

(Xem giải) Câu 6: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

A. I, II và IV.       B. I, II và III.       C. I, III và IV.       D. II, III và IV.

(Xem giải) Câu 7: Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là

A. 7.       B. 5.       C. 4.       D. 6.

(Xem giải) Câu 8: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là:

A. CH3COOH, C2H2, C2H4.       B. C2H5OH, C2H4, C2H2.

C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5.       D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.

(Xem giải) Câu 9: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.

D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

(Xem giải) Câu 10: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.       B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. AgNO3 và Zn(NO3)2.       D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

(Xem giải) Câu 11: Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?

A. 5.       B. 6.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 12: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 4, nhóm VIIIA.       B. chu kì 4, nhóm IIA.

C. chu kì 3, nhóm VIB.       D. chu kì 4, nhóm VIIIB.

(Xem giải) Câu 13: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.       B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.       D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

(Xem giải) Câu 14: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:

A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.

B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.

C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa.

D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

(Xem giải) Câu 15: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 3)

A. 4.       B. 2.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 16: Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 17: Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của

A. ancol.       B. xeton.       C. amin.       D. anđehit.

(Xem giải) Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+)

B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.

C. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.

D. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.

(Xem giải) Câu 19: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (khí, màu nâu đỏ) ⇌ N2O4 (khí, không màu). Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có

A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt.       B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt.

C. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt.       D. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt.

(Xem giải) Câu 20: Cho dãy chuyển hoá sau:

Hai chất X, Y trong sơ đồ trên lần lượt là:

A. axit axetic, phenol.       B. anhiđrit axetic, phenol.

C. anhiđrit axetic, natri phenolat.       D. axit axetic, natri phenolat.

(Xem giải) Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.

C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.

(Xem giải) Câu 22: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.

B. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.

C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic.

D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.

(Xem giải) Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:

A. CH3CH2NH2, CH3CH2COOH.       B. CH3CH2CN, CH3CH2COOH.

C. CH3CH2CN, CH3CH2CHO.       D. CH3CH2CN, CH3CH2COONH4.

(Xem giải) Câu 24: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là

A. cocain, seduxen, cafein.       B. heroin, seduxen, erythromixin.

C. ampixilin, erythromixin, cafein.       D. penixilin, paradol, cocain.

(Xem giải) Câu 25: Trường hợp xảy ra phản ứng là

A. Cu + Pb(NO3)2 (loãng) →       B. Cu + HCl (loãng) →

C. Cu + H2SO4 (loãng) →       D. Cu + HCl (loãng) + O2 →

(Xem giải) Câu 26: Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là

A. etylen glicol.         B. axit ađipic.

C. ancol o-hiđroxibenzylic.       D. axit 3-hiđroxipropanoic.

(Xem giải) Câu 27: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. N, Si, Mg, K.       B. K, Mg, Si, N.       C. K, Mg, N, Si.       D. Mg, K, Si, N.

(Xem giải) Câu 28: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là

A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO.       B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.

C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3.       D. Fe2O3.

(Xem giải) Câu 29: Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:

A. KMnO4, NaNO3.       B. Cu(NO3)2, NaNO3.       C. CaCO3, NaNO3.       D. NaNO3, KNO3.

(Xem giải) Câu 30: Có các thí nghiệm sau:
(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là

A. 2.       B. 1.       C. 3.       D. 4.

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 1)

(Xem giải) Câu 31: Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là

A. CH3OH và NH3.       B. CH3OH và CH3NH2.

C. CH3NH2 và NH3.       D. C2H5OH và N2.

(Xem giải) Câu 32: Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 33: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là

A. 3.       B. 1.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 34: Cho các hợp chất hữu cơ:
(1) ankan; (2) ancol no, đơn chức, mạch hở;
(3) xicloankan; (4) ete no, đơn chức, mạch hở;
(5) anken; (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở;
(7) ankin; (8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;
(9) axit no, đơn chức, mạch hở; (10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.
Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là:

A. (1), (3), (5), (6), (8).       B. (3), (4), (6), (7), (10).

C. (3), (5), (6), (8), (9).       D. (2), (3), (5), (7), (9).

(Xem giải) Câu 35: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

(Xem giải) Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:

