[2020] Thi thử THPT Quốc gia chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41B | 42B | 43C | 44A | 45D | 46A | 47D | 48B | 49D | 50A |
51D | 52C | 53B | 54D | 55D | 56A | 57A | 58C | 59C | 60B |
61D | 62D | 63B | 64A | 65C | 66A | 67C | 68C | 69C | 70C |
71A | 72A | 73C | 74C | 75A | 76D | 77B | 78B | 79B | 80B |
Câu 41: Khi bị ong đốt, để giảm đau, giảm sưng, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào sau đây để bôi trực tiếp lên vết thương?
A. nước muối. B. nước vôi. C. nước mắm. D. giấm.
Câu 42: Trong cùng điều kiện, ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Cu2+. B. Fe3+. C. Zn2+. D. Fe2+.
Câu 43: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
A. HCOONH4. B. C2H5NH2. C. NH2CH2COOH. D. CH3COOC2H5.
Câu 44: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào lát cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu:
A. xanh tím. B. nâu đỏ. C. hồng. D. đỏ.
Câu 45: Polime bị thuỷ phân cho α-amino axit là:
A. nilon-6,6. B. polistiren. C. polisaccarit. D. protein.
Câu 46: Kim loại nào vừa tan trong dung dịch HCl vừa tan trong dung dịch NaOH?
A. Al B. Fe C. Mg D. Cu
Câu 47: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. KCl. B. Na2SO4. C. HCl. D. NaOH.
Câu 48: Hỗn hợp nào sau đây tan hết trong nước dư ở điều kiện thường?
A. Be và Mg. B. Ba và Na. C. Be và Na. D. Ca và Mg.
Câu 49: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?
A. Metyl axetat. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Triolein.
Câu 50: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhóm IIA là:
A. ns2. B. ns2 np1. C. ns1. D. ns2 np2.
Câu 51: Hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí nhất là tại các thành phố lớn đang ở mức báo động. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân khi đi ra ngoài mọi người cần phải đeo khẩu trang. Theo em loại khẩu trang có thể lọc sạch bụi, loại bỏ đáng kể các virus, vi khuẩn và khí ô nhiễm thường có chất nào trong số các chất sau:
A. Axit sunfuric. B. hidropeoxit. C. ozon. D. than hoạt tính.
Câu 52: Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch:
A. HCl. B. H2SO4 (loãng). C. H2SO4 (đặc, nguội). D. HNO3 (loãng).
Câu 53: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng
A. nilon-6; amilopectin; polistiren. B. nilon-6,6; tơ axetat; amilozơ.
C. xenlulozơ; poli(vinyl clorua); nilon-7. D. tơ visco; nilon-6; polietilen.
(Xem giải) Câu 54: Cho bột nhôm dư vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,15 M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?
A. 1,16. B. 5,13. C. 3,42. D. 1,71.
Câu 55: Để cứu sống bệnh nhân ngộ độc rượu, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã dùng gần 5 lít bia truyền vào đường tiêu hóa. Bác sĩ Lâm lý giải, rượu gồm hai loại là Etylic và Metylic. Khi vào cơ thể, gan ưu tiên chuyển hóa Etylic và tạo ra sản phẩm không gây độc. Trong khi Metylic được chuyển hóa sau nhưng tạo thành Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao. Chất Andehit Formic trong máu chính là nguyên nhân khiến ông Nh. hôn mê. Lúc này, cơ thể bệnh nhân hết Etylic. Vì vậy, nhằm hạn chế chuyển hóa Metylic, các bác sĩ chuyền bia cho bệnh nhân. Lúc này, cơ thể được bổ sung Etylic khiến gan ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Metylic. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm thời gian để lọc máu, giải độc cho bệnh nhân. Methylic ở lâu trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm độc tố trong cơ thể. Đây là cơ sở để cứu sống bệnh nhân. (Theo baomoi.com đăng ngày 10/1/2018). Cho biết rượu etylic, rượu metylic, andehit fomic còn có tên gọi khác lần lượt là:
A. Metanol, Etanol, Axit fomic. B. Metanol, Etanol, Metanal.
C. Etanol, Metanol, Anđehit axetic. D. Etanol, Metanol, Fomanđehit.
Câu 56: Để phân biệt hai dung dịch KNO3 và Zn(NO3)2 đựng trong hai lọ riêng biệt, ta có thể dùng dung dịch:
A. NaOH. B. HCl C. NaCl. D. MgCl2.
Câu 57: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
Câu 58: Đốt cháy hoàn toàn este nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH2CH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 59: Kết tủa nào sau đây không có màu trắng?
