[2020] Ôn tập đầu năm Hóa 12 – THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh (Đề 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2B 3A 4D 5C 6D 7D 8C 9B 10D
11A 12D 13D 14A 15D 16C 17C 18A 19D 20D
21B 22C 23B 24C 25D 26B 27C 28A 29C 30C
31A 32B 33B 34D 35A 36D 37C 38C 39B 40B

(Xem giải) Câu 1: Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ

A. cumen.         B. xiclopropan.         C. propan-1-ol.         D. propan-2-ol.

(Xem giải) Câu 2: Một số vùng đất canh tác thường bị chua. Để khử chua người ta thường dùng chất nào sau đây:

A. phân đạm.         B. vôi tôi.         C. đá vôi.         D. phân lân.

(Xem giải) Câu 3: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?

A. 5.         B. 4.         C. 6.         D. 10.

Câu 4: Nước đá khô là:

A. H2O rắn.         B. CO rắn.         C. SO2 rắn.         D. CO2 rắn.

(Xem giải) Câu 5: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH.         B. Na kim loại.         C. nước Br2.         D. H2 (Ni, t°).

(Xem giải) Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 2,00.         B. 0,75.         C. 1,00.         D. 1,25.

(Xem giải) Câu 7: Cho các chất sau : metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

B. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemanganat.

C. Có hai chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.

D. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.

(Xem giải) Câu 8: Chất thường được dùng làm bột nở là:

A. NaCl.         B. HCl.         C. NH4HCO3.         D. Na2CO3.

(Xem giải) Câu 9: Đun sôi dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH loãng một thời gian, sau đó thêm dung dịch AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa. X không thể là

A. CH2=CHCH2Cl.         B. C6H5Cl.         C. CH3CH2CH2Cl.         D. C6H5CH2Cl.

(Xem giải) Câu 10: Đun sôi bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol mỗi chất sau: Ba(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3, NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất (Giả sử nước bay hơi không đáng kể):

A. Ca(HCO3)2         B. NH4HCO3         C. NaHCO3         D. Ba(HCO3)2

(Xem giải) Câu 11: Cho 8,4 gam hỗn hợp Y gồm axit axetic và ancol propylic tác dụng với Na, sau phản ứng thu được m (gam) muối. Giá trị của m là

A. 11,48.         B. 14,40.         C. 11,34.         D. 14,18.

(Xem giải) Câu 12: Trong phòng thí nghiệm, thường điều chế HNO3 bằng phản ứng:

A. 2Cu(NO3)2 + 2H2O → Cu(OH)2 + 2HNO3         B. 4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3

C. N2O5 + H2O → 2HNO3         D. NaNO3 + H2SO4 (đ) → HNO3 + NaHSO4

Câu 13: Ancol nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3OH.         B. C2H5OH.         C. CH3COOH.         D. C3H7OH.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp chuyên Vinh (Lần 3)

Câu 14: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

A. Na2CO3.         B. NaCl.         C. NH4NO3.         D. HCl.

(Xem giải) Câu 15: Khi thực hiện phản ứng nhiệt phân metan điều chế axetilen thu được hỗn hợp X gồm axetilen, hiđro và metan chưa phản ứng hết. Tỉ khối của X so với H2 bằng 4,44. Hiệu suất của phản ứng gần nhất với

A. 40%.         B. 20%.         C. 50%.         D. 80%.

(Xem giải) Câu 16: Một loại phân kali có chứa 87% K2SO4 còn lại là các tạp chất không chứa kali, độ dinh dưỡng của loại phân bón này là:

A. 44,8%.         B. 39,0%.         C. 47,0%.         D. 54,0%.

(Xem giải) Câu 17: Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. (CH3)3COH.      B. CH3OCH2CH2CH3.     C. CH3CH(OH)CH2CH3.      D. CH3CH(CH3)CH2OH.

(Xem giải) Câu 18: Có các dung dịch NH3, CH3COOH, NaOH và HCl có cùng nồng độ mol/l và có các giá trị pH tương ứng là h1, h2, h3 và h4. Sự sắp xếp theo chiều tăng dần các giá trị pH là

A. h4 < h2 < h1 < h3.      B. h4 < h3 < h2 < h1.      C. h1 < h2 < h3 < h4.      D. h2 < h4 < h1 < h3.

(Xem giải) Câu 19: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là

A. 40%.         B. 80%.         C. 54%.         D. 60%.

(Xem giải) Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá huỷ tầng ozon

B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thuỷ tinh lỏng

C. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà

D. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô

(Xem giải) Câu 21: Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là

A. 76,6%.         B. 80,0%.         C. 65,5%.         D. 70,4%.

(Xem giải) Câu 22: Trộn 100 ml dung dịch KOH có pH = 12 với 100 ml dung dịch HCl 0,012M thu được 200 ml dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?

A. 9.         B. 8.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 23: X, Y, Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O. X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng được với Na nhưng có phản ứng tráng bạc. Z không tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. CH2=CH–CH2–OH, CH3–CO–CH3, CH3–CH2–CHO.

