Bài tập Hidrocacbon (Phần 4)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
(Xem giải) Câu 1. Một bình kín dung tích 8,4 lít có chứa 4,96 gam O2 và 1,3 gam hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Nhiệt độ trong bình t1 = 0°C và áp suất trong bình p1 = 0,5 atm. Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp A cháy hoàn toàn. Sau phản ứng, nhiệt độ trong bình là t2 = 136,5°C và áp suất là p2 atm. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng đi qua bình thứ nhất đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng dung dịch NaOH (có dư) thì khối lượng bình thứ hai tăng 4,18 gam.
1. Tính p2, biết rằng thể tích bình không đổi.
2. Xác định công thức phân tử và phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp A nếu biết thêm rằng trong hỗn hợp đó có một chất là anken và một chất là ankin.
(Xem giải) Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn mỗi hiđrocacbon A, B đều cho CO2 và H2O theo tỉ lệ 38,5:9 về khối lượng. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam A hoặc B đều thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Cho 13,8 gam A phản ứng hoàn toàn với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. Biết A phản ứng với HCl khí tạo thành D (trong D chứa 59,66% Cl), D phản ứng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng thu được 2 dẫn xuất chứa halogen. B không có phản ứng trên nhưng B làm mất máy dung dịch KMnO4 khi đun nóng. Xác định công thức cấu tạo của A, B, D.
(Xem giải) Câu 3. Hỗn hợp Z gồm hai hidrocacbon X và Y (MX < MY) đều mạch hở, có tỉ lệ mol 1:1. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol Z thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Mặt khác cho 6,5 gam Z tác dụng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 33,25 gam kết tủa. Biết X và Y có cùng công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Y thỏa mãn là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 4. Cho ankan X, anken Y, ankadien Z và ankin T (X, Y, Z, T đều là chất khí ở điều kiện thường). Tổng số nguyên tử H trong phân tử X, Y, Z, T bằng 20. Đốt cháy hoàn toàn 23,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 56,56 lít O2 (đktc). Mặt khác, dẫn 4,032 lít E (đktc) qua 190 ml dung dịch Br2 1M (vừa đủ), sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng 3,46 gam. Phần trăm khối lượng của Z trong E là
A. 33,76 B. 16,88 C. 34,18 D. 22,78
(Xem giải) Câu 5. Hỗn hợp A gồm 3 hidrocacbon CnH2n+2, CmH2m-2 và CpH2p. Đốt cháy hoàn toàn 2,688 lít (đktc) hỗn hợp A, sau phản ứng cho hỗn hợp sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH đặc, thấy khối lượng bình 1 tăng 5,04 gam và bình 2 tăng 14,08 gam.
a. Biết trong A thể tích CmH2m-2 gấp 3 lần thể tích CnH2n+2. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp A.
b. Xác định công thức phân tử của 3 hidrocacbon này, nếu biết trong hỗn hợp A có 2 hidrocacbon có số nguyên tử cacbon bằng nhau và bằng 1/2 số nguyên tử cacbon của hidrocacbon còn lại.
(Xem giải) Câu 6. Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (đk thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó có 2 chất với thành phần phần trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được 2,0g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm 0,2 gam kết tủa nữa (cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
a. Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng
b. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon đã dùng
c. Tính thành phần phần trăm thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp
(Xem giải) Câu 7. Đốt cháy 0,35 mol hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon ở trạng thái khí thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Hấp thụ hoàn toàn Y vào dung dịch Ca(OH)2 lần thu được 40 gam kết tủa và dung dịch Y đun nóng dung dịch Y thu được thêm 30 gam kết tủa nữa. Mặt khác nếu sục hoàn toàn 0,35 mol hỗn hợp X vào dung dịch chứa Brom dư thì thu được khối lượng sản phẩm hữu cơ là (a+160)g. Khối lượng của 0,35 mol hỗn hợp X gần nhất với
A. 12 B. 13 C. 10,06 D. 13,7
(Xem giải) Câu 8. Cho 0,736 gam hỗn hợp 2 ankan (tỉ lệ mol 1 : 1) cùng với 3,36 lít khí Oxi dư (đktc) vào một ống, rồi úp trong chậu nước sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy rồi đưa ống về nhiệt độ 25 độ C ta nhận thấy thể tích phần ống chứa khí là 2,8 lít, áp suất 730mmHg. Xác định CTPT 2 ankan.
