Bài tập hình vẽ thí nghiệm (Phần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn với dung dịch HCl đậm đặc vào ống hình trụ A có đặt một miếng giấy mầu.

Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi (a) Đóng khóa K; (b) Mở khóa K?

A. (a) Mất màu, (b) Không mất màu.       B. (a) Không mất màu, (b) Mất màu.

C. (a) Mất màu, (b) Mất màu.       C. (a) Không mất màu, (b) Không mất màu.

(Xem giải) Câu 2. Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nghiệm chứa dung dịch HCl đặc vào dung dịch. Hơ nhẹ ngọn lửa đèn cồn chỗ có miếng bông tẩm dung dịch KI.

Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ và trong ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột. Nhận xét và rút ra kết luận và cho biết vai trò của dung dịch NaOH đặc.

(Xem giải) Câu 3. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm chứng minh:

A. Khả năng bốc cháy của P trắng dễ hơn P đỏ.       B. Khả năng bay hơi của P trắng dễ hơn P đỏ.

C. Khả năng bốc cháy của P đỏ dễ hơn P trắng.       D. Khả năng bay hơi của P đỏ dễ hơn P trắng.

(Xem giải) Câu 4. Cho sơ đồ điện phân dung dịch CuSO4 như sau:

Chọn nhận định đúng?

A. Thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch CuCl2 thì bản chất quá trình điện phân không thay đổi.

B. Điện phân một thời gian Cu bám lên catot, đồng thời anot tan ra.

C. Trong quá trình điện phân pH của dung dịch giảm.

D. Khi CuSO4 bị điện phân hết sẽ có khí H2 thoát ra bên anot.

(Xem giải) Câu 5. Cho hình vẽ và các mệnh đề sau:

(1) Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước.
(2) Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 có tính bazơ.
(3) Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh trong nước làm tăng áp suất trong bình.
(4) Nước ở trong bình chuyển từ không màu sang màu xanh.
Số mệnh đề đúng là

A. 1.         B. 2.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 6. Quan sát thí nghiệm ở hình vẽ dưới đây:

Khi cho nước vào bình tam giác, có khí tạo thành và màu của dung dịch Br2 nhạt dần rồi mất hẳn. Chất rắn X trong thí nghiệm là

A. Al4C3.       B. CH3COONa.       C. CaC2.       D. C6H12O6 (glucozơ).

(Xem giải) Câu 7. Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau :

Phát biểu nào sau đây không đúng :

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp 1000 bài hóa nâng cao - Tào Mạnh Đức (Phần 1)

A. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.

B. Khí Clo thu được trong bình eclen là khí Clo khô.

C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4.

D. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO khan.

(Xem giải) Câu 8. Cho mô hình thí nghiệm như hình vẽ

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khí Y không làm mất màu dung dịch brom

B. Nước Brom trong bình A nhạt màu đi so với lúc đầu

C. Dung dịch trong bình A không làm mất màu quỳ tím.

D. Ta có thể thay nước brom bằng dung dịch KMnO4.

(Xem giải) Câu 9. Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X:

btn133

Nhận xét nào sau đây sai?

A. Đá bọt giúp chất lỏng sôi ổn định và không gây vỡ ống nghiệm.

B. Bông tẩm NaOH đặc có tác dụng hấp thụ khí CO2, SO2 sinh ra trong quá trình thí nghiệm.

C. Khí X là etilen.

D. Để thu được khí X ta phải đun hỗn hợp chất lỏng tới nhiệt độ khoảng 140°C.

(Xem giải) Câu 10. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X như sau:

Xxyr1d60

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

A. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.            B. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.

C. BaSO3 → BaO + SO2.            D. NH4Cl → NH3 + HCl.

(Xem giải) Câu 11. Cho sơ đồ điều chế khí X như hình vẽ

310

Trong các khí: HCl, NH3, H2, O2, C2H2, SO2, CO2; số khí thoả mãn X là

A. 4.        B. 3.         C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 12. Cho hình vẽ mô tả các cách thu khí trong phòng thí nghiệm như sau:

pt22

Phát biểu đúng liên quan đến các hình vẽ này là

A. Cách 1 và cách 3 đều có thể áp dụng thu các khí: NH3, H2.

B. Cách 2 có thể áp dụng thu các khí: SO2, NH3.

C. Cách 2 có thể áp dụng thu các khí: CO2, N2.

D. Cách 1 có thể áp dụng thu các khí: O2, H2, N2.

(Xem giải) Câu 13. Cho hình vẽ sau dùng điều chế khí C (từ dung dịch đặc B và chất rắn A) trong phòng thí nghiệm:

a(75)

Phản ứng nào không phù hợp với thí nghiệm trên?

