[2020 – 2021] Thi học sinh giỏi lớp 12 – TP Đà Nẵng
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 90 phút
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1A | 2D | 3D | 4D | 5D | 6A | 7B | 8C | 9B | 10B |
11C | 12A | 13B | 14D | 15B | 16C | 17B | 18D | 19B | 20A |
21D | 22B | 23B | 24B | 25D | 26D | 27B | 28A | 29D | 30A |
31D | 32C | 33A | 34B | 35A | 36C | 37D | 38C | 39D | 40C |
41C | 42A | 43A | 44C | 45A | 46C | 47A | 48B | 49D | 50C |
Câu 1. Oxit nào sau đây không tan trong cả hai dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl
A. Fe2O3. B. Al2O3. C. CrO3. D. Na2O.
(Xem giải) Câu 2. Trong bốn loại tinh thể gồm tinh thể kim cương, tinh thể nước đá, tinh thể băng khô, và tinh thể iot, số tinh thể chỉ chứa duy nhất một loại liên kết cộng hóa trị là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 3. Có bao nhiêu đồng phân hình học ứng với cấu tạo 1,2,3,4,5,6-hexacloxyclohexan
A. 10. B. 4. C. 6. D. 8
(Xem giải) Câu 4. Phản ứng hoá học nào sau đây không tạo khí H2?
A. Mg + NaHSO4 loãng → B. Zn + CH3COOH →
C. Al + H2O + NaOH → D. Cu + HCl + KNO3 →
(Xem giải) Câu 5. Cho Cu(OH)2 lần lượt vào các dung dịch (1) glixerol, (2) propan-1,3-điol, (3) axit axetic, (4) glucozơ và (5) Ala-Gly-Val. Có bao nhiêu thí nghiệm nào xảy ra sự hoà tan Cu(OH)2?
A. 1. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Axit axetic mạnh hơn axit fomic. B. Axit fomic có phản ứng tráng bạc.
C. Phenol tạo kết tủa với dung dịch nước brom. D. Axit acrylic làm mất màu dung dịch nước brom.
(Xem giải) Câu 7. Xét các polime sau: cao su lưu hoá, poli (vinyl clorua), thuỷ tinh hữu cơ, glicogen, polietilen, amilozơ và nhựa rezit. Số polime có cấu trúc mạch không nhánh là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
(Xem giải) Câu 8. Xét sơ đồ chuyển hoá:
Các chất X và T lần lượt là
A. FeO và NaNO3. B. Fe2O3 và Cu(NO3)2.
C. Fe2O3 và AgNO3. D. FeO và AgNO3.
(Xem giải) Câu 9. Khi điện phân dung dịch chứa hỗn hợp NaCl, CuSO4 thì chất sinh ra đầu tiên tại catot và anot lần lượt là
A. Na và O2 B. Cu và Cl2. C. H2 và Cl2 D. H2 và O2.
Câu 10. Trong công nghiệp, để tráng gương cho ruột phích, người ta thường thực hiện phản ứng hóa học giữa AgNO3 trong dung dịch NH3 với
A. anđehit fomic. B. glucozơ. C. anđehit axetic. D. axetilen.
Câu 11. Khí thải công nghiệp, động cơ ô tô, xe máy… là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Thành phần hoá học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là
A. SO2, CO2 và NO. B. SO2, CO và NO2. C. NO, NO2 và SO2. D. NO2, CO2 và CO.
(Xem giải) Câu 12. Dung dịch A cho pH > 7, dung dịch B cho pH < 7; dung dịch D cho pH = 7. Trộn A với B thấy xuất hiện bọt khí; trộn B với D thấy xuất hiện kết tủa trắng. A, B, D lần lượt là
A. Na2CO3; KHSO4; Ba(NO3)2. B. Na2CO3; NaHSO4; Ba(OH)2.
C. Ba(OH)2; H2SO4; Na2SO4 D. NaOH; NH4Cl; Ba(HCO3)2.
Câu 13. Trên nhãn chai cồn y tế ghi “Cồn 70°”, cách ghi đó có ý nghĩa như thế nào?
A. Trong 100 mol cồn có 70 mol etanol. B. Trong 100 ml cồn có 70 ml etanol.
C. Trong 100 gam cồn có 70 gam etanol. D. Loại cồn này là hỗn hợp đẳng phí sôi ở 70°C
(Xem giải) Câu 14. Xét các nhận định sau:
(1) Độ dinh dưỡng của phân lân, kali, phân đạm được tính theo % hàm lượng của P2O5, K2O, N2O5.
