[2024] Thi thử TN sở GDĐT Thừa Thiên Huế
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 094
41C | 42D | 43D | 44B | 45D | 46D | 47B | 48A | 49B | 50D |
51A | 52B | 53A | 54C | 55C | 56A | 57C | 58B | 59C | 60D |
61A | 62D | 63D | 64D | 65A | 66C | 67B | 68D | 69C | 70A |
71A | 72C | 73D | 74A | 75D | 76D | 77C | 78B | 79A | 80C |
Câu 41: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?
A. Tơ tằm. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6.
(Xem giải) Câu 42: Có 5 dung dịch riêng biệt sau: KCl, NaHSO4, MgCl2, AgNO3, Fe2(SO4)3. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại sắt là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 43: Cho luồng khí CO dư đi vào ống sứ đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO (nung nóng), thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm
A. MgO, Fe3O4, Cu. B. Mg, Al, Fe, Cu.
C. Mg, Fe, Cu. D. MgO, Fe, Cu.
Câu 44: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch CuSO4?
A. Al. B. Ag. C. Fe. D. Zn.
Câu 45: Trong tự nhiên, canxi sunfat (CaSO4) tồn tại dưới dạng muối ngậm nước CaSO4.2H2O gọi là
A. thạch cao khan. B. đá vôi. C. thạch cao nung. D. thạch cao sống.
(Xem giải) Câu 46: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư
A. HCl. B. NaOH. C. HNO3. D. Fe2(SO4)3.
(Xem giải) Câu 47: Dung dịch nào sau đây không tác dụng với dung dịch AlCl3?
A. AgNO3. B. H2SO4. C. NH3. D. KOH.
(Xem giải) Câu 48: Cho dãy các kim loại: Na, Al, Mg, K, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 49: Kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H2O ngay ở nhiệt độ thường?
A. Cu. B. K. C. Fe. D. Mg.
Câu 50: Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A. CaCO3. B. NaCl. C. CaSO4. D. Na2CO3.
Câu 51: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(etylen terephtalat). B. poli(metyl metacrylat). C. polibutadien. D. polietilen.
(Xem giải) Câu 52: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột là chất rắn, tan nhiều trong nước lạnh.
B. Bông và tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Dung dịch glyxin làm đổi màu quỳ tím.
D. Ở nhiệt độ thường, dung dịch glucozơ không phản ứng với Cu(OH)2.
Câu 53: Kim loại nào sau đây tan hết trong dung dịch NaOH dư ở điều kiện thường?
A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Mg.
Câu 54: Thủy tinh hữu cơ có thành phần chính là poli(metyl metacrylat) được sử dụng để làm kính máy bay, kính ôtô. Axit và ancol dùng để điều chế metyl metacrylat lần lượt là
A. CH2=CH-COOH và CH3CH2OH. B. CH3COOH và CH2=CH-OH.
C. CH2=C(CH3)-COOH và CH3OH. D. CH3COOH và CH3CH2OH.
Câu 55: Trong môi trường kiềm, protein có phản ứng màu biure với
A. Mg(OH)2. B. NaCl. C. Cu(OH)2. D. KCl.
Câu 56: Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất lỏng?
A. Anilin. B. Alanin. C. Etylamin. D. Trimetylamin.
Câu 57: Dãy gồm các kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Mg, Cu. B. Na, Mg. C. Fe, Cu. D. Al, Fe.
Câu 58: Kim loại nào sau dãy có tính khử mạnh hơn kim loại Al?
A. Ag. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
(Xem giải) Câu 59: Cho dung dịch các chất sau: ClH3NCH2COOH; H2NCH2COOH; H2NCH2CH2CH(NH2)COOH; HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 60: Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. NaHCO3. B. Al(OH)3. C. Cr2O3. D. AlCl3.
(Xem giải) Câu 61: Đốt cháy kim loại X trong oxi, thu được oxit Y. Hòa tan Y trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch Z chứa hai muối. Kim loại X là
A. Fe. B. Al. C. Zn. D. Mg.
Câu 62: Chất nào sau đây khi thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit, thu được sản phẩm hữu cơ chỉ chứa glucozơ?
A. Saccarozơ. B. Protein. C. Fructozơ. D. Tinh bột.
(Xem giải) Câu 63: Cho các chất hữu cơ no, mạch hở E (C3H4O4) và F (C5H8O5). Từ E, F thực hiện sơ đồ các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol:
(1) E + 2NaOH → X + Y + H2O
(2) F + 2NaOH → X + Y + Z + H2O
(3) X + HCl → M + NaCl
(4) Y + HCl → T + NaCl
Biết X, Y, Z là các chất hữu cơ, Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(b) Chất Z có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(c) Chất X và Z đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) 1 mol chất T khi tác dụng với Na dư thu được tối đa 1 mol khí H2.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 64: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 72,0. B. 90,0. C. 64,8. D. 75,6.
(Xem giải) Câu 65: Hòa tan hết 1,8 gam kim R (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,075 mol H2. Kim loại R là
A. Mg. B. Ba. C. Fe. D. Zn.
(Xem giải) Câu 66: Cho hỗn hợp X gồm m gam Fe và 8,1 gam Al vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 67,4 gam chất rắn Z gồm ba kim loại và dung dịch T. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 19,04 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 16,8. B. 19,6. C. 18,2. D. 22,4.
