Kim loại và dung dịch muối (Phần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (X được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z và 17,76 gam chất rắn gồm 2 kim loại. Tỷ lệ số mol của CuCl2 : FeCl3 trong Y là:

A. 2:3          B. 3:1         C. 2:1          D. 3:2

(Xem giải) Câu 2. Cho 13,25 gam hỗn hợp Al và Fe vào 500ml dung dịch Cu(NO3)2 0,75M và Fe(NO3)3 0,4M thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu 20 gam oxit duy nhất. Giá trị m:

A. 24        B. 21,2        C. 26,8        D. 22,6

(Xem giải) Câu 3. Nhúng thanh Zn nặng 100 gam vào 400ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,5M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau một thời gian nhấc thanh Zn ra cân lại thấy nặng 91,95 gam. Biết các kim loại sinh ra bám hết vào thanh Zn. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch sau khi nhấc thanh Zn ra là:

A. 92,06              B. 94,05         C. 95,12         D. 88,14

(Xem giải) Câu 4. Cho m1 gam bột Cu vào 13,6 gam AgNO3 khuấy kĩ. Sau khi phản ứng xong thêm vào m2 gam dung dịch H2SO4 loãng 20% rồi đun nóng nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,28 gam bột kim loại, dung dịch A và khí NO. Lượng NaOH cần dùng để tác dụng hết với các chất trong A là 13 gam. Tổng giá trị của m1 + m2 gần nhất với:

A. 80         B. 90         C. 100         D. 110

(Xem giải) Câu 5. Cho a gam hỗn hợp bột gồm Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 (dư). Sau khi kết thúc thu được 54 gam chất rắn. Mặt khác cho a gam hỗn hợp trên vào dung dịch CuSO4 dư sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn có khối lượng (a + 0,5) gam. Tính a.

A. 53,5         B. 33,7         C. 42,5         D. 15,5

(Xem giải) Câu 6. Cho 1 lượng Fe hoà tan hết vào dung dịch chứa 0,1 mol HNO3 và 0,15 mol AgNO3 sau phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa Fe(NO3)3, khí NO và chất rắn Y. Cho x gam bột Cu vào dung dịch X thu được dung dịch Z trong đó có khối lượng của Fe(NO3)3 là 7,986 gam. x có giá trị là

A. 1,344 gam.    B. 20,624 gam.    C. 25,984 gam.    D. 19,104 gam.

(Xem giải) Câu 7. Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 11,84 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 87,58 gam kết tủa. Tính m:

A. 11,52          B. 13,52          C. 11,68          D. 13,92

(Xem giải) Câu 8. Cho 2,3 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 40 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và hỗn hợp rắn C gồm 2 kim loại nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch B đến khi thu được kết tủa lớn nhất thì dừng lại, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 1,82 g hỗn hợp rắn D gồm 2 oxit kim loại. Cho C tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được 12,96 gam E. Tính thể tích khí SO2 thu được (sản phẩm khử duy nhất) khi cho 1,38 gam A tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nguội.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập Peptit (Phần 4)

(Xem giải) Câu 9. Cho 18,9 gam bột nhôm vào dung dịch X chứa hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 69,3 gam hỗn hợp rắn Y và dung dịch Z. Biết rằng Z không thể hòa tan được sắt Kim loại. Lọc chất rắn rồi cho lượng dư dung dịch NH3 vào dung dịch Z, thu được 31,2 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn T. Tìm m

A. 68,4          B. 61,2         C. 98,4      D. 105,6

(Xem giải) Câu 10. Hỗn hợp X chứa 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 a M và Cu(NO3)2 a M thu được dung dịch A và m gam hỗn hợp chất rắn B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa D. Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E có khối lượng 18 gam. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là:

A. 31,2         B. 38,8         C. 22,6         D. 34,4

(Xem giải) Câu 11. Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng, thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là

A. 2:1          B. 3:2          C. 3:1          D. 5:3

(Xem giải) Câu 12. Cho 2,78 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 nồng độ xM, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,32 gam chất rắn và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 1,6 gam. Giá trị của x là

A. 0,25.         B. 0,30.          C. 0,35.         D. 0,40.

(Xem giải) Câu 13. Cho 10,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3 xM, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 46 gam chất rắn. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 12 gam chất rắn. Giá trị của x là

A. 0,65.          B. 0,80.          C. 1,00.          D. 1,25.

(Xem giải) Câu 14. Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và Cu tác dụng với 130 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, thu được 12,48 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 0,896 lít H2 (đktc). Cho dung dịch Z tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 7,60.        B. 7,12.        C. 10,80.        D. 8,00.

(Xem giải) Câu 15. Cho hai lá sắt cùng khối lượng vào hai dung dịch riêng biệt chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol AgNO3. Sau khi phản ứng xong, toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào lá sắt, thấy khối lượng các lá sắt thu được có khối lượng bằng nhau. Tỉ lệ x : y là

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp 1000 bài hóa nâng cao - Tào Mạnh Đức (Phần 1)

A. 15        B.  13/2        C.  10        D.  67/2

(Xem giải) Câu 16. Cho 6,596 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 2,3296 lít H2 (đktc). Mặt khác, 13,192 gam hỗn hợp trên tác dụng với 100 ml dung dịch CuSO4 thu được 13,352 gam chất rắn. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là

A.0,04M.        B. 0,25M.        C. 1,68M.        D. 0,04M hoặc 1,68M.

