Lý thuyết Cấu tạo nguyên tử

I. Cách viết cấu hình electron của nguyên tử:

Gồm 3 bước:

Bước 1: Điền electron vào các phân lớp theo mức năng lượng từ thấp đến cao:

1s  2s  2p  3s  3p  4s  3d  4p

(Với s tối đa 2 electron, p tối đa 6 electron, d tối đa 10 electron, f tối đa 14 electron. Khi phân lớp tối đa electron, ta nói phân lớp đó đã bão hòa)

Bước 2: Chuyển các phân lớp vào đúng vị trí của lớp đó.

Bước 3: Xét xem có rơi vào trường hợp đặc biệt hay không:

+ Nếu 3d4 4s2 → 3d5 4s1

+ Nếu 3d9 4s2 → 3d10 4s1

Ví dụ 1: 26Fe

– Bước 1: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6  (Xếp 26e từ trái qua phải cho đến khi hết)

– Bước 2: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6  4s2 (Chuyển 3d6 vào đúng lớp thứ 3 của nó)

– Bước 3: 3d6 4s2 không rơi vào trường hợp đặc biệt nên giữ nguyên.

Ví dụ 2: 29Cu

– Bước 1: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9  (Xếp 29e từ trái qua phải cho đến khi hết)

– Bước 2: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9  4s2 (Chuyển 3d9 vào đúng lớp thứ 3 của nó)

– Bước 3: 3d9 4s2 là trường hợp đặc biệt, cần chuyển lại thành:

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10  4s1

II. Cách viết cấu hình electron của ion:

Xuất phát từ cấu hình electron của nguyên tử tương ứng, sau đó:

– Ion âm: Thêm electron vào phân lớp chưa bão hòa.

Bạn đã xem chưa:  Phản ứng Oxi hóa - Khử (Phần 2)

– Ion dương: Bớt electron của phân lớp ngoài cùng, nếu vẫn chưa đủ, bớt tiếp vào phía trong.

Ví dụ 1: Fe2+ và Fe3+ 

26Fe: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6  4s2

→ Fe2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 (Bớt 2e ở phân lớp ngoài cùng)

→ Fe3+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 (Bớt 2e ở phân lớp ngoài cùng và 1e ở phân lớp sát phân lớp ngoài cùng).

Ví dụ 2: Cu2+

29Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10  4s1

→ Cu2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 (Bớt 1e ở phân lớp ngoài cùng và 1e ở phân lớp sát lớp ngoài cùng).

Ví dụ 3: N3-

7N: 1s2 2s2 2p3

→ N3-: 1s2 2s2 2p6 (Thêm 3e vào phân lớp ngoài cùng chưa bão hòa).

III. Cách xác định số electron hóa trị:

Số electron hóa trị = Số electron lớp ngoài cùng + Số electron ở phân lớp sát lớp ngoài cùng (nếu phân lớp này chưa bão hòa)

Ví dụ 1: 7N: 1s2 2s2 2p3

– Lớp ngoài cùng có 5e.

– Phân lớp sát lớp ngoài cùng (1s2) đã bão hòa nên không tính.

Vậy N có 5 electron hóa trị.

Ví dụ 2: 26Fe: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6  4s2

– Lớp ngoài cùng có 2e.

– Phân lớp sát lớp ngoài cùng (3d6) chưa bão hòa, có 6e, tính luôn.

Vậy Fe có 8 electron hóa trị.

Ví dụ 3. 29Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10  4s1

Bạn đã xem chưa:  Bài tập H2SO4 (Phần 1)

– Lớp ngoài cùng có 1e

– Phân lớp sát lớp ngoài cùng (3d10) đã bão hòa nên không tính.

Vậy Cu có 1 electron hóa trị.

IV. Cách xác định số electron độc thân:

Electron độc thân là electron nằm một mình trong 1 obital.

Ví dụ 1. 16S: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4

[↑↓]   [↑↓]   [↑↓ – ↑↓ – ↑↓]   [↑↓]   [↑↓ – ↑    ↑ ] → Có 2 electron độc thân.

Ví dụ 2: Fe2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6

[↑↓]   [↑↓]   [↑↓ – ↑↓ – ↑↓]   [↑↓]   [↑↓ – ↑↓ –  ↑↓]  [↑↓ – ↑    ↑    ↑    ↑ ]  → Có 4 electron độc thân.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!