(2) Supephotphat kép có hàm lượng P2O5 cao hơn supephotphat đơn.
(3) Phân nitrophotka là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3.
(4) Amophot là hỗn hợp muối NH4H2PO4 và (NH4)3PO4.
Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 15. Cho sơ đồ chuyển hoá:
Tên gọi của Y là
A. propan-1,2-điol. B. propan-1,3-điol. C. glixerol. D. propan-2-ol.
(Xem giải) Câu 16. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Fe, y mol Cu, z mol Fe2O3 và t mol Fe2O3 trong dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa hai muối và không có khí thoát ra. Mối quan hệ giữa số mol các chất trong X là
A. x + y = 2z + 2t. B. x + y = 2z + t. C. x + y = z + t. D. x + y = 2z + 3t.
(Xem giải) Câu 17. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị hình bên.
Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 4 : 3. B. 4 : 5. C. 2 : 3. D. 5 : 4.
(Xem giải) Câu 18. Dãy nào sau đây gồm các chất khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều tạo kết là
A. Fructozơ, anđehit axetic, mantozơ, xenlulozơ. B. Glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.
C. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, metyl axetat. D. Metyl axetilen, glucozơ, metyl fomat, axit fomic.
(Xem giải) Câu 19. Cho 22,05 gam axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol NaOH tham gia phản ứng là
A. 0,55 mol B. 0,60 mol. C. 0,35 mol. D. 0,45 mol
(Xem giải) Câu 20. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Giá trị của V là
A. V = 11,2(2x + 3y). B. V = 22,4(x + 3y). C. V = 11,2(2x + 2y). D. V = 22,4(x + y)
Câu 21. Sản phẩm của phản ứng nào dưới đây không phải là sản phẩm chính của phản ứng
A. C6H5COOH (axit benzoic) + Br2 → m-BrC6H4COOH + HBr.
B. CH3CH2CH(OH)CH3 → CH3CH=CH-CH3 + H2O.
C. CH3CH2CH3 + Br2 → CH3CHBrCH3 + HBr.
D. CH2=CHCOOCH3 + HBr → CH3CHBrCOOCH3.
(Xem giải) Câu 22. Xét các chất sau: NaNO3, KHCO3, CaCO3, NH4Cl, NH4NO2, Fe(NO3)2, Mg(OH)2, AgCl. Số chất khi nhiệt phân có chất rắn trong sản phẩm tạo thành là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 23. Xét sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phản ứng):
(1) X (khí) + H2O → dd X (2) X + H2SO4 → Y
(3) Y + NaOH (đặc) → X + Na2SO4 + H2O (4) X + HNO3 → Z
(5) Z (t°) →T + H2O
Các chất Y, Z, T lần lượt là
A. (NH4)2SO4, NH4NO3, N2. B. (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O.
C. (NH4)2SO4, NH4NO2, N2O. D. NH4HSO4, NO, N2O
(Xem giải) Câu 24. Một hỗn hợp bột kim loại X gồm Zn, Fe, Cu, Ag. Để thu được Ag tinh khiết với khối lượng không đổi, người ta cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch
A. Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. HNO3 loãng. D. AgNO3.
(Xem giải) Câu 25. Xét dãy các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, ZnO, Cr(OH)3, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, KHSO4, Fe(NO3)2, (NH4)2CO3. Số chất trong dãy đều phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
A. 8. B. 10. C. 7. D. 9.
(Xem giải) Câu 26. Xét các este: vinyl axetat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat, metyl metacrylat và đimetyl malonat, số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
(Xem giải) Câu 27. Cho các sơ đồ phản ứng hoá học sau (theo đúng tỉ lệ mol phản ứng):
X + 2NaOH → Y + CH3CHO + H2O
Y (rắn) + 2NaOH (rắn) → CH4 + 2Na2CO3
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. X có 8 nguyên tử H trong phân tử. B. X có khả năng cộng Br2 theo tỉ lệ 1:1.
C. Trong phân tử X có 2 liên kết π. D. X là hợp chất đa chức.
(Xem giải) Câu 28. Điều chế khí H2 bằng cách cho Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng trong bình Kipp. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch xà phòng. Nhận xét nào dưới đây sai?
A. Thay H2SO4 loãng bằng H2SO4 đặc thì bọt khí bay lên nhanh hơn.
B. Đun nóng nhẹ hỗn hợp phản ứng thì khí bay lên nhanh hơn.
C. Thay kẽm hạt bằng kẽm bột thì bọt khí bay lên nhanh hơn.
D. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống nghiệm bọt khí bay lên nhanh hơn.