B. CH2=CH–CH2–OH, CH3–CH2–CHO, CH3–CO–CH3.

C. CH3–CH2–CHO, CH3–CO–CH3, CH2=CH–CH2–OH.

D. CH3–CO–CH3, CH3–CH2–CHO, CH2=CH–CH2–OH.

(Xem giải) Câu 24: Nhiệt phân hỗn hợp hai muối đến khối lượng không đổi thu chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thấy chất rắn tan một phần. Vậy hai muối đã cho là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Đề luyện thi ĐH Y Hà Nội (Đề 2)

A. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2.         B. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

C. AgNO3, Cu(NO3)2.         D. NaNO3, Mg(NO3)2.

(Xem giải) Câu 25: Trung hòa hết 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ được 2,46 gam muối khan. Axit là

A. HCOOH.         B. CH2=CHCOOH.         C. CH3CH2COOH.         D. CH3COOH.

(Xem giải) Câu 26: Dung dịch B chứa 0,02 mol Na+, 0,02 mol Cl-, x mol K+ và y mol CO32-. Cô cạn B thì thu được 2,55 gam muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,02 và 0,02.         B. 0,02 và 0,01.         C. 0,01 và 0,02.         D. 0,01 và 0,015.

(Xem giải) Câu 27: Cho 0,125 mol anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 27 gam Ag. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn 0,25 mol X cần vừa đủ 0,5 mol H2. Dãy đồng đẳng của X có công thức chung là

A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0).         B. CnH2n–3CHO (n ≥ 2).

C. CnH2n–1CHO (n ≥ 2).         D. CnH2n+1CHO (n ≥ 0).

(Xem giải) Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 2,21 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch X chứa 7,18 gam muối. Cho X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 22,79.         B. 20,09.         C. 23,68.         D. 13,55.

(Xem giải) Câu 29: Chất nào sau đây có khả năng thăng hoa?

A. Kim cương.         B. Muối ăn.         C. Naphtalen.         D. Bột nở.

(Xem giải) Câu 30: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?

A. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3.         B. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2.

C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2.         D. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4.

(Xem giải) Câu 31: Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ a : b là:

A. 1 : 10.         B. 1 : 12.          C. 1 : 8.         D. 1 : 6.

(Xem giải) Câu 32: Cho 4,4 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 21,6 gam Ag. Công thức của X là

A. HCHO.         B. CH3CHO.         C. C2H3CHO.         D. C2H5CHO.

(Xem giải) Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,15.         B. 0,05.         C. 0,10.         D. 0,25.

(Xem giải) Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

A. HOOC-CH2-CH2-COOH.     B. C2H5-COOH.      C. CH3-COOH.     D. HOOC-COOH.

(Xem giải) Câu 35: Phát biểu nào sau đây sai về phân bón hóa học?

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi cuối kỳ 1 môn Hóa 12 - Sở GD-ĐT Đà Nẵng (Mã 301)

A. Phân ure thu được khi cho amoniac phản ứng với axit photphoric.

B. Không nên bón nhiều phân amoni vào ruộng đã bị chua.

C. Tro rơm, rác có chứa K2CO3, là một loại phân bón được dùng để bón ruộng.

D. Thành phần chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.

(Xem giải) Câu 36. Hỗn hợp E gồm 3 chất hữu cơ đa chức, mạch hở, không nhánh, trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức -OH, -CHO, -COOH. Chia 50,76 gam hỗn hợp E thành 3 phần bằng nhau.
– Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 17,28 gam Ag.
– Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư, thấy thoát ra 2,688 lít khí CO2.
– Phần 3 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước.
Phần trăm khối lượng của hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E là.

A. 43,50%         B. 63,83%         C. 54,96%         D. 54,37%

(Xem giải) Câu 37: Cho các kết luận sau:
(1) Dung dịch axit axetic 0,007M có pH = 3. Độ điện li của axit trong dung dịch này là 14,29%.
(2) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu tỷ lệ mol 1:1 tan hết trong dung dịch HCl dư.
(3) Công thức chung của oleum là H2SO4.nSO3.
(4) Hoá trị của nitơ trong HNO3 là IV.
(5) Dẫn H2S qua dung dịch Pb(NO3)2 có kết tủa xuất hiện.
(6) CO có thể khử được các oxit như CuO, Fe3O4 đốt nóng.
(7) Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh.
(8) Amoniac dùng để điều chế hidrazin nhiên liệu cho tên lửa.
Số kết luận đúng là

A. 6.         B. 5.         C. 8.         D. 7.

(Xem giải) Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X đa chức, thu được 3 mol CO2 và 4 mol H2O. Mặt khác, đun nóng X với CuO thu được chất hữu cơ Y tạp chức. Biết 1 mol Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 2 mol Ag. Nhận định nào sau đây sai ?

A. Trong cấu tạo của X cũng như Y đều chứa 1 nhóm -CH3.

B. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.

C. Trong cấu tạo của X chứa 2 nhóm -CH2-.

D. Tỉ khối của X so với Y bằng 19/18.

(Xem giải) Câu 39: Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).
– Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
– Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO.
– Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?

A. V2 = V1.        B. V2 = 3V1.       C. V2 = 2V1.       D. 2V2 = V1.

(Xem giải) Câu 40: Hiđro hóa hoàn toàn 7,32 gam hỗn hợp X chứa một ankin và hai anđehit mạch hở cần dùng 0,32 mol H2 (xúc tác, Ni, t°) thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 0,55 mol O2 thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc). Nếu dẫn 0,135 mol X qua lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 53,76         B. 40,32         C. 43,20          D. 42,84

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Phạm Bình An

thầy ơi. thầy không định dạng phông chữa Time new và làm ít trang lại được ạ? để học sinh in ra rõ và tiết kiệm hơn ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!