Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) (Phần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1D | 2C | 3B | 4C | 5D | 6A | 7D | 8D | 9A | 10D |
11A | 12C | 13B | 14A | 15D | 16D | 17C | 18A | 19C | 20D |
21B | 22A | 23C | 24B | 25A |
(Xem giải) Câu 1. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, FeCl2. B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2. C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2, Al(NO3)3.
(Xem giải) Câu 2. Có 2 dung dịch X, Y loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X được n1 mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí.
Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư dung dịch Y được n2 mol một chất khí duy nhất không màu không hóa nâu ngoài không khí.
Thí nghiệm 3: Trộn dung dịch X với dung dịch Y rồi thêm bột Fe đến dư được n3 mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chỉ tạo muối của kim loại và n2 = n3 = 2n1. Hai dung dịch X, Y lần lượt là:
A. NaNO3, H2SO4. B. HNO3, H2SO4. C. HNO3, NaHSO4. D. HNO3, NaHCO3.
(Xem giải) Câu 3. Hòa tan hoàn toàn hau chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
TN1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa.
TN2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n2 mol kết tủa.
TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = n2 < n3. Hai chất X, Y không thể lần lượt là
A. ZnCl2, FeCl2. B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2. C. FeCl2, FeCl3. D. CuCl2, Al(NO3)3.
(Xem giải) Câu 4. Có bốn dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M, HNO3 1M, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5 ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và ký hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T, kết quả thu được như sau: Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4. Dung dịch Z có pH thấp nhất trong các dung dịch. Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau. Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
A. HNO3, NaOH, HCl, H2SO4. B. NaOH, HNO3, H2SO4, HCl.
C. HNO3, NaOH, H2SO4, HCl. D. HCl, NaOH, H2SO4, HNO3.
(Xem giải) Câu 5. Bốn kim loại Na; Fe; Al và Cu được đánh dấu không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng:
– X; Y chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy
– X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối
– Z tác dụng được với H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng được với H2SO4 đặc, nguội
X, Y, Z, T theo thứ tự là
A. Na, Al, Fe, Cu B. Na, Fe, Al, Cu
C. Al, Na, Cu, Fe D. Al, Na, Fe, Cu
(Xem giải) Câu 6. Hòa tan hoàn toàn hau chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V lít Z, đun nóng thu được n1 mol khí.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V lít Z, thu được n2 mol khí không màu, hóa nâu ngoài không khí, là sản phẩm khử duy nhất.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V lít Z, thu được n1 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = 6n2. Hai chất X, Y lần lượt là
A. (NH4)2SO4 và Fe(NO3)2. B. NH4NO3 và FeCl3.
C. NH4NO3 và FeSO4. D. NH4Cl và AlCl3.
(Xem giải) Câu 7. Có 4 dung dịch: X (Na2SO4 1M và H2SO4 1M); Y (Na2SO4 1M và Al2(SO4)3 1M); Z (Na2SO4 1M và AlCl3 1M); T (H2SO4 1M và AlCl3 1M) được kí hiệu ngẫu nhiên là (a), (b), (c), (d). Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (a), thu được n1 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 2: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (b), thu được n2 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 3: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (c), thu được n3 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 4: Cho 2V ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào V ml dung dịch (d), thu được n4 mol kết tủa.
Biết rằng n1 < n2 < n3 < n4.
Dung dịch (b) ứng với dung dịch nào sau đây?
A. X. B. Y. C. Z. D. T.
(Xem giải) Câu 8. Cho ba dung dịch, mỗi dung dịch chứa một chất tan tương ứng là X, Y, Z và có cùng nồng độ mol/l. Trộn V lít dung dịch X với V lít dung dịch Y, thu được dung dịch E chứa một chất tan. Cho dung dịch E tác dụng với 2V lít dung dịch Z, thu được dung dịch F chứa một chất tan. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. NaOH, NaHSO4, NaHCO3. B. H3PO4, Na3PO4, Na2HPO4.
