Bài tập Ancol – Phenol (Phần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

Câu 1. Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol anlylic và etylen glicol trong đó oxi chiếm 37,5% về khối lượng được chia thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na dư thu được 1,344 lít H2 (đktc). Oxi hóa phần hai bằng CuO rồi cho toàn bộ sản phẩm hơi tạo thành tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 30,24 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của ancol metylic trong hỗn hợp X là

A. 12,50%.       B. 37,50%.       C. 18,75%.       D. 31,25%.

Xem giải

Câu 2. Oxi hóa m gam ancol đơn chức X, thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic, nước và ancol dư. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần một phản ứng hoàn toàn với dung dịch KHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2(đktc). Phần hai phản ứng với Na vừa đủ thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 19 gam chất rắn khan. Tên của X là?

A. Propan-1-ol.            B. Etanol.             C. Methanol.                D. Propan-2-ol.

Xem giải

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no (có số nhóm chức hơn kém nhau 1) thu được 24,64 lít CO2 và 25,2 gam H2O. Còn nếu cho X tác dụng hết với Na dư thì thu được 7,84 lít H2. % số mol của mỗi ancol trong hốn hợp là

A. 33,33% và 66,67%         B. 30% và 70%          C. 40% và 60%            D. 50% và 50%

Xem giải

Câu 4. Cho phenol (C6H5OH) tác dụng vừa đủ với dung dịch Br2 (theo tỷ lệ số mol tương ứng là 1:3), sau phản ứng thu được một hỗn hợp X gồm các sản phẩm có khối lượng là 5,74 gam. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư, có áp suất cao, số mol NaOH đã phản ứng là a mol, biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:

A. 0,10.        B. 0,11.        C. 0,04.        D. 0,07.

Xem giải

Câu 5. Cho 13,74 gam 2,4,6-trinitrophenol vào bình kín rồi nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được x mol hỗn hợp khí gồm: CO2 , CO, N2 và H2. Giá trị của x là:

A. 0,45.               B. 0,60.              C. 0,36.                D. 0,54

Xem giải

Câu 6. Cho 70 gam hỗn hợp phenol và cumen tác dụng với dung dịch NaOH 16% vừa đủ, sau phản ứng thấy tách ra hai lớp chất lỏng phân cách, chiết thấy lớp phía trên có thể tích là 80ml và có khối lượng riêng 0,86 gam/cm3. % theo khối lượng của cumen trong hỗn hợp là:

A. 26,86%         B. 98,29%         C. 73,14%         D. 56,8%

Xem giải

Câu 7. Hóa hơi hoàn toàn 1 hỗn hợp X gồm 2 rượu no A và B thu được 1,568 lít hơi ở 81,9 °C và 1,3 atm. Nếu cho X tác dụng với Na dư thì giải phóng 1,232 lít H2 đktc. Mặt khác đốt hoàn toàn X thu được 7,48g CO2. B nhiều hơn A 1 nhóm chức. Công thức 2 rượu là:

 A. C2H5OH và C3H6(OH)2.          B. C2H5OH và C2H4(OH)2.
C. C3H7OH và C2H4(OH)2.           D. C3H7OH và C3H6(OH)2.

Xem giải

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 21,75 gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 22,95 gam H2O. Cho 21,75 gam X tác dụng với Na dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về các định luật bảo toàn (Phần 2)

A. 11,76        B. 8,96        C. 5,88        D. 5,04

Xem giải

Câu 9. Hỗn hợp hơi E chứa 2 ancol mạch hở và 1 anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng 0,48 mol O2 thu được 23,04 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, dẫn 0,2 mol E vào bình đựng Na dư thấy thoát ra 1,792 lit khí H2 (đktc). Biết 19,2 gam E làm mất màu vừa đủ V ml dung dịch Br2 1M.  Tính V:

A. 300        B. 450       C. 400        D. 350

Xem giải

Câu 10. Chia 16,96 gam hỗn hợp gồm 2 ancol đều đơn chức, mạch hở thành 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1 tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).

+ Phần 2 đem đun nóng với CuO, thu được hỗn hợp F gồm 2 anđehit. Lấy toàn bộ F tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 69,12 gam Ag. Công thức của 2 ancol có khối lượng phân tử lớn là.

A. CH2=CH-CH2OH         B. C2H5OH

C. C3H7OH                     D. CH≡C-CH2OH

Xem giải

Câu 11. Hỗn hợp X gồm 2 ancol no, mạch hở A, B (A là ancol đơn chức) có tỉ lệ khối lượng 1 : 1. Khi cho X tác dụng hết với Na thì thể tích khí H2 sinh ra từ B bằng 16/17 thể tích H2 sinh ra từ A (cùng nhiệt độ và áp suất). Mặt khác khi đốt cháy hết 13,6 gam hỗn hợp X thu được 10,36 lít CO2 (đktc)

1) Tìm công thức của A, B biết rằng d(B/A)= 4,25. Gọi tên A, B.