(Xem giải) Câu 29. Xét cân bằng hoá học: 2NO2 ⇌ N2O4, ∆H = -58,04 kJ. Trong số các tác động gồm: (a) tăng nhiệt độ; (b) tăng áp suất; (c) thêm khí trơ Ar và giữ áp suất không đổi; (d) thêm khí trơ Ar và giữ thể tích không đổi; và (e) thêm xúc tác, thì có bao nhiêu tác động làm cân bằng chuyển dời theo chiều thuận?
A. 1. B. 4 C. 3. D. 2
Câu 30. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Trilaurin (C39H74O6) có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn triolein (C57H104O6).
B. Chất béo, chất sáp, photpho lipit và steroit đều thuộc loại lipit.
C. Bơ được sản xuất từ kem sữa, còn bơ nhân tạo sản xuất từ dầu thực vật.
D. Tên hệ thống của axit linoleic là axit cis-octađeca-9,12-đienoic.
(Xem giải) Câu 31. Xét các nhận định sau:
(1) Dung dịch HNO3 đậm đặc để lâu sẽ bị đổi màu;
(2) HNO3 đều đóng vai trò là chất oxi hoá trong phản ứng với Cu, Fe2O3 và Al;
(3) Khi cho N2 phản ứng với O2 lấy dư, ở nhiệt độ cao thì sản phẩm chính tạo ra là N2O;
(4) Tất cả các muối nitrat đều bị phân hủy khi nung ở nhiệt độ cao, tạo ra NO2;
(5) Số oxi hoá của N trong NH3 và NH4Cl bằng nhau.
Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 32. Nếu vật làm bằng sắt tây (sắt trang thiếc) bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. thiếc đóng vai trò anot và bị oxi hoá. B. sắt đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
C. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá. D. thiếc đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.
(Xem giải) Câu 33. Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
(1) 2X1 + 2H2O → 2X2 + Y + Z
(2) CO2 + X2 → X3
(3) CO2 + 2X2 → X4 + H2O
(4) X3 + X5 → T + X2 + H2O
(5) 2X3 + X5 → T + X4 + 2H2O
Hai chất X2 và X5 lần lượt là
A. KOH và Ba(OH)2. B. KHCO3 và Ba(OH)2. C. KOH và Ba(HCO3)2. D. K2CO3 và BaCl2.
(Xem giải) Câu 34. Hình bên mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y.
Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm này?
A. C2H5OH → CH2=CH2 + H2O. B. CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O.
C. C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O. D. C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2.
(Xem giải) Câu 35. Trong các chất có cùng công thức phân tử C4H10O có bao nhiêu chất khi oxi hoá bằng CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
(Xem giải) Câu 36. Trong một bình kín bằng thép dung tích không đổi là 17,92 lít có chứa một ít bột Ni và hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H2. Lúc đầu bình ở 0°C và áp suất trong bình là 1 atm. Nung nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh về 0°C thì áp suất trong bình là 0,5 atm. Lúc này trong bình thu được hỗn hợp khí Y, tỉ khối hơi của Y so với H2 bảng 14. Cho hỗn hợp Y lội rất chậm lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch AgNO3 dư trong NH3 rồi qua bình (2) đựng dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình (2) tăng thêm 5,6 gam. Khối lượng sản phẩm kết tủa thu được ở bình (1) là
A. 36,0 gam. B. 18,0 gam. C. 24,0 gam. D. 12,0 gam.
(Xem giải) Câu 37. Xét bốn hợp chất (CH3)3N (A), CH3NHCH3 (B), CH3NH2 (C) và NH3 (D). Nhận xét nào sau đây về độ mạnh tính bazơ của bốn amin này là đúng?
A. Trong dung dịch: A > B > C > D. B. Trong dung dịch: A < B < C < D.
C. Trong pha khí: B > C > A > D. D. Trong pha khí: A > B > C > D.
(Xem giải) Câu 38. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3;
(2) Cho dung dịch HI tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3;
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl;
(4) Cho K2CrO4 vào dung dịch HCl đặc.
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(6) CrO3 tác dụng với C2H5OH.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
(Xem giải) Câu 39. Hỗn hợp X gồm các este thuộc loại hợp chất thơm, là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, tổng số muối và tổng số ancol thu được sau phản ứng lần lượt là
A. 5 và 2. B. 6 và 1. C. 5 và 1. D. 7 và 2.
(Xem giải) Câu 40. Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 49,68 gam Ag. Tỉ lệ mol của 2 anđehit trong X là
A. 3 : 7. B. 7 : 13. C. 3 : 17. D. 17 : 3.
(Xem giải) Câu 41. Các giá trị dưới đây là năng lượng ion hóa thứ nhất (kJ/mol, không theo trật tự) của các nguyên tố N, P, F và Ne. Giá trị nào là giá trị năng lượng ion hóa thứ nhất của N?