(Xem giải) Câu 17. Cho m gam hỗn hợp dạng bột gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 47,6 gam rắn Y gồm ba kim loại. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra 2,24 lít H2 (đktc). Giá trị m là

A. 8,0         B. 6,0         C. 16,0         D. 12,0

(Xem giải) Câu 18. Cho 10,08 gam Mg vào dung dịch có chứa 0,3 moi Fe(NO3)3 và 0,5 moi Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m g rắn. Giá trị của m là:

A. 46 gam    B. 82 gam      C. 58 gam    D. 56 gam

(Xem giải) Câu 19. Cho hỗn hợp gồm Mg, Al, Fe vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Nung lượng chất tan trong X đến khối lượng không đổi thì thu được 7,504 lít khí (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 21,85. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 36.           B. 30.           C. 29.           D. 24.

(Xem giải) Câu 20. Cho hỗn hợp X gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3 0,6M và Cu(NO3)2 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y và 33,52 gam rắn Z chứa hỗn hợp kim loại. Cô cạn dung dịch Y, sau đó lấy phần rắn nung đến khối lượng không đổi, thu được 18,48 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2O và O2. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 41,6 gam. Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp X là:

A. 70,65%      B. 64,3%      C. 67,4%      D. 72,3%

(Xem giải) Câu 21. Cho 10,4 gam Mg và Fe vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,6M và Cu(NO3)2 1M, sau một thời gian thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Cho X tác dụng với NaOH dư trong điều kiện không có không khí, thấy khối lượng NaOH phản ứng là 22,8 gam, đồng thời thu được 24,61 gam kết tủa. Giá trị m là

A. 10,12       B. 12,24       C. 10,56        D. 11,96

(Xem giải) Câu 22. Cho m gam kim loại Mg và Al và 500 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,5M và AgNO3 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được (m + 57,8) gam 2 kim loại. Cho lượng kim loại vừa thu được tác dụng HNO3 dư thì thu được 6,72 lit NO (đktc). Tìm giá trị của m

A. 9             B. 11           C. 8              D. 15

(Xem giải) Câu 23. Cho 15,7 gam hỗn hợp gồm Al và Zn vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 x (mol/l) và AgNO3 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 muối và 45,2 gam hỗn hợp rắn Y. Cho dung dịch HCl vào Y không thấy khí thoát ra. Để tác dụng tối đa với các muối trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 1,2 mol NaOH. Tỉ lệ x : y là:

Bạn đã xem chưa:  Bài tập hóa học tổng hợp (Phần 4)

 A. 2:3           B. 1:1          C. 3:2          D. 4:3

(Xem giải) Câu 24. Cho m gam Al vào 400ml dung dịch FeCl3 1M và CuCl2 0,5M thu được dung dịch X và 2,29m gam 2 kim loại. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m1 gam kết tủa. Giá trị của m1 gần giá trị nào nhất:

A. 276         B. 272          C. 246          D. 250

(Xem giải) Câu 25. Cho 20 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Cu vào dung dịch chứa CuCl2 0,5M và FeCl3 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 31,88 gam chất rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là 173,4 gam; đồng thời thu được 146,37 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là m gam. Giá trị m là:

A. 44,8        B. 45,6        C. 44,4        D. 46,4

(Xem giải) Câu 26. Cho hỗn hợp gồm Fe và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch chứa CuCl2 và FeCl3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 88,4 gam đồng thời thu được 71,07 gam kết tủa. Dung dịch X tác dụng tối đa 18,4 gam NaOH (không có oxi). Giá trị của m là:

 A. 7,68 gam.     B. 4,48 gam.     C. 5,76 gam.     D. 7,04 gam.

(Xem giải) Câu 27. Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200 ml dung dịch P chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 một thời gian, thu đuợc chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với NaOH du thu đuợc 100,8 ml khí hiđro (đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho B tác dụng với NaOH dư, đuợc kết tủa, nung đến khối luợng không đổi thu được 1,6 gam oxit. Mặt khác, cho dung dịch P tác dụng với KOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 8,944         B. 9,349         C. 9,439         D. 8,494

(Xem giải) Câu 28. Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,5M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 16,4 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư thu được 0,896 lít khí H2 (đktc). Giá trị m là.

A. 6,12 gam        B. 7,60 gam        C. 5,36 gam        D. 8,20 gam

(Xem giải) Câu 29. Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe có tỉ lệ mol 1 : 2 vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,6M và AgNO3 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 2 muối và 26,72 gam hỗn hợp rắn Y. Giả sử thể tích không đổi. Nồng độ mol/l của Fe(NO3)2 trong dung dịch X là

A. 0,45M         B. 0,40M         C. 0,50         D. 0,60M

(Xem giải) Câu 30. Cho m gam hỗn hợp chứa Al và Fe vào dung dịch chứa 0,18 mol Fe(NO3)3 và 0,12 mol Cu(NO3)2. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 16,64 gam rắn Y. Dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn khan. Giá trị m là.

A. 13,35 gam       B. 11,56 gam       C. 12,12 gam       D. 10,46 gam

3
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
hienvupity

Đề hay lắm ạ ad ra nhanh lên đi ạ hóng quá

NGÂN

Sao không thấy chỗ download vậy ạ?

Tong Man

Anh oi anh co lm xong phan 2 de em download a nhe .Cam on anh nhieu lam !

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!