Liên kết hóa học (Phần 2)

Câu 41. Liên kết bội là liên kết giữa hai nguyên tử được thực hiện bởi:

A. Một liên kết xichma và một hay hai liên kết pi.           B. Một liên kết xichma và ba liên kết pi.

C. Một liên kết pi và một hay hai liên kết xichma.           D. Hai hay nhiều liên kết xichma.

Câu 42. Liên kết hoá học trong phân tử các chất H2, HCl, Cl2 thuộc loại:

A. Liên kết đơn.           B. Liên kết đôi.           C. Liên kết ba.           D. Liên kết bội.

Câu 43. Cho nguyên tố nitơ (Z = 7). Trong phân tử nitơ N2 có:

A. Ba liên kết xichma s.           B. Một liên kết xichma s và hai liên kết pi p.

C. Hai liên kết xichma s và một liên kết pi p.           D. Một liên kết xichma s và một liên kết pi p.

Câu 44. Liên kết cộng hoá trị phân cực có cặp electron chung:

A. Lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.           B. Lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

C. Nằm chính giữa hai nguyên tử.           D. Thuộc về nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

Câu 45. Liên kết hoá học trong phân tử đơn chất phi kim thuộc loại:

A. Liên kết cộng hoá trị phân cực.           B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.

C. Liên kết ion.           D. Liên kết cho nhận.

Câu 46. Liên kết hoá học trong phân tử NH3 thuộc loại:

A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.

B. Liên kết cộng hoá trị phân cực từ phía nguyên tử nitơ sang phía nguyên tử hiđro.

C. Liên kết cộng hoá trị phân cực từ phía nguyên tử hiđro sang phía nguyên tử nitơ.

D. Liên kết ion.

Câu 47. Trong phân tử HCl, cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử:

A. ở chính giữa khoảng cách giữa hai nguyên tử.           B. Lệch về phía nguyên tử hiđro.

C. Lệch về phía nguyên tử clo.           D. Lệch hẳn về phía nguyên tử clo tạo thành ion H+ và ion Cl–.

Câu 48. Liên kết hoá học trong phân tử hợp chất của nguyên tố phi kim với hiđro là:

A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.           B. Liên kết cộng hoá trị phân cực.

C. Liên kết ion.           D. Liên kết kim loại.

Câu 49. Liên kết cộng hoá trị phân cực là liên kết có thể tạo bởi:

A. Hai nguyên tử của cùng một nguyên tố kim loại.           B. Hai nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim.

C. Hai nguyên tử của hai nguyên tố phi kim khác nhau.           D. Hai nguyên tử của hai nguyên tố bất kì.

Câu 50. Liên kết hoá học tạo giữa hai nguyên tử của hai nguyên tố phi kim khác nhau thuộc loại:

A. Liên kết cộng hoá trị phân cực.           B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.

Bạn đã xem chưa:  Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học (Phần 1)

C. Liên kết ion.           D. Liên kết kim loại.

Câu 51. Phân tử CH4 được hình thành giữa nguyên tử C và các nguyên tử hiđro bằng sự xen phủ của:

A. Các obitan s của nguyên tử hiđro với các obitan s và p của nguyên tử cacbon.

B. Các obitan s của nguyên tử hiđro với các obitan lai hoá sp3 của nguyên tử cacbon.

C. Các obitan lai hoá của nguyên tử hiđro với các obitan s và p của cacbon.

D. Các obitan lai hoá của nguyên tử H với các obitan lai hoá sp3 của nguyên tử cacbon.

Câu 52. Liên kết xichma là liên kết hoá học:

A. Bền hơn liên kết pi.           B. Kém bền hơn liên kết pi.

C. Hình thành nhờ sự xen phủ bên giữa các obitan.           D. Hình thành bởi tương tác tĩnh điện giữa các nguyên tử.

Câu 53. Độ bội liên kết bằng:

A. số cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.           B. số electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

C. số liên kết đôi giữa hai nguyên tử trong phân tử.           D. số liên kết xichma giữa hai nguyên tử trong phân tử.

Câu 54. Cho các nguyên tố: X (Z = 15), Y (Z = 17). Liên kết hoá học giữa X và Y thuộc loại:

A. Liên kết cộng hoá trị phân cực.           B. Liên kết ion.

C. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.           D. Liên kết cộng kim loại.

