Halogen và hợp chất (Phần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là

A. 0,75M.                    B. 1M.                         C. 0,25M.                    D. 0,5M.

(Xem giải) Câu 2: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Mg.                         B. Zn.                          C. Al.                          D. Fe.

(Xem giải) Câu 3: Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là

A. NH3 và HCl.          B. H2S và Cl2.            C. Cl2 và O2.              D. HI và O3.

(Xem giải) Câu 4: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là

A. 24,24%.                  B. 11,79%.                  C. 28,21%.                  D. 15,76%.

(Xem giải) Câu 5: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. Na2SO3 khan.         B. dung dịch NaOH đặc.        C. dung dịch H2SO4 đậm đặc.           D. CaO.

(Xem giải) Câu 6: Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2.                     B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.

C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.                    D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.

(Xem giải) Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là

A. Mg.                  B. Ca.                          C. Be.                          D. Cu.

(Xem giải) Câu 8: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Sn.              B. Al, Fe, CuO.           C. Zn, Cu, Mg.           D. Hg, Na, Ca.

(Xem giải) Câu 9: Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp gồm Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là

A. 400 ml.                   B. 200 ml.                   C. 800 ml.                   D. 600 ml.

(Xem giải) Câu 10: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Oleum (Phần 1)

A. V = 22,4(a – b).           B. V = 11,2(a – b).       C. V = 11,2(a + b).     D. V = 22,4(a + b).

(Xem giải) Câu 11: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)

A. y = 100x.                B. y = 2x.                    C. y = x – 2.                 D. y = x + 2.

(Xem giải) Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.                        B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.             D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.

(Xem giải) Câu 13: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 0,23.                       B. 0,18.                       C. 0,08.                       D. 0,16.

(Xem giải) Câu 14: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

A. sự khử ion Cl-.       B. sự oxi hoá ion Cl-.              C. sự oxi hoá ion Na+.            D. sự khử ion Na+.

(Xem giải) Câu 15: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 57 ml.                     B. 50 ml.                     C. 75 ml.                     D. 90 ml.

(Xem giải) Câu 16: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

A. 4.                B. 5.                C. 7.                D. 6.

(Xem giải) Câu 17: Cho các phản ứng sau:                       4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

2HCl + Fe → FeCl2 + H2.                 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.

6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.           16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là

A. 2.                B. 1.                C. 4.                D. 3.

(Xem giải) Câu 18: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 1.

(Xem giải) Câu 19: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Cấu tạo nguyên tử (Phần 1)

A. KMnO4.                 B. MnO2.                    C. CaOCl2.                 D. K2Cr2O7.

(Xem giải) Câu 20: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.                                    B. FeS, BaSO4, KOH.

C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.                      D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

(Xem giải) Câu 21: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                       B. 3,36.                      C. 2,24.                      D. 1,12.

(Xem giải) Câu 22: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là

A. 2,80 lít.                   B. 1,68 lít.                   C. 4,48 lít.                   D. 3,92 lít.

(Xem giải) Câu 23: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100°C. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là

A. 0,24M.                    B. 0,48M.                    C. 0,4M.                      D. 0,2M.

(Xem giải) Câu 24: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (PNC nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là

A. Be và Mg.              B. Mg và Ca.               C. Sr và Ba.                D. Ca và Sr.

(Xem giải) Câu 25: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là:

A. 5,8 gam.                 B. 6,5 gam.                  C. 4,2 gam.                 D. 6,3 gam.

(Xem giải) Câu 26: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.

C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

(Xem giải) Câu 27: Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3; 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2. Phát biểu đúng là:

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Oxi - Lưu huỳnh (Phần 3)

A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br -.        B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.

C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.      D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.

(Xem giải) Câu 28: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là

A. 9,75.                       B. 8,75.                       C. 7,80.                       D. 6,50.

(Xem giải) Câu 29: Cho các phản ứng:

Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O                2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O         4KClO3 → KCl + 3KClO4        O3 → O2 + O

Số phản ứng oxi hoá khử là

A. 5.                B. 2.                C. 3.                D. 4.

(Xem giải) Câu 30: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là

A. Na.              B. K.               C. Rb.             D. Li.

(Xem giải) Câu 31: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch

A. NaOH (dư).           B. HCl (dư).                C. AgNO3 (dư).         D. NH3 (dư).

(Xem giải) Câu 32: Cho các phản ứng:

(1) O3 + dung dịch KI →            (2) F2 + H2O →

(3) MnO2 + HCl đặc →              (4) Cl2 + dung dịch H2S →

Các phản ứng tạo ra đơn chất là:

A. (1), (2), (3).             B. (1), (3), (4).             C. (2), (3), (4).             D. (1), (2), (4).

(Xem giải) Câu 33: Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là

A. 1.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 4.

(Xem giải) Câu 34: Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.           (b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.

(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.       (d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 2.                B. 3.                C. 1.                D. 4.

(Xem giải) Câu 35: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là

A. 58,2%.                    B. 41,8%.                    C. 52,8%.                    D. 47,2%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!