A. CaCO3. B. BaSO4. C. Fe(OH)3. D. Mg(OH)2
(Xem giải) Câu 60: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, Al2O3, Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng dư) thu được kết tủa gồm:
A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2 va Cu(OH)2.
C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Al(OH)3. D. Fe(OH)3 và Al(OH)3.
(Xem giải) Câu 61: Cho 30 gam hỗn hợp các amin bao gồm metanamin, etanamin, anilin tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được là:
A. 65,50 gam. B. 66,5 gam. C. 47,75 gam. D. 48,25 gam.
(Xem giải) Câu 62: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 2,98 gam MCln thu được 0,02 mol Cl2. Kim loại M là:
A. Mg. B. Na. C. Ca. D. K.
Câu 63: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Đốt lá sắt trong khí Cl2. B. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
C. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3. D. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
(Xem giải) Câu 64: Lên men 22,5 gam glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 85% thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 4,76. B. 2,38. C. 2,795. D. 5,95.
(Xem giải) Câu 65: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth). Những người thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả là suy kiệt thể chất, hoang tưởng, thậm chí mất kiểm soát hành vi, chém giết người vô cớ, nặng hơn sẽ mắc tâm thân. Hỏi công thức methamphetamine là gì? Biết oxi hóa hoàn toàn 104,3 gam methamphetamine bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 94,5 gam, ở bình 2 tạo thành 1379 gam kết tủa và còn 7,84 lít khí (đktc) thoát ra. (Công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất):
A. C9H15ON2. B. C10H17N2. C. C10H15N. D. C3H5ON.
(Xem giải) Câu 66: Thủy phân triglixerit X trong trong dung dịch NaOH người ta thu được xà phòng là hỗn hợp 2 muối natri oleat, natri panmitat theo tỉ lệ mol là lần lượt là 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
A. b – c = 4a. B. b – c = 2a. C. b – c = 5a. D. b – c = 3a.
(Xem giải) Câu 67: Cho các phát biểu sau:
(1) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết nước trong chất lỏng.
(2) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(3) Các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại.
(4) Tính dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag, Cu, Au, Al, Fe.
(5) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Clo.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 68: Cho các phát biểu sau :
(1) Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol.
(2) Số nguyên tử N có trong phân tử đipeptit Glu-Lys là 2.
(3) Trong một phân tử sobitol có 5 nhóm OH.
(4) Mật ong có vị ngọt sắc do trong mật ong có chứa nhiều fructozơ.
(5) Nhựa PET (viết tắt của poli(etilen terephtalat)) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
(6) Tên thay thế của amin có công thức (CH3)3N là trimetylamin.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
(Xem giải) Câu 69: Có 4 lọ đựng dung dịch sau: KHSO4, KOH, Ba(HCO3)2, BaCl2 được đánh dấu ngẫu nhiên không theo thứ tự là A, B, C, D. Để xác định hóa chất trong mỗi lọ người ta tiến hành thí nghiệm và thây hiện tượng như sau:
+ Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch C thấy xuất hiện kết tủa, không thấy xuất hiện khí.
+ Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch C không thấy xuất hiện hiện tượng gì.
+ Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch D vừa thấy xuất hiện kết tủa vừa thấy xuất hiện khí. Các chất A, B, C, D lần lượt là:
A. Ba(HCO3)2, KHSO4, KOH, BaCl2. B. BaCl2, Ba(HCO3)2, KHSO4, KOH.
C. Ba(HCO3)2, BaCl2, KOH, KHSO4. D. Ba(HCO3)2, KOH, KHSO4, BaCl2.
(Xem giải) Câu 70: Lấy 0,2 mol hỗn hợp X gồm (H2N)2C5H9COOH và H2NCH2COOH cho vào 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thì thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch HCl 1M thu được dùng dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 38,025. B. 38,175. C. 41,825. D. 30,875.
(Xem giải) Câu 71: Cho các cặp dung dịch sau:
(a) H3PO4 và AgNO3. (b) NH4NO3 và KOH. (c) Na2SO4 và MgCl2.