Câu 55. Điện hoá trị của một nguyên tử được tính bằng:

A. Điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong hợp chất ion.

B. Số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhường đi.

C. Số electron mà nguyên tử của nguyên tố đó nhận thêm.

D. Số electron nguyên tử của nguyên tố đó dùng chung với nguyên tử của nguyên tố khác.

Câu 56. Cộng hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị bằng:

A. Số cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

B. Số electron góp chung của mỗi nguyên tử.

C. Số electron của mỗi nguyên tử cho hoặc nhận.

D. Số electron của mỗi nguyên tử cho nguyên tử của nguyên tố khác.

Câu 57. Cho các nguyên tố: natri (Z = 11), clo (Z = 17) và lưu huỳnh (Z = 16). Liên kết hoá học giữa natri và clo thuộc loại:

A. Liên kết cộng hoá trị.           B. Liên kết ion.

C. Liên kết cộng hoá trị phân cực.           D. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.

Câu 58. Liên kết hoá học giữa lưu huỳnh và clo thuộc loại:

A. Liên kết cho nhận.           B. Liên kết ion.

C. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.           D. Liên kết cộng hoá trị phân cực.

Câu 59. Trong hợp chất NaCl và Na2S, clo và lưu huỳnh có số oxi hoá lần lượt  bằng:

A. (–1) và (–2).           B. (+1) và (+2).           C. (+1) và (–2).           D. (–1) và (+2).

Bạn đã xem chưa:  Halogen và hợp chất (Phần 1)

Câu 60. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành:

A. Bởi các cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

B. Giữa các nguyên tử và ion trong mạng tinh thể có sự tham gia của các electron tự do.

C. Nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

D. Bằng cách góp chung các electron hoá trị.

Câu 61. Trong phân tử, các chất trong dãy chất nào sau đây chỉ có các liên kết cộng hoá trị phân cực?

A. N2, HCl, CO, O2.           B. HCl,  NaCl, ClO2, SO3.

C. HCN, COS, SOCl2, CH4.           D. NO, NaH, HCN, SO2.

Câu 62. Nguyên tố X thuộc nhóm IVA. Có một số kết luận sau:

1. X có số oxi hoá dương cao nhất bằng +4.

2. X có số oxi hoá âm thấp nhất bằng – 4.

3. X có cộng hoá trị 4 trong oxit cao nhất và trong hợp chất với hiđro.

4. X có cộng hoá trị 4 trong hợp chất với oxi và cộng hoá trị 2 trong hợp chất với hiđro.

5. X tạo được các hợp chất XO2 và XH4.

6. X có điện hoá trị +4 trong hợp chất với hiđro.

Các kết luận đúng là:

A. 1, 2, 4, 5.           B.  1,2, 3, 5.           C. 1, 2, 4, 6.           D. 1, 2, 4, 5, 6.

Câu 63. Cho các nguyên tố và độ âm điện tương ứng: oxi 3,5 ; hiđro 2,1 ; natri 0,9 ; lưu huỳnh 3,0. Độ phân cực của các liên kết trong các phân tử tăng dần theo dãy:

A. SO2, H2O, H2S, Na2O.           B. SO2, H2O,  Na2O,  H2S.

C. SO2, H2S, H2O, Na2O.           D. H2S, Na2O, SO2, H2O.

Câu 64. Trong các hợp chất Na2S và Na2O, các nguyên tố oxi và lưu huỳnh đều có điện hoá trị bằng:

A. –2                        B. 2–                        C. 2                           D.   II

Câu 65. Trong các hợp chất H2S và H2O, các nguyên tố oxi và lưu huỳnh đều có cộng hoá trị bằng:

A. –2                        B. 2–                        C. 2                           D.   II

Câu 66. Cho một số hợp chất của nguyên tố lưu huỳnh: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Các nhóm chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hoá là:

