Bài tập Peptit (Phần 5)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có tổng số liên kết peptit bằng 7 và cùng tham gia phản ứng màu biure. Thủy phân hết 0,2 mol hỗn hợp X bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được 111,98 gam hỗn hợp Y gồm ba muối natri của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hết toàn bộ hỗn hợp muối Y cần vừa đúng 2,715 mol O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần phần trăm khối lượng peptit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp X là

A. 7,40%.      B. 11,10%.      C. 9,25%.      D. 14,80%.

(Xem giải) Câu 2. Hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X, Y (biết Y hơn X một liên kết peptit, cả X và Y đều được tạo ra từ 2 aminoaxit A, B có dạng H2NCmH2mCOOH, MA < MB). Cho 0,1 mol hỗn hợp T tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 0,42 mol muối của aminoaxit A và 0,14 mol muối amino axit B. Mặt khác để đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam T cần 14,112 lít khí Oxi đo ở đktc. Phân tử khối của X có giá trị là

A. 345          B. 444          C. 387          D. 416

(Xem giải) Câu 3. Cho m gam hỗn hợp X gồm các peptit tác dụng vừa đủ với 170 ml NaOH 1M thu được hỗn hợp Y gồm muối của gly, ala, glu. Đốt cháy hỗn hợp Y bằng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 21,49 gam và có 1,568 lít khí thoát ra (đktc). Mặt khác đốt m gam X thu được 5,94 gam H2O. Tính m

A. 9,96          B. 11,7          C. 12,48          D. 11,56

(Xem giải) Câu 4. X, Y, Z là 3 peptit mạch hở đều tạo bởi các anpha amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH; tổng số nguyên tử oxi trong 3 peptit là 9. Đốt cháy hỗn hợp 3 peptit cần vừa đủ 1,14 mol oxi thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 57,04 gam. Mặt khác cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch KOH (lấy dư 25% so với lượng phản ứng). Cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Giá trị m là

A. 38,16         B. 46,00         C. 40,08       D. 44,56

(Xem giải) Câu 5. Thủy phân hoàn toàn 31,56 gam hỗn hợp gồm GlyAla, Gly3Ala2Val và Gly5Ala3Val2 cần vừa đủ dung dịch chứa 0,44 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối khan X. Phần trăm khối lượng muối của Alanin trong X là

A. 32,45%.     B. 34,89%.     C. 35,62%.     D. 35,97%.

(Xem giải) Câu 6. Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon và có tổng số mol bằng 1/2 số mol peptit còn lại. Thủy phân hoàn toàn 25,62 gam hỗn hợp E trong dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 38,12 gam hỗn hợp muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối trên thu được 14,784 lít (đktc) khí CO2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng mol lớn nhất trong E gần nhất với:

A. 18,02%          B. 24,13%          C. 28,27%         D. 30,43%

(Xem giải) Câu 7. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit là 12. Đun nóng m gam X với 480 ml dung dịch NaOH 1M (dùng dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn Y (trong đó có 2 muối của Gly và Val). Đốt cháy hoàn toàn Y bằng lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Z gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ Z qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 62,79 gam. Giá trị của m là

A. 32,34          B. 30,03          C. 36,96           D. 34,65

(Xem giải) Câu 8. Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z (có phân tử khối tăng dần, đều được cấu tạo từ Gly, Ala, Val, Y hơn X một liên kết peptit, số liên kết peptit của Z bằng tổng số liên kết peptit của X và Y). Đốt cháy hoàn toàn m gam H thì cần dùng 81,48 lít O2 (đktc) và thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 175,39 gam. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,115 mol H trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được 54,075 gam chất rắn khan sau phản ứng. Biết số mol X gấp 1,5 lần số mol Z. % Khối lượng của Y trong H gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  Bài tập chất béo (Phần 2)