A. II, III và VI.       B. I, II và III.       C. I, IV và V.       D. II, V và VI.

(Xem giải) Câu 37: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:

A. (1), (2), (3), (6).       B. (1), (3), (5), (6).       C. (2), (3), (4), (6).       D. (3), (4), (5), (6).

(Xem giải) Câu 38: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:

A. (2), (3), (4) và (5).       B. (3), (4), (5) và (6).

C. (1), (2), (3) và (4).       D. (1), (3), (4) và (6).

(Xem giải) Câu 39: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:

A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.       B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.

C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.       D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

(Xem giải) Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Photpho trắng có cấu trúc tinh thể nguyên tử.

B. Ở thể rắn, NaCl tồn tại dưới dạng tinh thể phân tử.

C. Nước đá thuộc loại tinh thể phân tử.

D. Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử.

(Xem giải) Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tơ visco là tơ tổng hợp.

B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).

D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.

(Xem giải) Câu 42: Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2-CH2OH. (b) HOCH2-CH2-CH2OH.
(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH. (d) CH3-CH(OH)-CH2OH.
(e) CH3-CH2OH. (f) CH3-O-CH2CH3.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:

A. (a), (b), (c).       B. (c), (d), (f).       C. (a), (c), (d).       D. (c), (d), (e).

(Xem giải) Câu 43: Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là

Bạn đã xem chưa:  Xác định công thức dựa vào phản ứng, tính chất và đặc điểm của chất (Phần 2)

A. HO–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CHO.

B. HO–CH2–CH2–CHO và HO–CH2–CH2–CH2–CHO.

C. HO–CH(CH3)–CHO và HOOC–CH2–CHO.

D. HCOOCH3 và HCOOCH2–CH3.

(Xem giải) Câu 44: Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?

A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.

B. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

C. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]).

D. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(Xem giải) Câu 45: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.

(Xem giải) Câu 46: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?

A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.       B. Chữa sâu răng.

C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.       D. Sát trùng nước sinh hoạt.

(Xem giải) Câu 47: Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của crom:

Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là:

A. K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.       B. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3.

C. KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4.       D. KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.

(Xem giải) Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là

A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.       B. HOOC-CH=CH-COOH.

C. HO-CH2-CH=CH-CHO.       D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.

(Xem giải) Câu 49: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.

B. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH.

C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.

(Xem giải) Câu 50: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?

A. KCl.       B. NH4NO3.       C. NaNO3.       D. K2CO3.

(Xem giải) Câu 51: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là

A. 2.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 52: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là

A. 4.       B. 2.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 53: Cho các cân bằng sau:
(1) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇌ 2SO3 (k)
(2) N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k)
(3) CO2 (k) + H2 (k) ⇌ CO (k) + H2O (k)
(4) 2HI (k) ⇌ H2 (k) + I2 (k)
Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là

A. (1) và (2).       B. (1) và (3).       C. (3) và (4).       D. (2) và (4).

(Xem giải) Câu 54: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. Na2SO3 khan.       B. dung dịch NaOH đặc.

C. dung dịch H2SO4 đậm đặc.       D. CaO.

(Xem giải) Câu 55: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

A. nước brom.       B. CaO.

C. dung dịch Ba(OH)2.       D. dung dịch NaOH.

(Xem giải) Câu 56: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 18.       B. 23.       C. 17.       D. 15.

(Xem giải) Câu 57: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là

A. kim loại và kim loại.       B. phi kim và kim loại.

C. kim loại và khí hiếm.       D. khí hiếm và kim loại.

(Xem giải) Câu 58: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:

A. O2, H2O, NH3.       B. H2O, HF, H2S.       C. HCl, O3, H2S.       D. HF, Cl2, H2O.

(Xem giải) Câu 59: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
X + NaOH → Y + CH4O
Y + HCl (dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là

A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.

D. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.

(Xem giải) Câu 60: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là

A. metyl aminoaxetat.       B. axit β-aminopropionic.

C. axit α-aminopropionic.       D. amoni acrylat.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!