Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 5)

⇒ Đề thi và đáp án:

1D 2A 3D 4C 5D 6B 7C 8C 9B 10A
11C 12D 13B 14A 15D 16D 17A 18C 19B 20B
21D 22C 23D 24C 25A 26C 27A 28C 29A 30D
31A 32A 33B 34C 35B 36D 37A 38B 39B 40A
41A 42C 43D 44D 45D 46C 47B 48C 49D 50B
51C 52B 53D 54A 55A 56C 57D 58C 59B 60B

(Xem giải) Câu 1: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 1.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 2: Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là

A. metyl propionat.       B. metyl axetat.       C. etyl axetat.       D. vinyl axetat.

(Xem giải) Câu 3: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là

A. 4.       B. 5.       C. 8.       D. 9.

(Xem giải) Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hoá: P2O5 + KOH → X; X + H3PO4 → Y; Y + KOH → Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4.       B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4.

C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4.       D. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4.

(Xem giải) Câu 5: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C2H2 → X → Y; Y + Z → Cao su Buna-N. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. benzen; xiclohexan; amoniac.       B. axetanđehit; ancol etylic; buta-1,3-đien.

C. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; stiren.       D. vinylaxetilen; buta-1,3-đien; acrilonitrin.

(Xem giải) Câu 6: Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 5.       B. 4.       C. 6.       D. 3.

(Xem giải) Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi đun C2H5Br với dung dịch KOH chỉ thu được etilen.

B. Dung dịch phenol làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.

C. Dãy các chất: C2H5Cl, C2H5Br, C2H5I có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải.

D. Đun ancol etylic ở 140°C (xúc tác H2SO4 đặc) thu được đimetyl ete.

(Xem giải) Câu 8: Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau: (a) Fe3O4 và Cu (1:1); (b) Sn và Zn (2:1); (c) Zn và Cu (1:1); (d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1); (e) FeCl2 và Cu (2:1); (g) FeCl3 và Cu (1:1). Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 9: Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t°)?

A. 3.       B. 5.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 10: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:
(1) Do hoạt động của núi lửa.
(2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.
(3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.
(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
(5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước.
Những nhận định đúng là:

A. (1), (2), (3).       B. (2), (3), (5).       C. (1), (2), (4).       D. (2), (3), (4).

(Xem giải) Câu 11: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.       B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.       D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

(Xem giải) Câu 12: Cho các chất: (1) axit picric; (2) cumen; (3) xiclohexanol; (4) 1,2-đihiđroxi-4-metylbenzen; (5) 4-metylphenol; (6) α-naphtol. Các chất thuộc loại phenol là:

A. (1), (3), (5), (6).       B. (1), (2), (4), (6).       C. (1), (2), (4), (5).       D. (1), (4), (5), (6).

(Xem giải) Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong môi trường kiềm, muối Cr (III) có tính khử và bị các chất oxi hoá mạnh chuyển thành muối Cr(VI).

B. Do Pb2+/Pb đứng trước 2H+/H2 trong dãy điện hoá nên Pb dễ dàng phản ứng với dung dịch HCl loãng nguội, giải phóng khí H2.

C. CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO, đều thu được Cu.

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 3)

D. Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

(Xem giải) Câu 14: Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.

B. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.

C. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.

D. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.

(Xem giải) Câu 15: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C5H10O. Chất X không phản ứng với Na, thoả mãn sơ đồ chuyển hoá sau:

Tên của X là

A. pentanal.       B. 2-metylbutanal.

C. 2,2-đimetylpropanal.       D. 3-metylbutanal.

(Xem giải) Câu 16: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion

A. Fe2+.       B. Cu2+.       C. Pb2+.       D. Cd2+.

(Xem giải) Câu 17: Cho sơ đồ phản ứng:

Trong đó X, Y, Z đều là các sản phẩm chính. Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

A. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, C6H5COCH2Br.

B. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, C6H5CH2COOH.