(d) AgNO3 và Fe(NO3)2. (e) Fe(NO3)2 và HCl. (g) NaOH và RbCl.
Số cặp dung dịch khi trộn với nhau có xảy ra phản ứng là:
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 72: Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau:
Mẫu thử | Thuốc thử | Hiện tượng |
A | Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng | Kết tủa Ag trắng sáng |
B | Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng | Kết tủa Cu2O đỏ gạch |
C | Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường | Dung dịch xanh lam |
D | Nước Br2 | Mất màu dung dịch bR2 |
E | Quỳ tím | Hóa xanh |
Các chất A, B, C, D, E lần lượt là
A. Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metylamin.
B. Metanal, glucozơ, axit metanoic, fructozơ, metylamin.
C. Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etylamin.
D. Metanal, metyl fomat, axit metanoic, metylamin, glucozơ.
(Xem giải) Câu 73: Hỗn hợp khí X gồm 0,15 mol C2H4; 0,25 mol C2H2 và 0,5 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 9. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là:
A. 0,15. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,1.
(Xem giải) Câu 74: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất A (C5H16N2O3) và B (C2H8N2O3) có tỉ lệ số mol là 3 : 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 4,88 gam hỗn hợp 2 muối và 1 khí duy nhất làm xanh giấy quỳ ẩm. Phần trăm khối lượng của A trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 45% B. 55% C. 68%. D. 32%.
(Xem giải) Câu 75: Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch có chứa 0,08a mol Ca(OH)2, khối lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào thể tích khí CO2 được ghi ở bảng sau:
Thể tích khí CO2 ở đktc (lít) | V | V + 12,32 | V1 |
Khối lượng kết tủa (gam) | 3a | 2a | max |
Giá trị của V1 là:
A. 8,96. B. 6,72. C. 11,20. D. 10,08
(Xem giải) Câu 76: Đun nóng 52,38 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đều mạch hở A, B, ancol no E, và D là este hai chức, mạch hở được tạo bởi A, B, E với 400 ml dung dịch NaOH 1,5M (vừa đủ), thu được ancol E và hỗn hợp F gồm 2 muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ E qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam; đồng thời thu được 8,736 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 23,52 lít O2 (đktc), thu được 0,9 mol CO2, Na2CO3 và H2O. Phần trăm khối lượng của B (MB > MA) trong hỗn hợp X gần nhất là:
A. 18%. B. 20% C. 16%. D. 14%.
(Xem giải) Câu 77: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,35 mol Mg, 0,1 mol Fe, MgCO3 và Mg(NO3)2 trong hỗn hợp dung dịch chứa 0,05 mol HNO3 và 1,49 mol NaHSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y chỉ chứa 198,21 gam các muối trung hòa và 0,3 mol hỗn hợp khí Z gồm 4 khí không màu không hóa nâu trong không khí và có tỉ khối so với hidro là 539/30. Cho dung dịch NaOH cho đến dư vào dung dịch Y, sau đó lấy lượng kết tủa đun nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 32 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol N2 trong hỗn hợp khí Z là
A. 0,01 mol. B. 0,02 mol. C. 0,03 mol. D. 0,04 mol.
(Xem giải) Câu 78: Hòa tan hết 12,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất N+5, đktc) và dung dịch Y. Cho 650 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, thu được 16,05 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 6,72. B. 8,96. C. 11,2. D. 4,48.
(Xem giải) Câu 79: Cho 6,4 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa ba chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch X, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là:
A. 57,40. B. 59,56. C. 68,20 D. 63,88
(Xem giải) Câu 80: Hỗn hợp A gồm x mol Al và y mol Na. Hỗn hợp B gồm y mol Al và x mol Na. Dung dịch C chứa HCl 1M. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan hỗn hợp A vào nước dư thu được 13,44 lít khí H2 đo ở đktc và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch X thấy xuất hiện ngay kết tủa.
Thí nghiệm 2: Hòa tan hỗn hợp B vào nước dư thu được V lít khí H2 đo ở đktc và dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch X thấy hết 50 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa. Tính V?
A. 12,096 lít. B. 14,00 lít. C. 15,12 lít. D. 15,68 lít.
Bình luận