2) Oxi hóa 19,2 gam A có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp sản phẩm C, chia C thành 3 phần bằng nhau:

+ Phần 1 cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 64,8 gam Ag

+ Phần 2 trung hòa cần 30 ml dung dịch KOH 2M. Tính hiệu suất quá trình oxi hóa A.

+ Phần 3 tác dụng với (B) khi có xúc tác thích hợp thu được chất D chỉ chứa một loại nhóm chức. Tính khối lượng của B (biết H=100%)

Xem giải

Câu 12. Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, 2 chức mạch hở A và 1 ancol no đơn chức mạch hở B (các nhóm chức đều bậc 1) có tỉ lệ mol nA : nB = 3 : 1. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 7,84 lít H2 (đktc). Mặc khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với CuO dư đun nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu được 35,8 gam hỗn hợp anđehit và hơi nước. Để đốt cháy hết m gam hỗn hợp X cần bao nhiêu lít O2?

Xem giải

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol no X thu được m gam H2O. Biết khối lượng phân tử X nhỏ hơn 100 đvC. Số đồng phân cấu tạo của ancol X?

Xem giải

Câu 14. Hỗn hợp X gồm methanol, etanol, propanol, etilenglicol. Để chuyển hết nhóm chức ancol trong m gam hỗn hợp X thành cacbonyl cần 25,6 gam CuO. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 17,696 lít O2. Mặt khác, 0,56 mol hỗn hợp X hòa tan tối đa 3,92 gam Cu(OH)2, Giá trị của m là :

A. 12,64 gam.           B. 13,24 gam.          C. 13,48 gam.           D. 13,82 gam.

Xem giải

Câu 15. Hỗn hợp hơi E chứa 2 ancol đều mạch hở và 1 anken. Đốt cháy 0,2 mol E cần dùng 0,48 mol O2, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 23,04 gam. Mặt khác dẫn 0,2 mol E qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 6,4 gam; đồng thời thấy thoát ra 1,792 lít khí H2 (đktc). Nếu lấy 19,2 gam E làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là

A. 300 ml.      B. 450 ml.      C. 400 ml.      D. 350 ml.

Xem giải

Câu 16. Cho 10 ml ancol etylic 92° (khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml) vào ống nghiệm đựng 15 ml benzen. Lắc thật kĩ ống nghiệm và để yên. Sau đó cho 8,19 gam K vào ống nghiệm trên. Thể tích khí sinh ra (ở đktc) là:

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về phân bón (Phần 1)

A. 1,12 lít       B. 1,68 lít         C. 1,792 lít       D. 2,290 lít

Xem giải

Câu 17. Đun 7,36 gam ancol A với H2SO4 đặc ở 170 độ thu được 2,688 lít olefin (đktc) với hiệu suất 75%. Cho 0,1 mol amin no B phản ứng tối đa với 0,2 mol HCl thu được 11,9 gam muối. Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm A và B bằng một lượng O2 vừa đủ rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa 100 gam dung dịch H2SO4 đặc 81,34%, sau khi hơi H2O được hấp thụ hoàn toàn thấy nồng độ H2SO4 là 70%. Biết CO2 và N2 không bị nước hấp thụ. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây.

A. 12          B. 13          C. 15          D. 14

Xem giải

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol Z cần hết 10V lít O2 (đktc) thu được 0,9 mol hỗn hợp G gồm CO2 và H2O có tỉ khối G so với He là 133/18. Mặt khác cho m gam Z phản ứng vừa đủ với Na thu được 3V lít H2. Tìm m.

Xem giải

Câu 19. Oxi hóa hoàn toàn m gam 2 ancol đơn chức, bậc 1, mạch hở đồng đẳng liên tiếp nhau bằng CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp hơi X có tỉ khối hơi so với hidro là 13,75. X làm mất màu vừa đủ 200ml dung dịch Br2 1,5M. Giá trị của m là?

A. 10,4          B. 7,8           C. 8,6          D. 7,4

Xem giải

Câu 20. Hỗn hợp X gồm một ancol no hai chức mạch hở A và một ancol no đơn chức mạch hở B (các nhóm chức đều bậc 1, tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1). Cho m gam X tác dụng hết với Na dư, thu được 7,84 lít H2 (đktc). Mặt khác, cho m gam X tác dụng với CuO (dư) đun nóng, thu được 35,8 gam hỗn hợp anđehit và hơi nước. Đốt hoàn toàn m gam X cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 24,64        B. 29,12        C. 26,88        D. 22,4

Xem giải

Câu 21. Oxi hoá 11,7 gam hỗn hợp E gồm 2 ancol bậc một X và Y (đều no, đơn chức, mạch hở, MX < MY) bằng oxi (xúc tác thích hợp, nung nóng) thì có 0,09 mol O2phản ứng, thu được hỗn hợp hơi T (không chứa CO2). Chia T thành hai phần bằng nhau:

− Phần (1) phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 0,672 lít khí CO2 (đktc).

