[2018 – 2019] Kiểm tra chất lượng giữa học kỳ Hóa 11 trường chuyên Thái Bình
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1A | 2B | 3D | 4A | 5C | 6D | 7B | 8B | 9C | 10B |
11C | 12B | 13D | 14C | 15C | 16C | 17D | 18B | 19D | 20A |
21A | 22A | 23D | 24C | 25C | 26D | 27C | 28B | 29D | 30B |
31B | 32A | 33B | 34A | 35D | 36C | 37C | 38A | 39A | 40B |
41A | 42A | 43C | 44D | 45B | 46A | 47C | 48C | 49B | 50A |
(Xem giải) Câu 1. Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
Hình vẽ trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
A. O2, N2, H2, CO2. B. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S.
C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2. D. NH3, O2, N2, HCl, CO2.
(Xem giải) Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Thành phần chính của suppephotphat đơn là Ca(H2PO4)2.
B. Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
C. Thành phần chính của phân đạm urê là NH4NO3.
D. Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và NaH2PO4.
(Xem giải) Câu 3. Dung dịch muối nào dưới đây có pH > 7?
A. (NH4)2SO4. B. Fe2(SO4)3. C. AlCl3. D. NaHCO3.
(Xem giải) Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm a mol photpho và b mol lưu huỳnh. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc lấy dư 20% so với lượng cần dùng thì thu được dung dịch Y. Số mol NaOH cần dùng để trung hoà hết lượng dung dịch Y là (sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO2)
A. 4a + 3,2b B. 3,2a + 1,6b C. 1,2a + 3b D. 3a + 2b
Câu 5. Chất nào sau đây là chất điện li?
A. Ancol etylic. B. Saccarozơ. C. Axit clohiđric. D. Benzen.
(Xem giải) Câu 6. Nung 15,23 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn trong oxi một thời gian thu được 16,83 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 thì cần x mol HNO3, sau phản ứng thu được 0,3 mol NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của x là
A. 1,6. B. 1,3. C. 1,5. D. 1,4.
(Xem giải) Câu 7. Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng. B. HNO3 đặc, nguội. C. HCl đặc. D. NaOH đặc.
(Xem giải) Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong các phản ứng hóa học, photpho chỉ thể hiện tính oxi hóa.
B. Amoniac lỏng được dùng làm chất làm lạnh trong thiết bị lạnh.
C. Khí CO được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách đốt cháy cacbon.
D. SiO2 là oxit axit, không tan trong nước nhưng tan nhanh trong dung dịch kiềm loãng.
(Xem giải) Câu 9. Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,01 mol N2O. Khối lượng muối được tạo ra trong dung dịch là (biết phản ứng không tạo NH4NO3)
A. 6,93. B. 3,83. C. 8,17. D. 5,96.
(Xem giải) Câu 10. Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Cồn. B. Xút. C. Muối ăn. D. Giấm ăn.
Câu 11. Phản ứng nào sau đây NH3 không đóng vai trò chất khử?
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O. B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
C. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4. D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
(Xem giải) Câu 12. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là
A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.
(Xem giải) Câu 13. Cho các phản ứng có phương trình hóa học sau:
(a) NaOH + HCl → NaCl + H2O
(b) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
(c) 3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O
(d) Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn H+ + OH- → H2O là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 14. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Ba(OH)2 và H3PO4. B. (NH4)2HPO4 và KOH.
C. Cu(NO3)2 và HNO3. D. Al(NO3)3 và NH3.
Câu 15. Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển sang màu:
A. vàng. B. đỏ. C. xanh. D. hồng.
(Xem giải) Câu 16. Phản ứng nào sau đây là phản ứng tự oxi hóa khử?
A. 4Fe(NO3)2 → 2Fe2O3 + 8NO2 + O2 B. (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O
C. 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO D. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
(Xem giải) Câu 17. Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4; (d) H3PO4 và AgNO3; (e) Ca(HCO3)2 và NaOH. Số cặp xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 18. Để làm khô khí NH3 ta có thể dùng
A. CuSO4. B. CaO. C. H2SO4 đặc. D. P2O5.
(Xem giải) Câu 19. Trộn 100 ml dung dịch NaOH 2,5M với 100 ml dung dịch H3PO4 1,6M thu được dung dịch X. Xác định các chất tan có trong X?
A. Na3PO4 và NaOH. B. NaH2PO4 và H3PO4.
C. Na3PO4 và Na2HPO4. D. Na2HPO4 và NaH2PO4.
(Xem giải) Câu 20. Cho 0,425 gam hỗn hợp X gồm Na và K vào nước dư, thu được 0,168 lít H2 (đktc). Khối lượng kim loại Na trong X là
A. 0,230. B. 0,115. C. 0,345. D. 0,276.
Câu 21. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. Trong PTN để điều chế HNO3, người ta cho NaNO3 tinh thể tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc, đun nóng.
B. CO có khả năng khử các oxit kim loại MgO, ZnO, Fe2O3 thành kim loại.
C. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo %P trong phân lân.
D. Trong phản ứng hóa học, Si chỉ thể hiện tính khử.
Câu 22. Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, rất độc). X là khí nào sau đây?
A. CO. B. CO2. C. SO2. D. NO2.
(Xem giải) Câu 23. Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian thu được 10,24 gam hỗn hợp rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V ml khí NO (đktc), sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của V là
A. 2688. B. 3136. C. 2240. D. 896.
Câu 24. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Al(NO3)3. B. BaCl2. C. Al(OH)3. D. MgCl2.
