Halogen và hợp chất (Phần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1: Cho m gam hỗn hợp X gồm MnO2, K2MnO4 và KMnO4 có tỉ lệ số mol 1 : 1 : 1 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được V lít Cl2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m + 19,14 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 14,336       B. 14,560       C. 14,784       D. 15,008

(Xem giải) Câu 2: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp MgO và Fe2O3 (tỉ lệ số mol MgO : Fe2O3 = 1 : 3) trong 480 gam dung dịch HCl 18,25% thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl dư là 1,36%. Khối lượng chất tan trong dung dịch X là

A. 141,240       B. 117,69       C. 124,997       D. 87,744

(Xem giải) Câu 3: Nung nóng 40,94 gam hỗn hợp gồm KMnO4 và MnO2 một thời gian, thu được 1,344 lít (đktc) khí O2 và hỗn hợp rắn H gồm 3 chất. Cho H tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy có 0,92 mol HCl bị oxi hóa. Khối lượng chất rắn có phân tử khối nhỏ nhất trong H là:

A. 19,58       B. 20,88       C. 30,4       D. 15,2

(Xem giải) Câu 4: Nhiệt phân 49,365 gam hỗn hợp chất rắn X gồm KMnO4, MnO2, KCl một thời gian thu được 48,085 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong V lít dung dịch HCl 1,6M đun nóng thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối có cùng nồng độ mol và 11,872 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là

A. 1,15       B. 1,20       C. 1,25       D. 1,30

(Xem giải) Câu 5: Hỗn hợp rắn X gồm KClO3, KMnO4, MnO2 và KCl có số mol bằng nhau. Nung nóng 8,84 gam rắn X, sau một thời gian thu được 7,56 gam rắn Y. Hòa tan hết Y trong lượng dư dung dịch HCl đặc, nóng, thấy thoát ra a mol khí Cl2. Giá trị của a là.

A. 0,12       B. 0,10       C. 0,06       D. 0,05

(Xem giải) Câu 6: Cho 26 gam hỗn hợp rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với V ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch A trong đó có 23,4 gam NaCl. Giá trị của V là

A. 1200.       B. 1080.       C. 720.       D. 900.

(Xem giải) Câu 7: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,25M vừa đủ thu được dung dịch X. Sục khí Clo dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 20,5 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 6,720       B. 8,244       C. 7,840       D. 10,305

(Xem giải) Câu 8: Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí oxi và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để phản ứng hoàn toàn Y cần vừa đủ 2,0 lít dung dịch chứa HCl 0,4M thu được 4,844 lít khí Cl2 (đktc). Phần trăm KMnO4 bị nhiệt phân là

A. 75,72%.       B. 52,66%.       C. 72,92%.       D. 63,19%

(Xem giải) Câu 9: Hỗn hợp X gồm MgO, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 27,78% khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 168,9 gam muối. Sục khí clo dư vào dung dịch Y sau đó thêm tiếp dung dịch NaOH dư vào thu được 116,8 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong hỗn hợp X là

A. 46,30%       B. 53,74%       C. 53,27%       D. 61,76%

(Xem giải) Câu 10: Cho 18,26 gam hỗn hợp Na, Mg, Na2O và MgO tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,808 lít H2 (đktc) , dung dịch chứa 25,65 gam MgCl2 và m gam NaCl. Giá trị của m là

A. 21,06       B. 19,89       C. 16,38       D. 19,21

(Xem giải) Câu 11: Cho 12,25 gam KClO3 vào dung dịch HCl đặc dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí Cl2. Cho toàn bộ lượng Cl2 ở trên tác dụng với hết với kim loại M, thu được 30,9 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 107,7 gam kết tủa. Vậy kim loại M là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập H2SO4 (Phần 1)