(Xem giải) Câu 9. Cho 17,92 lít hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon khí là ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ mol 1 : 1 : 2 lội qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y còn lại. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít CO2. Biết thể tích đo ở đktc. Khối lượng của X là :
A. 19,2 gam. B. 1,92 gam. C. 3,84 gam. D. 38,4 gam.
(Xem giải) Câu 10. Hiđrocacbon X có công thức phân tử C8H10 không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng X trong dung dịch thuốc tím tạo thành hợp chất C7H5KO2 (Y). Cho Y tác dụng với dung dịch axit clohiđric tạo thành hợp chất C7H6O2. Tên của X là
A. 1,3-đimetylbenzen. B. etylbenzen.
C. 1,4-đimetylbenzen. D. 1,2-đimetylbenzen.
(Xem giải) Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn hợp chất A: CnH2n-2 và Hidrocacbon B rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 35 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 12,4 gam. Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư lại thu được 20 gam kết tủa. Tỉ lệ mol A : B = 1 : 2. Tìm CTPT A, B biết A, B đều là chất lỏng.
(Xem giải) Câu 12. Hỗn hợp A gồm ba ankin X, Y và Z (mạch cacbon không phân nhánh) có tổng số mol là 0,05 mol. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp A thu được 0,13 mol H2O. Mặt khác, cho 0,05 mol hỗn hợp A tác dụng với dung dịch AgNO3 0,12M (trong NH3) thì phải dùng đến 250 ml dung dịch AgNO3 và thu được 4,55 gam kết tủa. Biết ankin X có phân tử khối nhỏ nhất trong 3 chất (MX > 26) chiếm 40% tổng số mol hỗn hợp A và nZ > nY. Tên của Z là
A. But-1-in B. Pent-2-in C. Pent-1-in D. But-2-in
(Xem giải) Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm CH4; C2H2; C3H6 và C4H10, thu được 13,888 lít CO2 (đktc) và a mol H2O. Mặt khác, 15,47 gam X phản ứng tối đa với 0,3a mol Br2 trong dung dịch và tác dụng tối đa với 0,2a mol AgNO3 trong dung dịch AgNO3/NH3. Phần trăm khối lượng C3H6 trong X là
A. 17%. B. 18%. C. 19%. D. 20%.
(Xem giải) Câu 14. Hỗn hợp X gồm metan, propan, etilen, but-1-in có tổng số mol là 0,35 mol tổng khối lượng là m. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 29,904 lit O2 (đktc). Nếu cho m gam X qua dung dịch Br2 dư thì thấy số mol Br2 phản ứng là 0,2 mol. Nếu cho m gam X qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m-4,01 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng etilen trong X là
A. 23,22% B. 25,54% C. 27,86% D. 30,18%
(Xem giải) Câu 15. Chia m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C4H8 thành 2 phần trong đó khối lượng phần 2 nhiều hơn khối lượng phần 1 là 14,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 1,15 mol H2O. Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 2,10 mol CO2. Giá trị của m là
A. 43,6 B. 44,7 C. 45,6 D. 46,7
(Xem giải) Câu 16. Hỗn hợp X gồm propilen, vinylaxetilen và hiđrocacbon mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,27 mol X cần vừa đủ 21,84 lít O2 (đktc). Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong (dư), sau phản ứng thu được 75 gam kết tủa. Mặt khác, cho 33 gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, số mol AgNO3 phản ứng là
A. 0,6 mol. B. 0,8 mol. C. 1,0 mol. D. 1,2 mol.
(Xem giải) Câu 17. Hỗn hợp khí M gồm 3 hidrocacbon mạch hở X, Y, Z trong đó Y, Z thuộc cùng dãy đồng đẳng. Cho 0,035 mol M lội qua bình đựng dung dịch brom dư thì khối luợng của bình tăng 0,56 gam và có 0,01 mol brom phản ứng. Hỗn hợp khí không bị hấp thụ đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng vừa đủ 0,7 mol không khí (chứa 20% oxi), hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nuớc vôi trong dư, xuất hiện 0,085 mol kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng a gam. Công thức phân tử của X và giá trị của a lần lượt là
A. C3H6 và 2,78. B. C3H6 và 5,72. C. C4H8 và 5,72. D. C4H8 và 2,78.
(Xem giải) Câu 18. Đốt 0,25 mol hỗn hợp X gồm C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 thu được a mol CO2 và 73a/70 mol H2O. Mặt khác 20,18 gam X làm mất màu tối đa 72,04 gam Brom. Hấp thụ a mol CO2 vào dung dịch chứa 0,4a mol KOH và b mol Ba(OH)2 thu được 55,16 gam kết tủa. Giá trị của b gần nhất với
A. 0,25 B. 0,30 C. 0,35 D. 0,40
(Xem giải) Câu 19. Hỗn hợp X gồm vinyl axetilen; buta-1,3-đien, but-1-en, butan (trong đó vinyl axetilen chiếm 45% số mol hỗn hợp). Để no hoá 0,4 mol hỗn hợp X cần 17,696 lít H2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 42,93 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 33,24 B. 32,43 C. 35,48 D. 38,54
(Xem giải) Câu 20. Hỗn hợp X gồm butan, pent-1-en, hexan, buta-1,3-điin, pentan trong đó số mol butan bằng số mol buta-1,3-điin. Đốt 21,72 gam hỗn hợp X cần 2,33 mol O2. 21,72 gam hỗn hợp X làm mất màu tối đa 48 gam brom. Phần trăm khối lượng pentan trong X gần nhất với
A. 3,3% B. 4,4% C. 2,2% D. 5,5%
(Xem giải) Câu 21. Hỗn hợp X chứa các chất hữu cơ mạch hở gồm: C3H4, C2H6, C4H8, C2H2 và ancol anlylic (số mol ancol chiếm 12,5% số mol của X). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 3,5 mol O2, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm 97,6 gam. Mặt khác, dẫn m gam X trên đi qua bình đựng Na dư thu được 1,12 lít khí (đktc). Với m gam X trên thì phản ứng tối đa với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch Brom?