C. NaH2PO4, Na2HPO4, Na3PO4. D. H3PO4, Na2HPO4, Na3PO4.
(Xem giải) Câu 9. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được a mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được b mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được c mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a < b < c. Hai chất X, Y lần lượt là
A. FeCl2, AlCl3. B. FeCl2, FeCl3. C. CuCl2, FeCl3. D. CuCl2, FeCl2.
(Xem giải) Câu 10. Cho 3 ống nghiệm riêng biệt lần lượt chứa 3 chất tan X, Y, Z trong nước lấy theo tỉ lệ mol nX : nY : nZ = 1 : 2 : 1. Tiến hành 3 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: cho dung dịch KOH dư lần lượt vào 3 ống nghiệm thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là a mol
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch BaCl2 dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là b mol
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư lần lượt vào 3 ống nghiệm trên thì thu được tổng số mol kết tủa trong 3 ống nghiệm là c mol
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và a : b : c = 1 : 2 : 4. Ba chất X, Y, Z lần lượt là:
A. Ba(HCO3)2, Al(NO3)3, K2CO3. B. AlCl3, FeSO4, Ba(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3. D. Al2(SO4)3, Ba(HCO3)2, Na2SO4.
(Xem giải) Câu 11. Cho 3 dung dịch (1), (2), (3) chứa lần lượt 3 chất tan X, Y, Z trong nước có cùng nồng độ mol. Tiến hành các thí nghiệm sau
TN1: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
TN2: Trộn 2 ml dung dịch (1) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
TN3: Trộn 2 ml dung dịch (2) với 2 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V3 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện và V1 < V2 < V3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
A. NaNO3, HNO3, H2SO4. B. KNO3, HCl, H2SO4.
C. NaNO3, H2SO4, HNO3. D. H2SO4, KNO3, HNO3.
(Xem giải) Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 2 chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Z thu được x1 mol kết tủa
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch Z thu được x2 mol kết tủa
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Z thu được x3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và x1 < x2 < x3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. BaCl2 và FeCl2 B. AlCl3 và FeCl3 C. ZnSO4 và Al2(SO4)3. D. FeSO4 và Fe2(SO4)3
(Xem giải) Câu 13. Cho 4 dung dịch được kí hiệu như sau: X (Na2SO4; NaAlO2); Y (NaOH; NaAlO2); Z (Ba(AlO2)2; NaOH); T (NaAlO2; Ba(AlO2)2); Các chất trong các dung dịch đều có nồng độ 0,5 M. Các dung dịch được đánh số ngẫu nhiên (1); (2); (3); (4). Thực hiện các thí nghiệm sau
Thí nghiệm 1: Cho từ từ V ml dung dịch H2SO4 0,5M vào lần lượt V ml từng dung dịch. Kết quả thấy dung dịch (4) tạo 2a mol kết tủa và dung dịch (2) tạo 3a mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho từ từ V ml dung dịch HCl 0,5M vào lần lượt V ml từng dung dịch. Kết quả thấy dung dịch (2) tạo ra a mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho từ từ V ml dung dịch NaHSO4 0,5M vào V ml từng dung dịch. Kết quả thấy dung dịch (1) tạo a mol kết tủa.
Vậy, dung dịch được đánh số (3) là
A. T. B. Y. C. X. D. Z.
(Xem giải) Câu 14. Cho dãy các chất rắn sau: Al2(SO4)3, AlCl3, FeCl2 và Fe2(SO4)3. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn ngẫu nhiên (có số mol bằng nhau) trong dãy các chất trên vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n2 mol kết tủa.
– Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Số cặp chất rắn thỏa mãn là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 15. Có hai dung dịch loãng X và Y, mỗi dung dịch chứa một chất tan có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho bột Fe dư vào X, thu được a mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu trong không khí.
+ TN2: Cho Fe dư vào Y, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, không hóa nâu trong không khí.