A. Nhóm 1: H2S, NaHS và K2S. Nhóm 2: H2SO3, Na2SO3  và SO2. Nhóm 3: H2SO4, SO3.

B. Nhóm 1: H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO3, SO2. Nhóm 2: K2S, H2S, NaHS.

C. Nhóm 1: H2SO3, H2SO4, Na2SO3. Nhóm 2: SO3, SO2. Nhóm 3: K2S, H2S, NaHS.

D. Nhóm 1: H2S, H2SO3, H2SO4. Nhóm 2: SO2, SO3. Nhóm 3: K2S, NaHS, Na2SO3.

Câu 67. Các chất trong phân tử có liên kết ion là:

A. NaHS, K2S, Na2SO3, H2SO4, SO3.           B. Na2SO3, K2S, NaHS.

C. Na2SO3, K2S, H2S, NaHS.           D. H2S, K2S, NaHS, Na2SO3.

Câu 68. Các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị là:

A. NaHS và K2S Na2SO3 , H2SO4, SO3.           B. Na2SO3, K2S, NaHS.

C. Na2SO3, K2S, H2S, NaHS.           D. H2S, H2SO3, H2SO4, SO3, SO2.

Câu 69. Cho các chất sau: HCl, HClO, HClO3, NaClO, NaClO4. Số oxi hoá của clo trong các chất lần lượt bằng:

Bạn đã xem chưa:  Phản ứng Oxi hóa - Khử (Phần 4)

A. –1 ;  +1 ; +5 ; +1 ; +7.           B.  –1 ;  +1 ; +3 ; +1 ; +5.

C.  –1 ;  –1 ;  +5 ; +1 ; +7.           D.  –1 ;  +1 ; +7 ; +1 ; +5.

Câu 70. Cho một số hợp chất của nguyên tố nitơ: Na3N,  NO, N2O, NO2, HNO3, NaNO2, KNO3, NH3 và N2H4. Các chất trong đó nitơ có số oxi hoá âm là:

A. Na3N, NO, N2O, NO2, NH3 và N2H4.           B. Na3N, NH3 và N2H4.

C. HNO3, NaNO2, KNO3, NH3 và N2H4.           D. Na3N, NaNO2, KNO3, NH3 và N2H4.

Câu 71. Cho một số hợp chất của nguyên tố nitơ: Na3N,  NO, N2O, NO2, HNO3, NaNO2, KNO3, NH3 và N2H4. Các chất trong đó nitơ có số oxi hoá dương là:

A. NO, N2O, NO2, NH3 và N2H4.          B. NO, N2O, NO2, HNO3, NaNO2, KNO3.

C. HNO3, NaNO2, KNO3, NH3 và N2H4.          D. Na3N, NaNO2, KNO3, NH3 và N2H4.

Câu 72. Chất nào sau đây oxi có số oxi hóa cao nhất:

A. SO2.          B. SO3.          C. P2O5.          D. K2O2

Câu 73. Cặp chất mà lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất và cao nhất lần lượt là:

A. FeS và SO3.          B. CuSO4 và H2S.          C. SO2 và SO3.          D. SO2 và Na2SO4.

Câu 74. Nguyên tố nào sau đây không có số oxi hóa âm:

A. Na.          B. F.          C. O.          D. H.

Câu 75. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện trong khoảng từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.

D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Câu 76. Nguyên tử hoặc ion nào dưới đây có số electron độc thân lớn nhất:

A. Fe.          B. Fe2+.          C. Fe3+.          D. Cl-.

Câu 77. Hợp chất được tạo bởi hai ion có cùng số electron là:

A. KCl.          B. AlCl3.          C. CO.          D. K2O.

Câu 78. Trong các hợp chất NH3, N2, NO, NO2, HNO3, nitơ có cộng hóa trị cao nhất là:

A. 4.          B. +4.          C. +5.          D. 5.

Câu 79. Nguyên tố N có cộng hóa trị khác nhau trong cặp chất:

A. NH3 và N2.           B. NH4Cl và HNO3.          C. NO2 và N2.          D. NO2 và HNO3.

Câu 80. Chất nào sau đây không có liên kết ion:

A. HNO3.          B. NH4NO3.          C. NaNO3.          D. NH4Cl.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!