C. C6H5CH2CH2OH, C6H5CH2CHO, m-BrC6H4CH2COOH.

D. C6H5CHOHCH3, C6H5COCH3, m-BrC6H4COCH3.

(Xem giải) Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe3O4 + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O. Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X và Y là

A. Fe và I2.       B. FeI3 và FeI2.       C. FeI2 và I2.       D. FeI3 và I2.

(Xem giải) Câu 19: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. xenlulozơ.       B. mantozơ.       C. glucozơ.       D. saccarozơ.

(Xem giải) Câu 20: Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là

A. 23.          B. 27.          C. 47.          D. 31.

(Xem giải) Câu 21: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:

A. (1), (3), (5).          B. (1), (2), (3).          C. (1), (3), (4).          D. (1), (4), (5).

(Xem giải) Câu 22: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. Al3+, PO43–, Cl–, Ba2+.          B. Ca2+, Cl–, Na+, CO32–.

C. K+, Ba2+, OH–, Cl–.          D. Na+, K+, OH–, HCO3–.

(Xem giải) Câu 23: Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là

A. CH3COOCH2CH2Cl.          B. CH3COOCH2CH3.

C. CH3COOCH(Cl)CH3.          D. ClCH2COOC2H5.

(Xem giải) Câu 24: Phát biểu đúng là:

A. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic.

B. Thuỷ phân benzyl clorua thu được phenol.

C. Phenol phản ứng được với nước brom.

D. Phenol phản ứng được với dung dịch NaHCO3.

(Xem giải) Câu 25: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s2 2s2 2p6 3s1; 1s2 2s2 2p6 3s2; 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:

A. Z, Y, X.          B. X, Y, Z.          C. Y, Z, X.          D. Z, X, Y.

(Xem giải) Câu 26: Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là

A. Fe(OH)3.          B. K2CO3.          C. Al(OH)3.          D. BaCO3.

(Xem giải) Câu 27: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn) như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:

A. Zn, Ag+.          B. Ag, Cu2+.          C. Ag, Fe3+.          D. Zn, Cu2+.

(Xem giải) Câu 28: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết đếm (Phần 2)

A. S + 2Na → Na2S.          B. S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.

C. 4S + 6NaOH (đặc) → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.          D. S + 3F2 → SF6.

(Xem giải) Câu 29: Ứng với công thức phân tử C3H6O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, t°) sinh ra ancol?

A. 3.          B. 4.          C. 2.          D. 1.

(Xem giải) Câu 30: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. Phenylamoni clorua.          B. Anilin.

C. Glyxin.          D. Etylamin.

(Xem giải) Câu 31: Anđehit no mạch hở X có công thức đơn giản nhất C2H3O. Công thức phân tử của X là

A. C4H6O2.          B. C8H12O4.          C. C2H3O.          D. C6H9O3.

(Xem giải) Câu 32: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, t°), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là:

A. glucozơ, sobitol.          B. glucozơ, saccarozơ.          C. glucozơ, etanol.          D. glucozơ, fructozơ.

(Xem giải) Câu 33: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

A. ion.          B. cộng hoá trị phân cực.

C. hiđro.          D. cộng hoá trị không phân cực.

(Xem giải) Câu 34: Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là

A. FeO.          B. Cu.          C. CuO.          D. Fe.

(Xem giải) Câu 35: Ứng với công thức phân tử C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

A. 4.          B. 2.          C. 1.          D. 3.

(Xem giải) Câu 36: Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C2H4O2. Chất X phản ứng được với kim loại Na và tham gia phản ứng tráng bạc. Chất Y phản ứng được với kim loại Na và hoà tan được CaCO3. Công thức của X, Y lần lượt là:

A. CH3COOH, HOCH2CHO.          B. HCOOCH3, HOCH2CHO.

C. HCOOCH3, CH3COOH.          D. HOCH2CHO, CH3COOH.

(Xem giải) Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.

B. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.

C. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo.

D. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.

(Xem giải) Câu 38: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. poli(metyl metacrylat).          B. poli(etylen terephtalat).

C. polistiren.          D. poliacrilonitrin.

(Xem giải) Câu 39: Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Be, Mg, Ca.          B. Li, Na, K.          C. Na, K, Mg.          D. Li, Na, Ca.