A. Cu.       B. Zn.       C. Mg.       D. Fe.

(Xem giải) Câu 12: Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và CuO. Hỗn hợp Y gồm Al2O3 và CuO. Lượng CuO trong 2 hỗn hợp X và hỗn hợp Y bằng nhau. Hoà tan hỗn hợp X cần 550 ml HCl 1M , hoà tan hỗn hợp Y cần 640 ml dung dịch HCl 1M; khối lượng muối sinh ra từ sự hoà tan X nhiều hơn khối lượng muối sinh ra từ sự hoà tan Y là 0,345 gam. Khối lượng của hỗn hợp X và hỗn hợp Y lần lượt là

A. 16 gam và 13,98 gam      B. 12 gam và 13,18 gam     C. 16 gam và 13,18 gam      D. 12 gam và 13,98 gam

(Xem giải) Câu 13: Hoà tan hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch HCl 10% vừa đủ thu được dung dịch trong đó tổng nồng độ % của 2 muối là 14,255%. Nếu oxi hoá m gam hỗn hợp X bằng khí clo dư thu được 56,25 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 17,20       B. 12,90       C. 15,48       D. 20,64

(Xem giải) Câu 14: Hỗn hợp X gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2 trong đó clo chiếm 65,067% khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m + n gam kết tủa. Mặt khác m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m – 12,58 gam kết tủa. Giá trị của n là

A. 45,36       B. 60,48       C. 68,04       D. 63,50

(Xem giải) Câu 15: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl có tổng khối lượng là 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 17,472 lít O2 (đktc) và chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Y tác dụng vừa đủ 0,36 lít dung dịch K2CO3 0,5M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KClO3 trong X là

A. 47,62%.       B. 58,55%.       C. 81,37%.       D. 23,51%.

(Xem giải) Câu 16: Hoà tan m gam hỗn hợp Fe2O3, FeO, Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 34,29 gam FeCl2 và m + 16,86 gam FeCl3. Giá trị của m là

A. 57,375       B. 45,840       C. 40,980       D. 54,640

(Xem giải) Câu 17: Một trong các tác dụng của muối iốt là có tác dụng phòng bệnh bướu cổ. Thành phần của muối iốt là:

A. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ KI       B. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ I2

C. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HI       D. NaCl có trộn thêm một lượng nhỏ HIO3

(Xem giải) Câu 18: Hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu. Cho 18,5 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit H2 (đktc). Mặt khác cho 0,15 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 3,92 lít khí Cl2 (đktc). Số mol Fe có trong 18,5 gam hỗn hợp X là

A. 0,1 mol       B. 0,08 mol       C. 0,12 mol       D. 0,15 mol

(Xem giải) Câu 19: Cho 17,04 gam hỗn hợp rắn A gồm Ca, MgO, Na2O tác dụng hết với 720 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch B. Khối lượng muối NaCl có trong dung dich B là

A. 14,04.       B. 15,21.       C. 4,68.       D. 8,775.

(Xem giải) Câu 20: Cho dãy axit có oxi của clo gồm: HClO, HClO2, HClO3, HClO4. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

A. Tính bền, tính axit và khả năng oxi hóa giảm theo chiều tư trái qua phải

B. Tính bền và tính axit giảm dần theo chiều từ trái qua phải

C. Khả năng oxi hóa tăng theo chiều từ trái qua phải

D. Tính bền và tính axit tăng dần, khả năng oxi hóa giảm theo chiều từ trái qua phải

(Xem giải) Câu 21: Cho 20,6 gam hỗn hợp muối cacbonat của một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít khí thoát ra (ở đktc). Cô cạn dung dịch, muối khan thu được đem điện phân nóng chảy thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  Halogen và hợp chất (Phần 2)

A. 7,6       B. 9,6       C. 10,6       D. 8,6

(Xem giải) Câu 22: Trong một bình kín chứa 10,8 gam kim loại M chỉ có một hoá trị và 0,6 mol O2. Nung bình một thời gian, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình chỉ còn bằng 75% so với ban đầu. Lấy chất rắn thu được cho tác dụng với HCl dư thu được 6,72 lit H2 đktc. M là:

A. Zn       B. Al       C. Fe       D. Mg

(Xem giải) Câu 23: Tổng hệ số cân bằng của phương trình phản ứng: KClOx + KI + H2SO4 → KCl + I2 + K2SO4 + H2O

A. 2 + 4x       B. 4 + 4x       C. 4 + 6x       D. 2 + 6x

(Xem giải) Câu 24: Khi điện phân có màng ngăn dung dịch bão hòa muối ăn trong nước thì xảy ra hiện tượng nào sau đây ?