A. 37.            B. 28.            C. 35.            D. 41.

(Xem giải) Câu 9. Cho 51,48 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z (MX < MY < MZ) là 3 peptit mạch hở được tạo thành bởi glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn mỗi chất X hoặc Y hoặc Z trong hỗn hợp A đều thu được số mol CO2 và H2O hơn kém nhau 0,04 mol. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch B chứa 69,76 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp A có giá trị gần nhất với

A. 48,85%         B. 48,90%         C. 48,95%         D. 49,00%

(Xem giải) Câu 10. Hỗn hợp E chứa 2 peptit mạch hở được tạo thành từ Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E cần vừa đủ a mol O2 sản phẩm cháy thu được chứa 0,23 mol N2. Đốt cháy hoàn toàn 81,64 gam E thì khối lượng CO2 thu được lớn hơn khối lượng H2O thu được là 102,12 gam. Giá trị của a là

A. 2,355         B. 2,445         C. 2,125         C. 2,465

(Xem giải) Câu 11. Hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) đều mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 14 và số mol của X chiếm 50% số mol của hỗn hợp E. Đốt cháy x gam hỗn hợp E cần dùng 1,1475 mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch KOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 60,93 gam; đồng thời có một khí duy nhất thoát ra. Mặt khác đun nóng x gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 0,36 mol muối của A và 0,09 mol muối của B (A, B là hai α-aminoaxit no, trong phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là

A. 20,5%         B. 13,7%         C. 16,4%         D. 24,6%

(Xem giải) Câu 12. X, Y, Z là ba peptit mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 14; trong mỗi phân tử peptit đều có số nguyên tử oxi không quá 8. Đốt cháy bất kỳ cùng một lượng X cũng như Y đều thu  được số mol CO2 như nhau. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng 1:2:5 cần dùng 500ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối cần dùng 1,29 mol O2, thu được Na2CO3, N2, CO2, H2O. Phần trăm khối lượng của Z có trong hỗn hợp E là:

A. 68,45%          B. 86,45%          C. 41,07%          D. 70,68%

(Xem giải) Câu 13. Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C5H10O3N2), peptit Y (C7HaObNc) và peptit Z (C11HxOyNz). Đun nóng 26,53 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,2225 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 19,61 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là

A. 86,85%.      B. 65,97%.      C. 89,29%.      D. 75,93%.

(Xem giải) Câu 14. Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y đều được tạo bởi glyxin và valin có công thức (X) CxHyNzO6 và (Y) CnHmN3Ot. Đốt cháy hết 33,54 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,935 mol O2, sản phẩm cháy thu được có tổng số mol H2O và N2 là 1,58 mol. Mặt khác, đốt cháy lượng X có trong E, sau đó cho sản phẩm cháy qua 100ml dung dịch gồm Ba(OH)2 3,5M và KOH 1,6M thì thấy sau phản ứng có m gam muối trong dung dịch. Giá trị của m là:

A. 80,75            B. 88,05          C. 65,10          D. 82,45

(Xem giải) Câu 15. Đun nóng 49,12 gam hỗn hợp chứa Gly, Ala và Val với xúc tác thích hợp thu được 41,2 gam hỗn hợp E gồm peptit X (CxHyO4N3), peptit Y (CnHmO6N5) và peptit Z (C7H13O4N3). Thủy phân hoàn toàn 41,2 gam E với dung dịch KOH vừa đủ thu được 73,44 gam muối. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E là:

A. 73,39%        B. 48,12%        C. 68,26%        D. 62,18%

(Xem giải) Câu 16. Hỗn hợp A gồm 3 peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) có tỉ lệ mol tương ứng là 15 : 7 : 2 được cấu tạo từ gly, ala và val và mX = 51,819%mA. Thủy phân m gam hỗn hợp A trong 400ml NaOH 1,66M vừa đủ thu được dung dịch X chứa 3 muối, trong đó có 0,128 mol muối của alanin. Mặt khác nếu đốt cháy hết m gam A trong không khí (vừa đủ) thu được CO2 và H2O có tổng khối lƣợng là (2m + 3,192) gam và 7,364 mol khí N2. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thì khối lượng muối có phân tử khối nhỏ nhất thu được là