(Xem giải) Câu 67: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.
(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(f) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 5. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn 2,38 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (MX < MY < 148) cần dùng vừa đủ 1,68 lít O2 (đktc), thu được 1,792 lít CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 2,38 gam E với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được một ancol và 2,7 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được H2O, Na2CO3 và 0,02 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất là
A. 37%. B. 62%. C. 75%. D. 50%.
(Xem giải) Câu 69: Tiến hành thí nghiệm sau:
• Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 bão hòa và 2 ml dung dịch NaOH 30%.
• Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
• Bước 3: Thêm khoảng 4 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều.
Cho các nhận định sau về thí nghiệm trên:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng tạo kết tủa màu xanh.
(b) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan thu được dung dịch có màu tím.
(c) Nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 thì hiện tượng xảy ra ở bước 3 vẫn tương tự.
(d) Phản ứng xảy ra ở bước 3 gọi là phản ứng màu biure.
(e) Ở bước 3, nếu thay lòng trắng trứng bằng dung dịch glucozơ thì thu được dung dịch màu xanh lam.
Số nhận định đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 70: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và KCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau 9650 giây, thu được dung dịch Y (vẫn còn màu xanh) và 0,08 mol hỗn hợp khí ở anot. Biết Y tác dụng tối đa với 0,12 mol KOH trong dung dịch. Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian t giây thì thu được 0,18 mol hỗn hợp khí ở hai điện cực. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, cường độ dòng điện trong quá trình điện phân không đổi là 2A và nước không bay hơi trong quá trình điện phân. Giá trị của t là
A. 17370. B. 19300. C. 11580. D. 13510.
(Xem giải) Câu 71: Bình “gas” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí dầu mỏ hóa lỏng (Liquefied Petroleum Gas viết tắt là LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ thể tích tương ứng là 30 : 70. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí “gas” của hộ gia đình Y là 12.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 75%. Trung bình gia đình Y trả bao nhiêu tiền gas trong 1 tháng (30 ngày), biết giá bình gas 360.000 đồng
A. 291.105 đồng. B. 342.000 đồng. C. 385.000 đồng. D. 250.000 đồng.
(Xem giải) Câu 72: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(b) Dẫn khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch NaAlO2.
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho dung dịch NH3 dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3.
(đ) Cho dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl.
(e) Cho nước cứng vĩnh cửu tác dụng với dung dịch Na3PO4.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
(Xem giải) Câu 73: Cho các phát biểu sau:
(a) Oxi hóa glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.
(b) Trimetylamin là amin bậc ba.
(c) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala
(d) Phenol (C6H5OH) tan trong dung dịch NaOH loãng, dư.
(e) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
(f) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
Số mệnh đề đúng là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
(Xem giải) Câu 74: Hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2), Y (C8H15O4N) và Z (C4H9O2N); trong đó X là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; X, Y, Z đều mạch hở. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp E với 500 ml dung dịch KOH 1,68M (dùng dư 20% so với lượng cần thiết), thu được 13,44 lít hỗn hợp khí T gồm hai amin, đồng đẳng liên tiếp (có tỉ khối so với He bằng 9,5) và dung dịch F chứa bốn chất tan (trong đó có ba hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Cô cạn F, thu được m gam hỗn hợp G gồm bốn chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 78,64. B. 65,20. C. 63,80. D. 77,24.
(Xem giải) Câu 75: Xà phòng hóa hoàn toàn 37,0 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH đun nóng. Khối lượng NaOH (gam) cần dùng là
A. 12,0. B. 8,0. C. 16,0. D. 20,0.
(Xem giải) Câu 76: Thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.
(b) X1 + X3 → X5 + H2O.
(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.
(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.
Biết các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol. Các chất X2 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:
A. KOH và H2SO4. B. Ba(OH)2 và HCl.
C. Ca(HCO3)2 và Na2SO4. D. Ba(HCO3)2 và H2SO4.
(Xem giải) Câu 77: Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth). Những người thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả là suy kiệt thể chất, hoang tưởng, thậm chí mất kiểm soát hành vi, chém giết người vô cớ, nặng hơn sẽ mắc tâm thân. Hỏi công thức methamphetamine là gì? Biết oxi hóa hoàn toàn 104,3 gam methamphetamine bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ba(OH)2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 94,5 gam, ở bình 2 tạo thành 1379 gam kết tủa và còn 7,84 lít khí (đktc) thoát ra. (Công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất):
A. C9H15ON2. B. C10H17N2. C. C10H15N. D. C3H5ON.
(Xem giải) Câu 78: Hòa tan hoàn toàn 2,535 gam hỗn hợp X gồm FeO, MgO và ZnO bằng một lượng vừa đủ 80 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 4,015. B. 4,735. C. 5,375. D. 3,935.
(Xem giải) Câu 79: Cho 2,25 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,91. B. 3,39. C. 2,85. D. 3,42.
(Xem giải) Câu 80: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52. B. 10,27. C. 8,98. D. 7,25.
Bình luận