A. Khí O2 thoát ra ở catot, khí Cl2 thoát ra ở anot

B. Khí H2 thoát ra ở catot, khí Cl2 thoát ra ở anot.

C. Khí Cl2 thoát ra ở catot, khí H2 thoát ra ở anot.

D. Kim loại Na thoát ra ở catot, khí Cl2 thoát ra ở anot

(Xem giải) Câu 25: Kết luận nào sau đây đúng khi xét hai phản ứng sau: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 (1); 2KClO3 + I2 → 2KIO3 + Cl2 (2)

A. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất oxi hóa.

B. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn I2, (2) chứng tỏ rính oxi hóa của I2 mạnh hơn Cl2.

C. Do tính khử của KI và KClO3 khác nhau nên kết quả khác nhau.

D. (1) chứng tỏ tính oxi hóa Cl2 > I2, (2) chứng tỏ tính khử I2 > Cl2

(Xem giải) Câu 26: Cho khí clo đi qua dung dịch axit mạnh X, giải phóng đơn chất Y và dung dịch có màu nâu thẫm. Tiếp tục cho clo đi qua, Y biến thành axit Z và dung dịch mất màu. Các chất X, Y, Z lần lượt là :

A. HBr, Br2, HBrO3.       B. HI, I2, HIO3.       C. HIO3, I2, HI.       D. HBrO3, Br2, HBr.

(Xem giải) Câu 27: Những phản ứng hóa học nào có thể xảy ra khi cho khí flo đi qua dung dịch kali bromua trong nước?

A. 2KBr + F2 → 2KF + Br2 (1)       B. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 (2)

C. Br2 + 5F2 + 6H2O → 2HBrO3 + 10HF (3)       D. (1), (2), (3)

(Xem giải) Câu 28: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?

A. NaCl.       B. HCl.       C. KClO3.       D. KClO4.

(Xem giải) Câu 29: Khối lượng mol của 3 kim loại hóa trị II tỉ lệ với nhau theo tỉ số 3 : 5 : 7. Tỉ lệ số mol tương ứng là 4 : 2 : 1. Nếu hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch HCl dư thu được 1,568 lít H2 (đktc). Ba kim loại đó là

A. Mg, Ca, Zn.       B. Ba, Mg, Fe.       C. Ca, Mg, Fe.       D. Ca, Zn, Fe.

(Xem giải) Câu 30: Cho sơ đồ phản ứng : NaOH → X → Y → NaCl. X, Y lần lượt là :

A. Na2O, Na2CO3 (1)       B. NaHCO3, Na2CO3 (2)       C. Na2CO3, NaHCO3 (3)       D. (2), (3).

(Xem giải) Câu 31: Cho sơ đồ phản ứng:

X, Y, Z lần lượt là các chất nào sau đây?

A. Cl2, NaOH, CaCl2.       B. Cl2, Na2O, CaCl2.      C. Cl2, NaOH, BaCl2.       D. Tất cả đều đúng.

(Xem giải) Câu 32: Trên lý thuyết thì các kim loại bạc (Ag) và đồng (Cu) không tác dụng được với dung dịch axit thông thường iothiđric (acid iodhidric, HI). Tuy nhiên trong thực tế giữa bạc cũng như đồng với axit HI có xảy ra phản ứng và tạo khí H2 thoát ra. Có thể giải thích điều này như thế nào?