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp 1000 bài hóa nâng cao - Tào Mạnh Đức (Phần 25)

A. 5,352 gam       B. 1,784 gam       C. 3,568 gam       D. 7,316 gam

(Xem giải) Câu 17. Hỗn hợp E gồm 2 peptit mạch hở X và Y có tỉ lệ mol 1:3 (đều được tạo từ hai amino axit no có một nhóm NH2 và một nhóm COOH). Thủy phân hoàn toàn 0,06 mol E bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hai muối có số mol là 0,195 và 0,075. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,08 gam E thì cần vừa đủ 14,112 lít khí O2 đktc, tạo thành sản phầm gồm CO2, N2, H2O. Biết tổng số nguyên tử oxi trong X và Y bằng 12. Khối lượng X có trong 13,08 gam E gần nhất với giá trị nào?

A. 7,5         B. 5,5          C. 6,5         D. 4,5

(Xem giải) Câu 18. Hỗn hợp X gồm 3 peptit mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi không quá 11. Đốt cháy hoàn toàn mỗi peptit với số mol bằng nhau đều thu được số mol CO2 như nhau. Thủy phân hoàn toàn 58,48 gam X với dung dịch NaOH 16% (vừa đủ), thu được 208,48 gam dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được phần hơi có khối lượng 130,68 gam và hỗn hợp Z gồm 3 muối của gly, ala, val. Phần trăm khối lượng muối của alanin trong Z là:

A. 17,1%           B. 8,7%           C. 11,4%          D. 12,8%

(Xem giải) Câu 19. X, Y (MX < MY) là 2 peptit mạch hở đều tạo bởi glyxin và valin. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp H chứa 10a mol X và a mol Y bằng dung dịch NaOH 10% dung dịch thu được sau phản ứng chứa m gam muối khan và 183,96 gam H2O. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối khan trên cần dùng 2,205 mol O2 thu được 26,5 gam Na2CO3. Công thức phân tử của Y là

A. C19H35N5O6       B. C16H29N5O6       C. C18H27N6O7       D. C15H26N6O7

(Xem giải) Câu 20. X, Y, Z là 3 peptit mạch hở đều được tạo từ các a-aminoaxit là glyxin, alanin và valin. Đốt cháy x mol X hoặc 1,5x mol Y hoặc 3x mol Z đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là a mol. Hỗn hợp E chứa X (x mol), Y (1,5x mol), Z (3x mol) có khối lượng phân tử trung bình xấp xỉ 247 đvC. Đun nóng 54,32 gam E cần dùng 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch có chứa 0,16 mol muối của Alanin. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 25,41%           B. 23,34%          C. 24,37%           D. 22,31%

(Xem giải) Câu 21. Hỗn hợp H chứa các peptit mạch hở (tạo bởi các a-aminoaxit no mạch hở chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH). Đốt cháy m gam H bằng 3,11 mol O2 (dùng dư) thu được 5,525 mol hỗn hợp khí và hơi. Thủy phân m gam H trong dung dịch HCl dư thu được (m + 46,21) gam hỗn hợp muối A. Mặt khác thủy phân 1,5m gam H bằng KOH dư thu được (1,5m + 71,52) gam hỗn hợp muối B. Tổng khối lượng muối A và B là

A. 260,65           B. 283,34            C. 296,38         D. 385,98

(Xem giải) Câu 22. Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) đều mạch hở được tạo bởi các a-aminoaxit chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Số mol X bằng 76% số mol hỗn hợp H. Thủy phân hoàn toàn 74,22 gam H trong dung dịch NaOH vừa đủ cô cạn dung dịch chỉ thu được muối A và muối B (MA < MB). Đốt cháy hoàn toàn muối A và muối B cần dùng 2,745 mol O2 thu được 42,84 gam H2O. Biết tổng số nguyên tử O trong 3 peptit là 14. % khối lượng của Z trong hỗn hợp H là:

