Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm (Phần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
(Xem giải) Câu 1. Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, MgO và Cr2O3 (trong đó MgO : Cr2O3 = 1 : 1). Nung nóng 55,56 gam X trong khí trơ, sau một thời gian thu được rắn Y. Chia ra làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng dư thấy lượng NaOH phản ứng là 12 gam. Phần 2 cho vào dung dịch HCl loãng dư thu được 3,024 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 69,815 gam muối. Giả sử Trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 80% B. 75%. C. 60%. D. 50%
(Xem giải) Câu 2. Trộn hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO, MgO với bột Al được hỗn hợp H. Nung hỗn hợp H một thời gian được m gam hỗn hợp X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được 4,48 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (loãng) 2,04M vào Y đến khi không còn phản ứng xảy ra thì vừa hết 1,25 lít, sau phản ứng thu được 0,03 mol khí. Nếu cô cạn dung dịch Y thì được 175,4 gam muối khan. Giá trị của m là
A. 30,20 B. 120,92 C. 45,32 D. 37,76
(Xem giải) Câu 3. Nung nóng 58,32 gam hỗn hợp gồm Al, Fe2O3 và CuO trong bình kính đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 0,06 mol H2 và còn lại 15,84 gam chất rắn. Phần 2 cho tác dụng với 1,64 mol HNO3 thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và a mol hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O và N2. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào Y đến khi khối lượng kết tủa đạt cực đại thì đã dùng 730 ml. Giá trị của a là:
A. 0,16. B. 0,15. C. 0,70. D. 0,10.
(Xem giải) Câu 4. Trong bình kín (không có không khí) chứa 65,76 gam hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, Fe3O4 và FeCO3. Nung bình ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 24,0 gam kết tủa. Hỗn hợp rắn B còn lại trong bình được chia làm 2 phần bằng nhau
+ Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 0,06 mol khí H2. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch sau phản ứng thu được 21,84 gam kết tủa.
+ Phần 2 tác dụng hết với dung dịch chứa H2SO4 và 0,23 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat của kim loại có khối lượng 93,36 gam và hỗn hợp khí gồm a mol NO và b mol N2O. Tỉ lệ a:b là
A. 3,75. B. 3,25. C. 3,50. D. 3,45.
(Xem giải) Câu 5. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 28,08 gam hỗn hợp X gồm Al và FeO sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch KOH dư Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Z và thoát ra 4,032 lít khí H2 (đktc). Hoà tan hoàn toàn Z trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,22 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là
A. 50% B. 60% C. 75% D. 80%
(Xem giải) Câu 6. Nung 40,15 gam hỗn hợp X gồm Al, ZnO, Fe2O3 và CuO trong khí trơ, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được 155,95 gam hỗn hợp muối T. Nhiệt phân hoàn toàn T trong bình chân không, thu được 2,6 mol hỗn hợp khí và hơi. Phần trăm khối lượng Al trong X là
A. 20,17% B. 21,52% C. 16,14% D. 24,21%
(Xem giải) Câu 7. Nung hỗn hợp (H) gồm FenOm, Cr2O3 (6x mol), MgO và Al (25x mol) đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,57 mol H2. Mặt khác cho X tác dụng hết với 1500 gam dung dịch chứa H2SO4 10,29% và Al(NO3)3, thu được 9,82 gam khí Y gồm H2, NO và 1539,84 gam dung dịch Z chỉ chứa các muối (không chứa ion Fe3+ và Cr2+). Dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 160,2 gam NaOH. Biết trong (H) oxi chiếm 22,5534% về khối lượng và trong X có kim loại Al. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X có giá trị gần nhất với
A. 45%. B. 48%. C. 42%. D. 41%.
(Xem giải) Câu 8. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, CuO trong khí trơ ở nhiệt độ cao, sau 1 thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 21,504 lít khí H2 (ở đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thấy khối lượng chất rắn T thu được sau phản ứng tăng 1,6 gam so với khối lượng của Z. Hòa tan hoàn toàn T bằng 426 gam dung dịch HNO3 35% (dư 25% so với lượng cần thiêt), thu được 8,8 gam NO (sản phảm khử duy nhất của N+5) và thấy khối lượng dung dịch tăng 40,16 gam. Phần trăm về khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào?