A. Do trị số thế điện hóa, khiến cho chất khử mạnh tác dụng được với chất oxi hóa mạnh.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập H2SO4 (Phần 2)

B. Do có tạo ra các chất AgI cũng như CuI rất ít tan, khiến cho có sự dịch chuyển cân bằng về phía tạo sản phẩm.

C. Do HI là axit rất mạnh.

D. Do HI là axit có tính khử rất mạnh

(Xem giải) Câu 33: Một dung dịch có chứa H2SO4 và 0,543 gam muối natri của một axit chứa oxi của clo (muối X). Cho thêm vào dung dịch này một lượng KI cho đến khi iot ngừng sinh ra thì thu được 3,048 gam I2. Muối X là

A. NaClO4.       B. NaClO3.       C. NaClO2.       D. NaClO.

(Xem giải) Câu 34: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. Nồng độ phần trăm các muối CaCl2 và MgCl2 trong dung dịch Y tương ứng là

A. 10,35% và 3,54%.      B. 12,35% và 8,54%.      C. 12,35% và 3,54%.      D. 10,35% và 8,54%.

(Xem giải) Câu 35: Cho các phản ứng:
a. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2       b. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O       d. MnO2 + 2HCl + H2SO4 → MnSO4 + Cl2 + 2H2O
Ion Cl- chỉ đóng vai trò là chất khử trong phản ứng

A. c, d       B. b, a       C. d       D. a, c

(Xem giải) Câu 36: Cho 23,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M nhóm IIA và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư ta thu được 52,725 gam muối khan. Kim loại M đó là :

A. Ba       B. Ca       C. Sr       D. Mg

(Xem giải) Câu 37: Người ta thường dùng cát (SiO2) là khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl      B. Dung dịch HF      C. Dung dịch NaOH loãng      D. Dung dịch H2SO4

(Xem giải) Câu 38: Một bình cầu đựng đầy khí HCl, được đậy bằng một nút cao su cắm ống thuỷ tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng miệng bình cầu vào một chậu thuỷ tinh đựng dung dịch nước vôi trong có thêm vài giọt phenolphtalein không màu. Hãy dự đoán hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên?

A. Không có hiện tượng gì xảy ra (1)      B. Nước ở trong chậu thuỷ tinh phun mạnh vào bình cầu (2)

C. Màu hồng của dung dịch trong bình cầu biến mất (3)      D. (2) và (3)

(Xem giải) Câu 39: Lấy 98 gam KClO3 cho vào bình có V = 1,12 lít chứa đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Nung bình 1 thời gian và sau khi trở về 0°C thì thấy áp suất trong bình là 4 atm. Biết rằng có 62,5% KClO3 bị nhiệt phân theo 2 phản ứng sau: 4KClO3 → 3KClO4 + KCl;  KClO3 → KCl + (3/2)O2. Tính số mol muối thu được sau phản ứng.

A. nKClO3 = 0,3; nKClO4 = 0,1 và nKCl = 0,1.        B. nKClO3 = 0,3; nKClO4 = 0,1 và nKCl = 0,2.

C. nKClO3 = 0,3; nKClO4 = 0,3 và nKCl = 0,2.        D. nKClO3 = 0,3; nKClO4 = 0,2 và nKCl = 0,2.

(Xem giải) Câu 40: Iot có thể tan tốt trong dung dịch KI, do có phản ứng hoá học thuận nghịch tạo ra sản phẩm KI3. Lấy khoảng 1ml dung dịch KI3 không màu vào ống nghiệm rồi thêm vào đó 1ml benzen (C6H6) cũng không màu, lắc đều sau đó để lên giá ống nghiệm. Sau vài phút, hiện tượng quan sát được là:

A. Các chất lỏng bị tách thành hai lớp, cả hai đều không màu

B. Các chất lỏng bị tách thành hai lớp, lớp trên không màu, lớp phía dưới có màu tím đen.

C. Các chất lỏng bị tách thành hai lớp, lớp trên có màu tím đen lớp phía dưới không màu

D. Các chất lỏng hoà tan vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
dao nhien huong

Sao không cho tải file này về bạn ơi

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!