+ TN3: Trộn X với Y rồi thêm bột Fe dư, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, hóa nâu trong không khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ tạo muối của kim loại. Hai dung dịch X, Y lần lượt là
A. HNO3, H2SO4. B. KNO3, H2SO4. C. NaHSO4, HCl. D. HNO3, NaHSO4.
(Xem giải) Câu 16. Cho hỗn hợp chứa a mol kim loại X và a mol kim loại Y vào nước dư thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho dung dịch chứa 2a mol HCl vào dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch chứa 1,5a mol H2SO4 vào dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch chứa 0,5a mol HCl và a mol H2SO4 vào dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2 < n3 < n1. Hai kim loại X, Y lần lượt là
A. Ba và K. B. Ba và Zn. C. Ba và Al. D. Na và Al.
(Xem giải) Câu 17. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau
+ TN1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z thu được n2 mol kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V ml dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2 < n1 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3. B. FeCl3 và AlCl3.
C. Fe2(SO4)3, CuSO4. D. FeCl3, CuCl2.
(Xem giải) Câu 18. Cho hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho X và Y vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thu được n1 mol muối. Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5.
Thí nghiệm 2: Cho X và Y vào dung dịch HCl dư, thu được n2 mol muối.
Thí nghiệm 3: Cho X và Y vào dung dịch H2SO4 loảng dư, thu được n3 mol muối.
Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và 1,5n3 < n1 = n2. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Fe3O4 và Al. B. Mg và ZnO. C. Fe2O3 và CuO. D. FeO và Al2O3.
(Xem giải) Câu 19. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn Al2(SO4)3, FeSO4 (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch E. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch chứa chất X dư vào V ml dung dịch E, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch chứa chất Y dư vào V ml dung dịch E, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch chứa chất Z dư vào V ml dung dịch E, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Ba chất X, Y, Z lần lượt là
A. BaCl2, NaOH, Ba(OH)2. B. Ba(OH)2, BaCl2, NaOH.
C. NaOH, BaCl2, Ba(OH)2. D. NaOH, Ba(OH)2, BaCl2.
(Xem giải) Câu 20. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m2 < m3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. KCl, Ba(HCO3)2. B. NaNO3, Fe(NO3)2. C. Ca(HCO3)2, CaCl2. D. NaCl, FeCl2.
(Xem giải) Câu 21. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m3 < m2. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Ca(HCO3)2 và FeCl2. B. NaNO3 và Fe(NO3)2.
C. NaCl và FeCl2. D. KCl và Ba(HCO3)2.
(Xem giải) Câu 22. Hòa tan hoàn toàn hau chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V lít Z, đun nóng thu được n1 mol khí.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch H2SO4 dư vào V lít Z, thu được n2 mol khí không màu, hóa nâu ngoài không khí, là sản phẩm khử duy nhất.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V lít Z, thu được n1 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 = 6n2. Hai chất X, Y lần lượt là
A. (NH4)2SO4 và Fe(NO3)2. B. NH4NO3 và FeCl3.
C. NH4NO3 và FeSO4. D. NH4Cl và AlCl3.
(Xem giải) Câu 23. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2. B. FeCl2, FeCl3. C. FeCl2, Al(NO3)3. D. NaCl, FeCl2.
(Xem giải) Câu 24. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch CaCl2, thấy có n1 mol CaCl2 phản ứng.
– Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng.
– Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NH4HCO3, Na2CO3. B. NH4HCO3, (NH4)2CO3.
C. NaHCO3, (NH4)2CO3. D. NaHCO3, Na2CO3.
(Xem giải) Câu 25. Có 4 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M, HNO3 1M, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5 ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T, kết quả thu được như sau:
– Hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4.
– Dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch.
– Hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau.
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. HNO3, NaOH, H2SO4, HCl. B. HNO3, NaOH, HCl, H2SO4.
C. HCl, NaOH, H2SO4, HNO3. D. NaOH, HNO3, H2SO4, HCl.
giá hơi đắt ad oi :((
k in ra đc ôn lại khó quá ad ạ
….