[2021] Thi thử TN sở GDĐT Thanh Hóa
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1A | 2D | 3C | 4B | 5D | 6A | 7C | 8B | 9A | 10D |
11C | 12D | 13B | 14B | 15A | 16A | 17A | 18A | 19D | 20C |
21B | 22D | 23B | 24B | 25D | 26D | 27D | 28A | 29B | 30B |
31A | 32A | 33C | 34D | 35D | 36C | 37A | 38B | 39C | 40D |
Câu 1: Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?
A. Al2O3. B. CuO. C. Fe2O3. D. FeO.
Câu 2: Thành phần chính của đá vôi là
A. CaSO4. B. CaO. C. Ca(OH)2. D. CaCO3.
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và sản phẩm nào sau đây?
A. C15H31COONa. B. C17H33COONa. C. C17H35COONa. D. C17H31COONa.
Câu 4: Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ trong môi trường axit, thu được sản phẩm là
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Axit gluconic.
Câu 5: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
A. CH3COOC2H5. B. C2H5NH2. C. HCOONH4. D. H2NCH2COOH.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quì tím?
A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2NCH2CH(NH2)COOH.
C. H2NCH(COOH)2. D. HOOCCH2CH(NH2)COOH.
Câu 7: Polime nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. Tơ tằm. B. Poli(vinylclorua). C. Tơ axetat. D. Tơ nitron.
Câu 8: Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to,… Bón phân lân cho cây trồng là cung cấp cho cây nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây?
A. Lưu huỳnh. B. Photpho. C. Nitơ. D. Kali.
Câu 9: Hidrocacbon nào sau đây cùng dãy đồng đẳng với benzen?
A. Toluen. B. Stiren. C. Isopren. D. Axetilen.
Câu 10: Hóa chất không dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Na2CO3. B. Ca(OH)2. C. Na3PO4. D. H2SO4.
Câu 11: Trong các kim loại sau, kim loại dễ bị oxi hóa nhất là
A. Al B. Fe C. K D. Ag
Câu 12: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của nó?
A. K B. Al C. Ca D. Cu
Câu 13: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một muối?
A. Cu B. Mg C. Fe D. Ag
Câu 14: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Au B. Ag C. Al D. Cu
Câu 15: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là
A. Be B. K C. Ba D. Na
Câu 16: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức cấu tạo thu gọn của benzyl axetat là
A. CH3COOCH2C6H5 B. C2H5COOCH2C6H5 C. C2H5COOC6H5 D. CH3COOC6H5
Câu 17: Công thức hóa học của natri đicromat là
A. Na2Cr2O7 B. NaCrO2 C. Na2CrO4 D. Na2SO4
Câu 18: Kim loại nhôm không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nguội B. Cu(NO3)2 C. HCl D. NaOH
Câu 19: Công thức hóa học của sắt(III) hidroxit là
A. Fe(OH)2 B. Fe2O3 C. Fe2(SO4)3 D. Fe(OH)3
Câu 20: Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm bằng đá cẩm thạch, đá vôi,… Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa axit?
A. H2S và N2 B. CO2 và O2 C. SO2 và NO2 D. NH3 và HCl
Câu 21: Để nhận biết sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu, người ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Giấy đo pH. B. Dung dịch AgNO3/NH3, t°. C. Giấm. D. Nước vôi trong.
(Xem giải) Câu 22: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X không phản ứng với chất nào sau đây?
A. KMnO4 B. NaOH C. CaCO3 D. MgCl2
(Xem giải) Câu 23: Cho các monome sau: sitren, vinyl axetat, metyl axetat, propilen, benzen. Số monome có thể tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 24: Hòa tan hết 2,24 gam kim loại Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V ml khí H2. Giá trị của V là
A. 840 B. 896 C. 672 D. 560
Câu 25: Phản ứng nào sau đây chứng minh hợp chất Fe(III) có tính oxi hóa?
A. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O B. FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl
C. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O D. 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
(Xem giải) Câu 26: Cho từ từ 2,74 gam Ba vào 20 gam dung dịch H2SO4 4,9% sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa, dung dịch X và khí Y. Nồng độ phần trăm của chất tan trong X là
A. 20,50% B. 7,52% C. 15,04% D. 8,39%
(Xem giải) Câu 27: Đun nóng hỗn hợp gồm NH2CH2COOH và NH2CH2CONHCH(CH3)COOCH3 với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng hoàn toàn, thu được sản phẩm gồm
A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và 2 ancol.