A. 2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3 + 2H2O      B. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

C. NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl      D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

(Xem giải) Câu 14. Trong phòng thí nghiệm, có thể chứng minh khả năng tính tan rất tốt trong nước của một số chất khí theo hình vẽ:

Khi tan tot

Thí nghiệm trên được sử dụng với các khí nào sau đây?

A. CO2 và Cl2.          B. HCl và NH3.          C. SO2 và N2.          D. O2 và CH4.

Bạn đã xem chưa:  Hóa hữu cơ tổng hợp (Phần 4)

(Xem giải) Câu 15. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của hợp chất hữu cơ.

ctq2

Phản ứng xảy ra trong ống nghiệm (A) là

A. C2H5OH → C2H4 + H2O.                  B. CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2.

C. Al4C3 + H2O → Al(OH)3 + CH4.                        D. C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O.

(Xem giải) Câu 16. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:

snd22

Khí Z được tạo ra từ phản ứng hóa học nào dưới đây?

A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O      B. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

C. H2SO4 + Na2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O      D. CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3

(Xem giải) Câu 17. Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây.

thukhi

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?

A. Cách 1.           B. Cách 2.           C. Cách 3.           D. Cách 1 và cách 3.

(Xem giải) Câu 18. Cho hai bình như nhau, bình A chứa 0,5 lít axit clohiđric 2M; bình B chứa 0,5 lít axit axetic 2M được bịt kín bởi hai bóng cao su như nhau. Hai mẫu Mg khối lượng như nhau được thả xuống cùng một lúc. Kết quả sau 1 phút và sau 10 phút (phản ứng đã kết thúc) được thể hiện như ở hình dưới đây:

tmd163

Nhận định nào sau đây là sai?

A. Axit clohiđric là axit mạnh, phân li một chiều nên lượng H+ tại thời điểm 1 phút nhiều hơn nên phản ứng xảy ra nhanh hơn.

B. Sau 10 phút, khí thoát ra ở cả hai bình đều bằng nhau.

C. Axit axetic có phân tử khối lớn hơn nên tại thời điểm 1 phút, tốc độ thoát khí chậm hơn.

D. Sau 1 phút, tốc độ thoát khí ở bình A nhanh hơn bình B.

(Xem giải) Câu 19. Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy không khí như hình vẽ sau:

cv3

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. Fe, H2SO4, H2.             B. Cu, H2SO4, SO2.

C. CaCO3, HCl, CO2.             D. NaOH, NH4Cl, NH3.

(Xem giải) Câu 20. Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình sau:

khtn21

Khí C có thể là

A. NO; CO2; H2; Cl2            B. N2O; NH3; H2; H2S

C. N2; CO2; SO2; NH3            D. NO2; Cl2; CO2; SO2.

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về FeS2, FeS, CuS (Phần 2)

(Xem giải) Câu 21. Trong công nghiệp người ta điều chế Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 như sau:

Dienphan(4)

Cho các phát biểu
1. Chất X là Al nóng chảy.
2. Chất Y là hỗn hợp Al2O3 và criolit nóng chảy.
3. Na3AlF6 được thêm vào oxit nhôm trong điện phân nóng chảy sẽ tạo được một hỗn hợp chất điện li nổi lên trên bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hóa bởi O2 không khí.
4. Trong quá trình điện phân, ở anot thường xuất hiện hỗn hợp khí có  thành phần là CO, CO2 và O2.
5. Trong quá trình điện phân, cực âm luôn phải được thay mới do điện cực làm bằng graphit (than chì) nên bị khí sinh ra ở cực dương ăn mòn.
Số phát biểu đúng là:

A. 2.             B. 1.             C. 3.            D. 4.

(Xem giải) Câu 22. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chếkhí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:

2014b1

Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng

A. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.             B. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.

C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.             D. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.

(Xem giải) Câu 23. Cho hình vẽ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm:

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về qua trình điều chế HNO3 trong hình vẽ trên?

A. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83°C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng.

B. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn.

C. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối.

D. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.

(Xem giải) Câu 24. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch chứa chất X

Cặp chất X, Y phù hợp là

A. Cu(NO3)2 và NO2.     B. NH4NO2 và N2.

C. CH3COONa và CH4.     D. KClO3 và Cl2.

(Xem giải) Câu 25. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ

Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?

A. Tăng dần rồi giảm dần đến tắt.        B. Giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần.

C. Tăng dần.        D. Giảm dần đến tắt.

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
vuhuyhoang77cr

Ad có định làm thêm đáp án để bọn em sau khi làm xong kiểm tra cho nhanh không ạ?

Ngan Kami

cập nhật thêm đi ad em yếu mấy bài dạng này ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!