A. 38% B. 39% C. 36% D. 37%
(Xem giải) Câu 9. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp bột A gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí thu được 79,44 gam hỗn hợp B, chia hỗn hợp B thành hai phần Phần 1 tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 4,8384 lít H2 (đktc) và 24,192 gam chất rắn không tan Phần 2 cho tan hết trong 2,67 lít dung dịch hỗn hợp C gồm KHSO4 0,8M và KNO3 0,8M thu được 4,3008 lít NO (đktc) và dung dịch D chứa m gam hỗn hợp muối E. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với
A. 515 B. 525 C. 535 D. 545
(Xem giải) Câu 10. Nung nóng 22,16 gam hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và CuO trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Chia X thành 2 phần không bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 0,2M thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc) và còn lại 2,96 gam rắn không tan. Phần 2 tác dụng hết với dung dịch chứa H2SO4 và HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat có khối lượng 58,11 gam và hỗn hợp khí Z gồm 0,03 mol NO và 0,03 mol N2O. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y (không có không khí) thu được lượng kết tủa có giá trị gần nhất với
A. 119. B. 121. C. 123. D. 125.
(Xem giải) Câu 11. Cho m gam một hỗn hợp gồm Cr2O3 và Al nung trong một thời gian thì thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng vói lượng dư dung dịch HC1 thì thu được 23,52 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho vào dung dịch Y luợng dư dung dịch NaOH thì thu được một kết tủa duy nhất có khối lượng 51,6 gam. Biết rằng hiệu suất phản ứng của Cr2O3 là 3/7. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 131,0 B. 135,0 C. 133,5 D. 128,5
(Xem giải) Câu 12. Hỗn hợp A gồm m gam FexOy, MgO, CuO, Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A trong khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp rắn B, chia B thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng với 0,41 mol NaOH (lượng vừa đủ), sau phản ứng thấy có 0,015 mol khí H2 thoát ra.
– Phần 2: Đem hòa tan trong dung dịch HCl (dư 10% so với lượng cần thiết) thì thu được dung dịch X, 640m/5227 gam rắn Y và có khí H2 thoát ra. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 (lượng vừa đủ) thì thu được 321,4175 gam kết tủa, dung dịch Z và có khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào Z thì thu được kết tủa có khối lượng 35 gam. Phần trăm số mol của FexOy trong A là
A. 13,16%. B. 19,74%. C. 26,31%. D. 9,87%.
(Xem giải) Câu 13. Cho 15,12 gam Al vào m gam hỗn hợp rắn X gồm Fe2O3 và CuO rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với NaOH dư không thấy khí thoát ra, đồng thời thu được 25,28 gam hỗn hợp rắn không tan. Phần 2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch Y chứa 149,24 gam muối và 1,344 lít khí N2O (đktc). Phần trăm khối lượng CuO trong hỗn hợp X là:
A. 50% B. 66,67% C. 60% D. 37,5%
(Xem giải) Câu 14. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp gồm Al và hai oxit sắt trong khí trơ 1 thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư, thấy sau phản ứng thoát ra 0,2 mol H2. Mặt khác nếu cũng cho lượng X trên vào dung dịch NaOH dư sau khi phản ứng xong thu được rắn Z và thấy có 0,2 mol NaOH phản ứng (không có khí thoát ra). Hòa tan hết Z vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,7 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Biết toàn bộ Fe3+ bị khử hết thành Fe2+ trong phản ứng của Y với dung dịch HCl. Giá trị m là:
A. 28,6 B. 36,2 C. 26,48 D. 37,68
(Xem giải) Câu 15. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 57,2 gam hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ 1 thời gian, thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HNO3 dư, thấy sau phản ứng thoát ra 1,4 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất và có 4,4 mol HNO3 phản ứng. Nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch HCl thì sau phản ứng thấy có x mol HCl phản ứng và thu được y mol H2. Biết toàn bộ Fe3+ bị khử hết thành Fe2+ trong phản ứng của Y với dung dịch HCl. Giá trị x, y là
A. 2,4 và 0,4 B. 2,45 và 0,45 C. 2,6 và 0,5 D. 2,5 và 0,45
(Xem giải) Câu 16. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al, Al2O3 và Fe3O4 trong khí trơ, thu được rắn X gồm Al, Fe, Al2O3 và Fe3O4 (Al2O3 và Fe3O4 có tỉ lệ mol 1 : 1). Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH dư, thấy thoát ra 0,12 mol khí H2 và còn lại 16,64 gam rắn không tan. Nếu cho phần 2 vào dung dịch HCl, thu được 0,18 mol khí H2 và dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được 178,71 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 24. B. 30. C. 48. D. 60.
(Xem giải) Câu 17. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 59,9 gam hỗn hợp X gồm bột nhôm và một oxit sắt trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y trong dung dịch chứa 3 mol HCl được dung dịch Z và 13,44 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH vào Z đến khi không còn phản ứng xảy ra nữa thì thấy đã dùng đúng 3,5 mol, đồng thời thu được 55,7 gam kết tủa. Công thức của oxit sắt là
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO hoặc Fe2O3.
(Xem giải) Câu 18. Nung bột Cr2O3 với bột Al trong khí trơ, thu được 31,98 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư NaOH, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nếu cho toàn bộ X vào dung dịch HCl dư, đun nóng thì khối lượng muối thu được là?
