Bài tập Sự điện li (Phần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1.  Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:

A. (3), (2), (4), (1)           B. (4), (1), (2), (3)                     C. (1), (2), (3), (4)              D. (2), (3), (4), (1)

(Xem giải) Câu 2.  Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là

A. 4                                 B. 6                                           C. 3                                    D. 2

(Xem giải) Câu 3. Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

A. 3                                 B. 4                                           C. 5                                    D. 2

(Xem giải) Câu 4.  Trộn 100ml dung dịch có pH=1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200ml dung dịch có pH=12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-]=10-14)

A. 0,15                            B. 0,30                                      C. 0,03                               D. 0,12

(Xem giải) Câu 5.  Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:

A. K3PO4, K2HPO4         B. K2HPO4, KH2PO4               C. K3PO4, KOH                D. H3PO4, KH2PO4

(Xem giải) Câu 6.  Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa. Những dung dịch có pH>7 là

A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa                               B. Na2CO3, NH4Cl, KCl

C. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4                                    D. KCl, C6H5ONa, CH3COONa

(Xem giải) Câu 7.  Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là

A. 4                                 B. 3                                           C. 2                                    D. 1

(Xem giải) Câu 8.  Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2  tạo thành kết tủa là

A. 5                                   B. 4                                           C. 1                                    D. 3

(Xem giải) Câu 9.  Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42−, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:

– Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa

– Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)

A. 3,73 gam                     B. 7,04 gam                              C. 7,46 gam                       D. 3,52 gam

Bạn đã xem chưa:  Bài tập axit cacboxylic (Phần 1)

(Xem giải) Câu 10. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng:

A. 1                                 B. 4                                           C. 3                                    D. 2

(Xem giải) Câu 11.  Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl loãng là:

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3                                             B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO

C. FeS, BaSO4, KOH                                                       D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS

(Xem giải) Câu 12.  Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch X, sinh ra V lit khí (đktc). Giá trị của V là

A. 3,36                            B. 1,12                                      C. 4,48                               D. 2,24

(Xem giải) Câu 13. Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là

A. 3                                 B. 5                                           C. 2                                    D. 4

(Xem giải) Câu 14. Trộn 100ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là

A. 13,0                            B. 1,2                                        C. 1,0                                 D. 12,8

(Xem giải) Câu 15.  Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →                                             (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →

(3) Na2SO4 + BaCl2 →                                                    (4) H2SO4 + BaSO3 →

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →                                        (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →

Các phản ứng đều có cùng 1 phương trình ion rút gọn là:

A. (1), (2), (3), (6)           B. (1), (3), (5), (6)                     C. (2), (3), (4), (6)              D. (3), (4), (5), (6)

(Xem giải) Câu 16.  Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Biết ở 250C, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 250C là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về phân bón (Phần 1)

A. 1,00                            B. 4,24                                      C. 2,88                               D. 4,76

(Xem giải) Câu 17.  Dung dịch X chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42− và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của nước) là

A. 2                                 B. 12                                         C. 13                                  D. 1

(Xem giải) Câu 18.  Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là

A. 0,015                          B. 0,020                                    C. 0,010                             D. 0,030

(Xem giải) Câu 19.  Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl-; 0,006 mol HCO3- và 0,001 mol NO3-. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là

A. 0,444                          B. 0,222                                    C. 0,180                             D. 0,120

(Xem giải) Câu 20.  Dãy các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. K+, Ba2+, OH-, Cl-                                                      B. Na+, K+, OH-, HCO3-

C. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-                                                D. Al3+, PO43-, Cl-, Ba2+

(Xem giải) Câu 21.  Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. Dung dịch CH3COONa                                              B. Dung dịch Al2(SO4)3

C. Dung dịch NH4Cl                                                        D. Dung dịch NaCl

(Xem giải) Câu 22. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là

A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2                         B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4

C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2                                              D. HNO3, NaCl, Na2SO4

(Xem giải) Câu 23. Cho bốn phản ứng:

(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(2) 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O

(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl

(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4

Số phản ứng thuộc loại phản ứng axit-bazơ là

A. (1), (2)                        B. (2), (3)                                  C. (2), (4)                           D. (3), (4)

(Xem giải) Câu 24.  Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)

Bạn đã xem chưa:  Tính pH của dung dịch (Phần 1)

A. y = 100x                     B. y = x-2                                 C. y = 2x                            D. y = x+2

(Xem giải) Câu 25.  Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5                                 B. 4                                           C. 3                                    D. 2

(Xem giải) Câu 26. Cho m gam hỗn hợp muối gồm (NH4)2SO4 và Fe2(SO4)3 vào nước dư thu được dung dịch X. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được khí Y và kết tủa Z. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch chứa 16,05 gam muối. Lấy kết tủa Z nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 103,67 gam rắn. Giá trị m là.

A. 51,6 gam      B. 51,8 gam      C. 52,4 gam      D. 50,6 gam

(Xem giải) Câu 27. Có 2 loại dung dịch X và Y mỗi dung dịch chỉ chưa 2 loại cation và 2 loại anion trong số các ion sau: K+ 0,15 mol; Mg2+ 0,2 mol; Na+ 0,25 mol; H+ 0,15 mol; Cl- 0,1 mol; SO42- 0,15 mol; NO3- 0,25 mol và  CO32- 0,15 mol. Biết dung dịch Y hòa tan được Fe2O3. Tính khối lượng muối khan trong X.

(Xem giải) Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 0,6 gam axit đơn chức HA vào nước thu được 100ml dung dịch X. Thêm 56 ml dung dịch NaOH 0,125 M vào dung dịch X thu được dung dịch Y có pH = 5,1. Nếu thêm tiếp 24 ml dung dịch NaOH trên thì vừa đủ trung hòa axit HA. Tính hằng số Ka của HA.

(Xem giải) Câu 29. Dung dịch A chứa a mol Na+, b mol NH4+, c mol HCO3-, d mol CO32-, e mol SO42- (không kể các ion H+ và OH- của H2O).

a) Thêm (c + d + e) mol Ba(OH)2 vào dung dịch A, đun nóng thu được kết tủa B, dung dịch X và khí Y duy nhất có duy nhất có khí mùi khai. Tính số mol của mỗi chất trong kết tủa B, khí Y và mỗi ion trong dung dịch X theo a, b, c, d, e.

b) Chỉ có quỳ tím và các dung dịch HCl, Ba(OH)2 có thể nhận biết các ion nào trong dung dịch A.

(Xem giải) Câu 30. Trộn V lít dung dịch HCOOH có pH = 3 với V lít dung dịch NaOH có pH = 11 thu được dung dịch X. Dung dịch X có môi trường:

A. Bazo.       B. Axit.       C. Trung tính.       D.Lưỡng tính

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!