− Phần (2) phản ứng với Na dư, thu được 2,016 lít khí H2 (đktc).

Biết Y chiếm 25% về số mol hỗn hợp ancol dư trong T và số mol Y bị oxi hoá lớn hơn số mol X bị oxi hoá. Khối lượng của Y trong 11,7 gam E ban đầu là:

A. 9,2 gam        B. 6,9 gam.        C. 8,0 gam.        D. 7,5 gam.

Xem giải

Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H5OH, C3H5(OH)3 cần 38,64 lít O2 thu được 26,88 lit CO2 và 32,4 gam H2O. Nếu cho 20 gam X tác dụng Na dư thu được V lit H2. Thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là:

A. 2,8           B. 5,6           C. 4,48            D. 6,72

Xem giải

Câu 23. Lấy một lượng ancol but-2-in-1,4-diol cho qua bình đựng CuO đun nóng một thời gian được 14,5 gam hỗn hợp X gồm khí và hơi (Giả sử chỉ xẩy ra phản ứng oxi hóa chức ancol thành chức andehit). Chia X thành 2 phần bằng nhau:

Bạn đã xem chưa:  Chuyên đề nhiệt phân muối nitrat (Phần 2)

– Phần 1: Tác dụng với Na dư thu được 1,68 lit H2 (đktc)

– Phần 2: Tác dụng vừa đủ với dung dịch nước chứa m gam Br2. Xác định m?

A. 32        B. 40        C. 20       D. 16

Xem giải

Câu 24. Một hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na sinh ra 672ml khí và hỗn hợp rắn X. Nếu đốt cháy hết Y thu được 4,032 lít CO2. Nếu đốt cháy hết X được Na2CO3 và số mol CO2 tạo ra là?

A. 0,16          B. 0,18          C. 0,12          D. 0,15

Xem giải

Câu 25. Oxi hóa 0,11 mol ancol đơn chức X bằng oxi có xúc tác thích hợp đến khi số mol oxi phản ứng là 0,065 mol thì thu được hỗn hợp Y gồm anđehit, axit cacboxylic, ancol dư và H2O. Chưng cất toàn bộ phần hơi nước rồi đốt cháy toàn bộ hỗn hợp Z gồm anđehit, axit cacboxylic, ancol dư thu được 19,36 gam CO2 và 6,48 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp Y phản ứng với dung dịch nước brom thì số mol brom phản ứng tối đa là

A. 0,12            B. 0,14           C. 0,31           D. 0,25

Xem giải

Câu 26. Hidro hóa hoàn toàn m gam một ancol đơn chức, mạch hở X cần 0,24 mol H2 (Ni, t°). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 10,752 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được a gam CO2. Giá trị của a là

A. 17,6         B. 13,2          C. 14,08         D. 21,12

Xem giải

Câu 27. Hỗn hợp X gồm phenol (C6H5OH) và một axit cacboxylic đơn chức, mạch hở. Cho 26 gam X tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch Y và 66,2 gam kết tủa 2,4,6- tribromphenol. Dung dịch Y phản ứng tối đa với V lít dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Mặt khác, cho 26 gam X phản ứng hết với Na dư, thu được 32,6 gam muối. Giá trị của V là:

A. 0,8          B. 0,9          C. 0,6          D. 0,7

Xem giải

Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol mạch hở, thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Biết rằng giữa 2 phân tử ancol hơn kém nhau không quá 2 nguyên tử cacbon. Nếu 8,8 gam X qua bột CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu đuợc hỗn hợp khí và hơi Y (giả sử chỉ xảy ra sự oxi hóa ancol bậc một thành andehit). Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch AgNO3 1M trong NH3 đun nóng. Giá trị V là:

A. 0,7           B. 0,45          C. 0,6          D. 0,65

Xem giải

Câu 29. Hỗn hợp X gồm 3 ancol. Cho Na dư phản ứng với 0,34 mol X thì thu được 13,44 lít khí. Mặt khác, đốt cháy 0,34 mol X cần V lít khí oxi thu được 52,8 gam CO2. Giá trị gần với V nhất là:

A. 30,7         B. 33,6        C. 31,3         D. 32,4

Xem giải

Câu 30. Oxi hóa m gam ancol etylic một thời gian thu được hỗn hợp X. Chia X thành 3 phần bằng nhau: Phần 1: tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thoát ra a2,24 lít khí. Phần 2: tác dung với Na dư thoát ra 4,48 lít khí. Phần 3: tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo thành 10,8 gam Ag. Các phản ứng của hỗn hợp X đều xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với:

A. 41,0         B. 63,0        C. 48,0        D. 15,0

Xem giải

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
hangminh102001

anh neo pentan làm file pdf đi ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!