A. 66,34 B. 73,33 C. 79,12 D. 82,29
(Xem giải) Câu 19. Nung 99,3 gam hỗn hợp Z gồm Al, Fe và FexOy trong khí trơ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn T. Chia T thàn hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 5,04 lít H2 (đkc). Hoà tan hoàn toàn phần 2 trong 3,2 lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch chỉ chứa 218,55 gam muối và thoát ra 5,6 lít khí NO (đkc) duy nhất. Khối lượng của FexOy trong 99,3 gam Z là:
A. 69,6 gam B. 72 gam C. 64 gam D. 61,9 gam
(Xem giải) Câu 20. Nung m gam hỗn hợp rắn X gồm Al, CuO, Fe, FexOy trong chân không sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong 1,8 mol HNO3 (loãng), thu được dung dịch Z chỉ chứa 140,88 gam muối và 0,02 mol khí NO. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy có 74,4 gam NaOH phản ứng; thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Lọc tách toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thấy khối lượng rắn giảm 11,02 gam. Phần trăm số mol của FexOy có trong hỗn hợp X gần nhất với?
A. 45,5% B. 46% C. 46,5% D. 47%
(Xem giải) Câu 21. Hỗn hợp X chứa 0,02 mol FeO; 0,04 mol Fe3O4; 0,01 mol Fe2O3; 0,05 mol Cr2O3 và 0,12 mol Al. Cho X vào bình kín (chân không) rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Cho toàn bộ Y tan hoàn toàn trong dung dịch HCl (đun nóng) thấy thoát ra 2,912 lít khí ở đktc và thu được dung dịch Z. Cho KOH dư vào Z thấy có 19,55 gam hỗn hợp kết tủa. Xem rằng phản ứng nhiệt nhôm không sinh ra các oxit trung gian, các kim loại trong Y chỉ tác dụng với HCl. Phần trăm khối lượng của Cr có trong Y là:
A. 8,981% B. 11,226% C. 13,472% D. 15,717%
(Xem giải) Câu 22. Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Al và CuO (không có không khí) một thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được a lít khí không màu và dung dịch Z. Thêm lượng dư NaNO3 vào Z thu được b lít khí không màu, hóa nâu khi gặp không khí (sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch sau phản ứng có pH nhỏ hơn 1. Nếu cho 2m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thì thu được c lít khí. Cho các thể tích đo ở cùng nhiệt độ, áp suất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Biểu thức liên hệ giữa a, b và c là
A. a = c/2 – 3b/2. B. a = c – 3b/2. C. b = (2a + 2c)/3. D. a = 3b/2 – 2c.
(Xem giải) Câu 23. Nung nóng 49,15 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, CuO và Al trong môi trường không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm 2 phần không bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,09 mol NaOH, thu được 0,015 mol khí H2 và m gam rắn không tan. Hoà tan hoàn toàn phần 2 trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 197,45 gam sản phẩm, trong đó có 0,3 mol khí NO (không còn khí nào khác) và 167,12 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,2. B. 12,5. C. 5,5. D. 6,5.
(Xem giải) Câu 24. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và FexOy, thu được 24,15 gam hỗn hợp Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít H2 và còn lại 12,6 gam chất rắn không tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng FexOy trong X là
A. 16,2 gam. B. 17,4 gam. C. 15,8 gam. D. 18,0 gam.
(Xem giải) Câu 25. Nung nóng 108,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong một bình kín (không có không khí) đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y và 1 mol hỗn hợp khí M có tỉ khối đối với H2 là 22,8. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch chứa 3,57 mol HCl và 0,345 mol NaNO3, đun nhẹ thu được dung dịch Z và 6,72 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Cho toàn bộ dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 0,448 lít NO là sản phẩm khử duy nhất và m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 525. B. 512. C. 519. D. 523.
(Xem giải) Câu 26. Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), thu được 7,23 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 0,336 lít khí H2 (đktc) và 1,12 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 170 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 0,672 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số mol của muối có phân tử khối lớn nhất trong Y là
A. 0,03. B. 0,01. C. 0,06. D. 0,02.
(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp X gồm Al, Fe, CuO, Al2O3, Fe3O4 và Cu (trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp). Cho 8,96 lít khí CO (đo ở đktc) đi qua 32,0 gam X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 1,12 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 18,8. Giá trị của m là
A. 88,48. B. 61,20. C. 51,28. D. 96,48.
(Xem giải) Câu 28. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
– Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43.
(Xem giải) Câu 29. Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al, trong đó khối lượng oxi bằng 1/4 khối lượng hỗn hợp. Cho 0,06 mol khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có số mol bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m xấp xỉ bằng
A. 9,48 B. 9,77 C. 9,02 D. 9,51
(Xem giải) Câu 30. Nung 38,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi, thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có 0,4 mol NaOH đã phản ứng, sau phản ứng thu được V lít khí H2 và chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,5V lít khí H2. Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % theo khối lượng của Fe2O3 trong X là
A. 32,48% B. 62,50% C. 41,67% D. 52,08%
cho em pdf với ạ
Đợi đủ 30 câu.