Câu 25. Cho các chất HNO3, CH3COOH, NaCl, NaOH có cùng nồng độ mol/l. Dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. CH3COOH. B. NaCl. C. HNO3. D. NaOH.
(Xem giải) Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 1,92 gam Mg trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,224 lít (đktc) khí X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 12,64 gam muối. Khí X là
A. NO2. B. N2. C. NH3. D. N2O.
Câu 27. Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sau đây sai?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O. B. NH4Cl → NH3 + HCl
C. NH4NO3 → NH3 + HNO3. D. (NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O
Câu 28. Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố:
A. cacbon. B. photpho. C. nitơ. D. kali.
Câu 29. Nung nóng Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe2O3.
Câu 30. Chất nào sau đây là muối axit:
A. CaCO3. B. NaHS. C. KCl. D. NaNO3.
Câu 31. Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
A. đá vôi. B. than hoạt tính. B. muối ăn. D. thạch cao.
(Xem giải) Câu 32. Hòa tan 25,6 gam bột Cu trong 400 ml dung dịch gồm KNO3 0,6M và H2SO4 1M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 69,44. B. 60,08. C. 66,96. D. 75,84.
Câu 33. Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch người ta dùng
A. dung dịch H2SO4 loãng. B. Cu và dung dịch H2SO4 loãng
C. dung dịch Na2SO4. D. kim loại Cu.
Câu 34. Cấu hình electron của nguyên tử Si (Z = 14) là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. D. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3
(Xem giải) Câu 35. Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 15. B. 10. C. 16. D. 30.
Câu 36. So sánh NH3 và NH4+, khẳng định nào sau đây không đúng:
A. NH3 là bazơ, NH4+ là axit. B. Số oxi hóa của N đều là -3.
C. Cộng hóa trị của N đều là 3. D. NH3 và NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
Câu 37. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?
A. K2SO4. B. KNO3. C. HCl. D. KCl.
(Xem giải) Câu 38. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 2,625. Nung X với xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, biết hiệu suất tổng hợp NH3 là 60%. Khối lượng mol trung bình của Y gần nhất với
A. 6,2. B. 7,2. C. 7. D. 8.
Câu 39. SiO2 là oxit axit ở thể rắn và có nhiệt độ nóng chảy rất cao. SiO2 tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch HF. B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 loãng. D. dung dịch HCl.
Câu 40. Khẳng định nào sau đây không đúng
A. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.
B. CO2 là oxit axit và làm mất màu dung dịch brôm.
C. NaHCO3 được dùng trong công nghiệp thực phẩm, trong y học dùng làm thuốc giảm đau do dạ dày thừa axit.
D. Dẫn hơi H2O đi qua than nóng đỏ thu được khí than ướt.
(Xem giải) Câu 41. Cho 20 gam hỗn hợp silic và than tác dụng với dung dịch NaOH đặc, nóng, phản ứng làm giải phóng 13,44 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lược silic trong hỗn hợp ban đầu
A. 42%. B. 84%. C. 56%. D. 44,8%.
(Xem giải) Câu 42. Hấp thụ hoàn toàn 0,15 mol CO2 vào dung dịch có chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2. Tính khối lượng kết tủa thu được?
A. 19,7. B. 29,55. C. 9,85. D. 14,775.
(Xem giải) Câu 43. Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 224. B. 280. C. 200. D. 168.
(Xem giải) Câu 44. Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5M và BaCl2 0,4M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 19,7. B. 29,55. C. 23,64. D. 17,73.
(Xem giải) Câu 45. Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Al và Ag tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng Ag trong X
A. 27%. B. 46%. C. 54%. D. 50%.
(Xem giải) Câu 46. Nung m gam hỗn hợp X gồm Mg và Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2 và hỗn hợp rắn Y (MgO, Mg, CuO, Cu(NO3)2). Hòa tan Y trong dung dịch chứa vừa đủ 1,3 mol HCl, thu được 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2, tỉ khối của Z so với He là 5,7 và 71,87 gam các muối clorua. Tính giá trị của m
A. 56,36. B. 51,8. C. 55,56. D. 48,32.
(Xem giải) Câu 47. Hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba, BaO, trong đó oxi chiếm 5,372% về khối lượng. Hòa tan 17,87 gam X vào nước dư thu được 2,016 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Trộn Y với dung dịch chứa 0,07 mol H2SO4 và 0,025 mol Al2(SO4)3 thu được bao nhiêu gam kết tủa
A. 25,63. B. 26,41. C. 28,75. D. 33,785.
(Xem giải) Câu 48. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc). Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Tỉ lệ a : b tương ứng là:
A. 2 : 5. B. 2 : 1. C. 2 : 3. D. 1 : 2.
(Xem giải) Câu 49. Hòa tan m gam Al trong 0,62 gam HNO3 vừa đủ thu được V lít hai khí NO và N2O (đktc) và dung dịch X chứa 8m gam muối. Cho NaOH dư vào X thấy lượng NaOH phản ứng tối đa là 25,84 gam. Phần trăm thể tích khí N2O trong hỗn hợp khí gần nhất với
A. 20%. B. 23%. C. 80%. D. 77%.
(Xem giải) Câu 50. Cho 4,26 gam P2O5 vào dung dịch chứa x mol KOH và 0,02 mol K3PO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch chứa 12,4 gam hai chất tan. Giá trị của x là:
A. 0,060. B. 0,115. C. 0,114. D. 0,113.
Bình luận