(Xem giải) Câu 40: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là

A. AlCl3.          B. CuSO4.          C. Ca(HCO3)2.          D. Fe(NO3)3.

(Xem giải) Câu 41: Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: etilen; axetilen; buta-1,3-đien lần lượt là:

A. 5; 3; 9.          B. 4; 3; 6.          C. 3; 5; 9.          D. 4; 2; 6.

(Xem giải) Câu 42: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

A. HCl, HNO3, Na2CO3.          B. Cl2, HNO3, CO2.

C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3.          D. Cl2, AgNO3, MgCO3.

(Xem giải) Câu 43: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

B. Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất có tính lưỡng tính.

C. Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hoá thành ion Cr2+.

D. Crom(VI) oxit là oxit bazơ.

(Xem giải) Câu 44: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là

A. đồng(II) oxit và dung dịch NaOH.          B. đồng(II) oxit và dung dịch HCl.

C. dung dịch NaOH và dung dịch HCl.          D. kim loại Cu và dung dịch HCl.

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp Lý thuyết thi đại học (Phần 1)

(Xem giải) Câu 45: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:

A. Ag2O, NO, O2.          B. Ag2O, NO2, O2.          C. Ag, NO, O2.          D. Ag, NO2, O2.

(Xem giải) Câu 46: Nếu thuỷ phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?

A. 1.          B. 4.          C. 2.          D. 3.

(Xem giải) Câu 47: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

A. Ancol etylic và đimetyl ete.          B. Saccarozơ và xenlulozơ.

C. Glucozơ và fructozơ.          D. 2-metylpropan-1-ol và butan-2-ol.

(Xem giải) Câu 48: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là

A. Cu.          B. Mg.          C. Fe.          D. Al.

(Xem giải) Câu 49: Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là

A. metyl vinyl xeton.          B. propanal.          C. metyl phenyl xeton.          D. đimetyl xeton.

(Xem giải) Câu 50: Ở điều kiện thích hợp: chất X phản ứng với chất Y tạo ra anđehit axetic; chất X phản ứng với chất Z tạo ra ancol etylic. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. C2H2, H2O, H2.          B. C2H4, O2, H2O.          C. C2H2, O2, H2O.          D. C2H4, H2O, CO.

(Xem giải) Câu 51: Khả năng phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm -OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:

A. anlyl clorua, propyl clorua, phenyl clorua.          B. anlyl clorua, phenyl clorua, propyl clorua.

C. phenyl clorua, propyl clorua, anlyl clorua.          D. phenyl clorua, anlyl clorua, propyl clorua.

(Xem giải) Câu 52: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2-clopropen.          B. But-2-en.          C. 1,2-đicloetan.          D. But-2-in.

(Xem giải) Câu 53: Số amin thơm bậc một ứng với công thức phân tử C7H9N là

A. 3.          B. 2.          C. 5.          D. 4.

(Xem giải) Câu 54: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. Dung dịch CH3COONa.          B. Dung dịch NaCl.

C. Dung dịch NH4Cl.          D. Dung dịch Al2(SO4)3.

(Xem giải) Câu 55: Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng (anot tan) và điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng graphit (điện cực trơ) đều có đặc điểm chung là

A. ở catot xảy ra sự khử: Cu2+ + 2e → Cu.

B. ở catot xảy ra sự oxi hoá: 2H2O + 2e → 2OH– + H2.

C. ở anot xảy ra sự khử: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.

D. ở anot xảy ra sự oxi hoá: Cu → Cu2+ + 2e.

(Xem giải) Câu 56: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là

A. NH4Cl.          B. (NH4)2CO3.          C. BaCO3.          D. BaCl2.

(Xem giải) Câu 57: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.

B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.

C. Tính khử của ion Br- lớn hơn tính khử của ion Cl-.

D. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.

(Xem giải) Câu 58: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là

A. FeCO3.       B. Fe2O3.       C. Fe3O4.       D. FeS2.

(Xem giải) Câu 59: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF.
(2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 7.       B. 6.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 60: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:

A. HCl, NaOH, Na2CO3.       B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.

C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3.       D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!