C. 1 muối và 2 ancol. D. 2 muối và 1 ancol.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Tơ tằm thuộc loại tơ bán tổng hợp.
C. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
D. Amilopectin có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(Xem giải) Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.
(b) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
(c) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(e) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
(Xem giải) Câu 30: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 20% khối lượng) vào nước, thu được 200ml dung dịch Y và 0,896 lít khí H2. Trộn 200ml dung dịch Y với 200ml dung dịch gồm HCl 0,4M và H2SO4 0,3M thu được 400ml dung dịch có pH = 13. Coi H2SO4 phân li 2 nấc hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,2 B. 6,4 C. 2,4 D. 4,8
(Xem giải) Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 23,1 gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ và xenlulozơ cần vừa đủ 17,92 lít O2. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2, thu được dung dịch X có khối lượng giảm 1,3 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Để làm kết tủa hết ion Ca2+ trong X cần dùng tối thiểu V ml dung dịch KOH 0,5M. Giá trị của V là
A. 300 B. 600 C. 400 D. 800
(Xem giải) Câu 32: Thực hiện 5 thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3 không thấy khí thoát ra.
(b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH.
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1:1).
(d) Cho hỗn hợp BaO vào Al2O3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.
(e) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1:1) vào dung dịch HCl dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
(Xem giải) Câu 33: Hỗn hợp M gồm chất béo X (tác dụng với H2 theo tỉ lệ mol 1:1) và axit Y thuộc dãy đồng đẳng của axit linoleic. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp M thu được 7,3 mol CO2 và 6,8 mol H2O. Mặt khác, đun nóng 171 gam hỗn hợp M với dung dịch KOH vừa đủ thu được a gam muối và 13,8 gam glixerol. Giá trị của a là
A. 129,0 B. 171,0 C. 188,1 D. 189,0
(Xem giải) Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm amin đơn chức và O2 (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 6). Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn amin trong X. Dẫn sản phẩm cháy từ từ qua dung dịch NaOH (đặc) dư, còn lại hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H2 là 15,2. Công thức phân tử của amin là
A. CH5N B. C2H5N C. C2H7N D. C3H9N
(Xem giải) Câu 35: Sục 0,5 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,4 mol KOH và 0,2 mol Ba(OH)2. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch X. Dung dịch Y chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Nếu cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch Y, thấy thoát ra V lít CO2, đồng thời thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z thu được 41,2 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 2,24 B. 5,60 C. 6,72 D. 3,36
(Xem giải) Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm metyl axetat, etyl propionat và hai hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,74 mol O2, tạo ra CO2 và 0,54 mol H2O. Nếu cho 0,30 mol X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,08 B. 0,24 C. 0,16 D. 0,36
(Xem giải) Câu 37: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch lòng trắng trứng và 1ml dung dịch NaOH 30%
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên khoảng 2- 3 phút
Trong các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng thủy phân anbumin thành hỗn hợp các α-amino axit.
(b) Sau bước 2, hỗn hợp xuất hiện hợp chất màu tím.
(c) Ở bước 2, lúc đầu có kết tủa màu tím, sau đó kết tủa tan ra tạo dung dịch màu xanh.
(d) Để phản ứng màu biure xảy ra nhanh hơn thì ở bước 1 cần đun nóng dung dịch lỏng trắng trứng.
(e) Nếu thay dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch glucozơ thì ở bước 2 hiện tượng thí nghiệm không thay đổi.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 38: Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ, trong đó có hai este đơn chức và một este hai chức). Đốt cháy hoàn toàn 10,86 gam E trong O2, thu được H2O và 0,44 mol CO2. Mặt khác, cho 10,86 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm ba ancol và dung dịch chứa 11,88 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit là đổng đẳng kế tiếp. Toàn bộ T cho vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 4,83 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 23,04% B. 16,20% C. 24,30% D. 11,05%
(Xem giải) Câu 39: Hòa tan hết hỗn hợp M gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,08 mol HCl, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ có các muối clorua có tổng khối lượng 56,46 gam và 2,688 lít hỗn hợp Y gồm NO, H2 có tỉ khối so với H2 là 11,5. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt oxi) thu được 35,43 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 154,98 B. 176,04 C. 164,70 D. 171,78
(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp và hai hidrocacbon mạch hở, là chất khí ở điều kiện thường, có cùng số nguyên tử hidro trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít X cần vừa đủ 24,528 lít O2, thu được H2O, 35,2 gam CO2 và 1,12 lít N2. Phần trăm khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 29% B. 19% C. 15% D. 22%
Bình luận