A. 1374 B. 1681 C. 1402 D. 2080
(Xem giải) Câu 42. Hòa tan hết 40,1 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 11,2 gam NaOH và 3,136 lít khí H2 (đktc). Sục 0,46 mol khí CO2 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Dung dịch Z chứa HCl 0,4M và H2SO4 aM. Cho từ từ 200 ml dung dịch Z vào dung dịch Y, thấy thoát ra x mol khí CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200 ml dung dịch Z, thấy thoát ra 1,2x mol khí CO2. Giá trị của a là
A. 0,15 B. 0,12 C. 0,18 D. 0,24
(Xem giải) Câu 43. Hòa tan 10,00 gam hỗn hợp gồm Cu2S và CuS bằng 200,0 ml dung dịch MnO4- 0,7500M trong môi trường axit. Sau khi đun sôi để đuổi hết khí (SO2) sinh ra, lượng MnO4- còn dư trong dung dịch phản ứng vừa hết với 175,0 ml dung dịch Fe2+ 1,000M. Phần trăm khối lượng CuS trong hỗn hợp ban đầu là
A. 60%. B. 50%. C. 40%. D. 30%.
(Xem giải) Câu 44. Có 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T và mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: KI, HI, AgNO3, Na2CO3. Biết rằng: X tạo được một kết tủa với các chất còn lại; Y tạo được kết tủa với cả 3 chất còn lại; Z tạo được 1 kết tủa trắng và 1 chất khí với các chất còn lại; và T tạo được 1 chất khí và 1 kết tủa vàng với các chất còn lại. X, Y, Z, T lần lượt là lọ chứa dung dịch:
A. HI, Na2CO3, KI, AgNO3. B. KI, Na2CO3, HI, AgNO3.
C. KI, AgNO3, Na2CO3, HI. D. HI, AgNO3, Na2CO3, KI.
(Xem giải) Câu 45. Xà phòng hóa các cerebrosit (các lipit có ở màng não và các tế bào thần kinh) thu được axit nervonic. Axit này dễ dàng làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng và Br2 trong CCl4. Hiđro hóa với xúc tác niken sinh ra axit tetracosanoic, n-C23H47COOH. Oxi hóa mãnh liệt axit nervonic sinh ra một axit đơn chức có khối lượng phân tử bằng 158 và một axit đa chức có khối lượng phân tử bằng 272. Tên thay thế của axit nervonic (bỏ qua cấu hình) là
A. axit tetracos-15-enoic. B. axit tetracos-12-enoic.
C. axit tetracos-9-enoic. D. axit tetracos-14-enoic.
(Xem giải) Câu 46. X là hỗn hợp Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan m gam hỗn hợp X trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch KI 0,5M thu được dung dịch B và chất rắn C. Lọc tách C và sục khí Cl2 dư qua dung dịch B thu được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa E. Nung nóng kết tủa E đến khối lượng không đổi thu được (m + 0,24) gam chất rắn F. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là
A. 31,5%. B. 75,5% C. 68,5%. D. 36,5%.
(Xem giải) Câu 47. Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 53,76 lít khí CO2 (đktc). Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 308. B. 144. C. 301,2. D. 230,4.
(Xem giải) Câu 48. Hoà tan hoàn toàn 71,7 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và KCl vào H2O thu được dung dịch Y. Điện phân Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân, thu được số mol khí thoát ra ở anot bằng 2 lần số mol khí thoát ra từ catot. Lấy một nửa dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
A. 10. B. 50. C. 40. D. 100.
(Xem giải) Câu 49. X và Y là hai đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử là C4H9O2N. X tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối X1 và hợp chất hữu cơ X2 có phần trăm khối lượng cacbon là 63,16%. Y có trong tự nhiên, khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối Y1 có phần trăm khối lượng natri là 18,40%. Cho 5,15 gam hỗn hợp X và Y với tỉ lệ mol nX : nY = 2 : 3 tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 5,34. B. 5,62 C. 6,54. D. 8,71.
(Xem giải) Câu 50. X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp X và Y với tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 19,455. B. 68,1. C. 17,025. D. 78,4.
Bình luận