A. 12,75%           B. 10,86%           C. 8,97%           D. 15,66%

(Xem giải) Câu 23. Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở, tạo bởi glyxin và alanin). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được (m + 11,85) gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dần toàn bộ Q vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 42,03 và còn lại 3,696 lít (đktc) một khí duy nhất. Phần trăm khối lượng của X trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  Chất khử với H+ và NO3- (Phần 18)

A. 54          B. 52          C. 55         D. 53

(Xem giải) Câu 24. Cho 0,35 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,35 mol T trong lượng du dung dịch NaOH thì có 1,9 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là

A. 198,3        B. 170,4         C. 294,4        D. 396,6

(Xem giải) Câu 25. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở A, B có cùng số nguyên tử cacbon, trong phân tử mỗi chất đều chứa glyxin, alanin và valin. Thủy phân hoàn toàn 88,9 gam hỗn hợp X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp muối Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 4,8 mol O2 tạo ra 7,5 mol hỗn hợp CO2, H2O, N2. Tỉ lệ số mol muối của glyxin và muối của valin trong hỗn hợp Y là

A. 7 : 8.         B. 8 : 7.         C. 3 : 1.         D. 1 : 3.

(Xem giải) Câu 26. Khi thuỷ phân hoàn toàn 2 peptit mạch hở đều thu được Gly, Ala và Val. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa X và Y có tỷ lệ mol tương ứng 5 : 3 vào dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Z chứa (m + 10,56) gam các muối. Dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,6 mol HCl thu được dung dịch T. Cô cạn T thu được 55,9 gam muối khan. Số nguyên tử hidro trong peptit Y:

A. 29         B. 25         C. 27        D. 24

(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp X gồm Gly-Ala-Ala; Gly-Gly; Ala-Ala; Ala-Gly; Gly-Ala. Đốt cháy hoàn toàn 0,39 mol X thì cần dùng 59,304 lít O2 (đktc). Thủy phân hoàn toàn 0,39 mol X trong 450 ml dung dịch KOH 2M, cô cạn thì thu được m gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y rồi cho sản phẩm khí và hơi đi qua dung dịch nước vôi trong thì thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 116,87 gam đồng thời có 1 khí trơ thoát ra. Phần trăm khối lượng của Gly-Ala-Ala trong X có giá trị gần nhất với

A. 28           B. 25           C. 35           D. 31

(Xem giải) Câu 28. Hỗn hợp E gồm Gly-Ala, A1-Ala; Glu-A2-Ala (X); Lys-Ala-A3 (Y); Lys-Ala-Ala-Lys (Z); trong đó nX : nY : nZ = 4 : 2 : 1 và A1, A2, A3 là đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được khí N2, 20,496 lít  khí CO2 (đktc), 15,39 gam H2O. Cho m gam E tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, thu được (m + 9,04) gam muối. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với HCl dư thu được muối có khối lượng là

A. 39,61         B. 32,13         C. 34,15         D. 36,11

(Xem giải) Câu 29. Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có cùng số mol với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 13,65) gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Cho 640 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (m + 28,45) gam rắn khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,975 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là

A. 33,2%.          B. 38,5%.          C. 35,4%.          D. 31,9%.

(Xem giải) Câu 30. Đun nóng 57,24 gam hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm peptit X (x mol), peptit Y (y mol) và peptit Z (z mol) cần dùng 560 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được hỗn hợp T gồm các muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y cũng như z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là z mol. Biết tổng số nguyên tử oxi trong X, Y, Z bằng 14. Tỉ lệ khối lượng của Alanin và Valin trong hỗn hợp T có giá trị gần nhất với ?

A. 3,6.           B. 1,2.           C. 2,4.           D. 0,6.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!