A. 1,2. B. 1,05. C. 1,9. D. 1,8.
(Xem giải) Câu 22. X là hiđrocacbon mạch hở có không quá 3 liên kết pi trong phân tử. Hỗn hợp Y gồm X và lượng H2 gấp đôi lượng cần dùng để hiđro hóa hoàn toàn X. Cho hỗn hợp Y đi qua Ni nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với hiđro là 31/3. Đốt m gam hỗn hợp Z cần 13,44 lít O2 (đktc), hấp thụ sản phẩm cháy vào 400ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,5M và KOH 0,25M thu được p gam kết tủa. Giá trị của p là
A. 33,49 B. 35,46 C. 37,43 D. 39,40
(Xem giải) Câu 23. Hỗn hợp X gồm ba hidrocacbon không no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol X cần vừa đủ V lít O2 thu được 23,9 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác dẫn 22 gam X qua dung dịch Brom dư thì số mol brom phản ứng tối đa là 0,68 mol. Giá trị V gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 12 B. 13 C. 14 D. 15
(Xem giải) Câu 24. Hỗn hợp X gồm C2H6, C3H4, C2H2, C4H6 và H2 (các chất đều mạch hở). Cho 19,46 gam X vào dung dịch chứa Br2 dư thì thấy có 0,86 mol Br2. Tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 14,56 lít hỗn hợp khí X (đktc) cần V lít khí O2 (đktc) và thu được 1,21 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 45,36 B. 45,808 C. 47,152 D. 44,688
(Xem giải) Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon mạch hở X (là chất khí trong điều kiện thường), thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc). Mặt khác, m gam X làm mất màu hết tối đa 100 ml dung dịch brom nồng độ 1,5 M. Giá trị nhỏ của m là
A. 4,05. B. 4,20. C. 3,90. D. 3,75.
(Xem giải) Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp (H) gồm C2H4, C4H4, C3H6, C4H10, CH4 cần vừa đủ 0,735 mol O2, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được m gam kết tủa. Mặt khác 13,72 gam hỗn hợp (H) làm mất màu vừa đủ 0,4 mol Br2. Giá trị của m gần nhất với
A. 50. B. 193. C. 97. D. 99.
(Xem giải) Câu 27. Cho ba hidrocacbon mạch hở X, Y, Z đều có cùng số nguyên tử hidro (26 < MX < MY < MZ < 54). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z thu được 23,32 gam CO2. Mặt khác 10,74 gam E tác dụng vừa đủ với a mol Br2. Gía trị a gần nhất với
A. 0,6 B. 0,4 C. 0,5 D. 0,3
(Xem giải) Câu 28. Hỗn hợp T gồm 2 anken X, Y (MY = 2MX) và ankadien Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol T thu được 6,272 lít CO2 (đktc). Biết rằng khi hidro hóa hoàn toàn T thì thu được hỗn hợp gồm 2 ankan. Số công thức cấu tạo của Y thỏa mãn là:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 29. Hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon mạch hở có cùng số mol. Đốt m gam hỗn hợp X gồm V lít O2 (đktc) sau đó dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 7,317m gam kết tủa và khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 44,28 gam. Cho 0,72 mol hỗn hợp X tác dụng hết với nước brom dư thấy có 172,8 gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của V là
A. 34,048 B. 34,272 C. 34,496 D. 33,824
(Xem giải) Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn 0,35 mol hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng) cần vừa đủ 25,48 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp khí và hơi T. Dẫn T qua bình đựng nước vôi trong dư, sau phản ứng, khối lượng dung dịch giảm 39,55 gam. Dãy đồng đẳng của hai hiđrocacbon trong X là
A. anken. B. ankin. C. ankađien. D. ankin hoặc ankađien.
ad ơi chưa có file pdf của cái này ạ?
ad ơi có file pdf chưa ạ, em hóng quá :>
Đủ 30 bài mới có file em nhé
ad ơi có file bài tâp chưa ạ hóng quá