Bài tập Peptit (Phần 6)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
(Xem giải) Câu 1. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở không cùng số mol, có số nguyên tử cacbon tương ứng là 6; 8 và 12. Đun nóng m gam X cần dùng tối đa dung dịch chứa 46,4 gam NaOH, thu được (m + 42,44) gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 2,79 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 4,46%. B. 5,24%. C. 7,86%. D. 6,69%.
(Xem giải) Câu 2. Hỗn hợp A gồm hai anpha amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp có chứa một nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl trong phân tử. Cho m gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M thu được 12,27 gam muối. Mặt khác từ m gam hỗn hợp A điều chế được m1 gam hỗn hợp B gồm 3 peptit X, Y, Z (trong đó X, Y là 2 peptit đông phân; Z là pentapeptit được tạo bởi các gốc anpha amino axit khác nhau và có không quá 11 nguyên tử C trong phân tử). Đốt cháy hết m1 gam B thu được CO2, N2 và 4,86 gam H2O. Phần trăm khối lượng Z trong hỗn hợp B là
A. 36,594% B. 36,111% C. 38,285% D. 39,976%
(Xem giải) Câu 3. Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon, tổng số nguyên tử oxi trong ba phân tử peptit là 12. Đun nóng 0,15 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin (trong đó muối của Valin chiếm a% theo khối lượng). Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,905 mol O2, thu được Na2CO3 và 3,0 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 36%. B. 37%. C. 39%. D. 40%.
(Xem giải) Câu 4. Hỗn hợp X chứa 2 peptit mạch hở gồm peptit Y (C9H15N3On) và peptit Z (C9H16N4Om). Đun nóng X cần dùng 0,32 mol NaOH, cô cạn thu được 31,48 gam hỗn hợp T gồm muối của các aminoaxit có dạng H2N-CnH2n-COOH và muối của axit glutamic. Phần trăm khối lượng của muối gly có trong T gần nhất với
A. 67,8% B. 49,3% C. 61,6% D. 55,5%
(Xem giải) Câu 5. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp H gồm ba peptit X, Y, Z đều mạch hở, thu được 36,52 gam CO2 và 14,67 gam H2O. Cho m gam H tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan T. Đốt cháy hết T, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 44,2 gam. Biết α-amino axit tạo nên X, Y, Z no, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2; X và Y là đipeptit và có cùng số nguyên tử cacbon; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit bằng 12. Tổng số nguyên tử trong ba phân tử của ba peptit là:
A. 87 B. 67 C. 92 D. 72
(Xem giải) Câu 6. Hỗn hợp E chứa 3 peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Thủy phân hoàn toàn 52,8 gam E trong dung dịch chứa 0,7 mol KOH vừa đủ thu được hỗn hợp F gồm các muối của gly, ala, val trong đó muối của gly chiếm 51,675% về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn F cần 55,44 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng peptit có phân tử khối lớn nhất trong X là
A. 46,59 B. 35,61 C. 17,8 D. 68,89
(Xem giải) Câu 7. Hỗn hợp E chứa 0,02 mol etylamin; 0,02 mol axit acrylic và 0,03 mol hexapeptit (được tạo bởi Gly, Ala, Val). Đốt cháy toàn bộ E cần dùng vừa đủ a mol O2, cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào 700 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cho rất từ từ 0,4a mol HCl vào Y thấy có 4,8384 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Mặt khác, cho toàn bộ E vào dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 20,17 B. 19,99 C. 22,08 D. 21,44
(Xem giải) Câu 8. Hỗn hợp E chứa ba peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ ) đều mạch hở, có tổng số liên kết peptit là 13; trong mỗi phân tử X, Y, Z đều có số nguyên tử oxi không nhỏ hơn 6. Đốt cháy hết 32,052 gam E cần dùng 2,061 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,35 mol E cần dùng dung dịch chứa 82,0 gam NaOH, thu được dung dịch chứa muối của glyxin và valin. Biết rằng trong E số mol của X nhỏ hơn số mol của Y. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là
A. 3,62% B. 4,31% C. 2,68% D. 6,46%
(Xem giải) Câu 9. Hỗn hợp X gồm 2 peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 9. Đun nóng 34,43 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy Y cần dùng 1,7025 mol O2, thu được Na2CO3 và 2,7 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2.% khối lượng muối valin trong Y là
A. 6% B. 8,6% C. 12% D. 17,2%
(Xem giải) Câu 10. Hỗn hợp E chứa ba peptit X, Y, Z đều tạo ra từ một loại α-amino axit no chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm COOH. Đốt cháy E cần dùng x mol O2 thu được hỗn hợp gồm N2, H2O và y mol CO2. Biết rằng tỉ lệ x : y = 47 : 38. Mặt khác đung nóng lượng E trên với dung dịch HCl dư thấy lượng HCl phản ứng là 0,2 mol. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là:
A. 24,68 B. 22,43 C. 26,14 D. 25,94
(Xem giải) Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 31,96 gam hỗn hợp peptit gồm Gly2Ala4, Gly2Ala5 và Gly2Ala6 cần vừa đủ 1,515 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng peptit trên bằng KOH (vừa đủ). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 52,18 B. 55,56 C. 46,82 D. 56,46
(Xem giải) Câu 12. Hỗn hợp A gồm muối X (CxHyO3N2) và peptit Y (được tạo nên từ một α-aminoaxit no, mạch hở trong phân tử chỉ có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Cho 55,2 gam hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm hai amin có tỉ khối hơi so với H2 là 19 và dung dịch E chỉ chứa muối. Cô cạn dung dịch E thu được hỗn hợp muối F. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối F thu được H2O, N2, Na2CO3 và 1,8 mol CO2. Số nguyên tử H có trong peptit Y là
A. 20. B. 38. C. 22. D. 56.
(Xem giải) Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,935 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hết lượng E cần vừa đủ 430 ml dung dịch KOH 1M, thu được 51,25 gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Tỷ lệ mắt xích Gly : Ala có trong X là?
A. 2:3 B. 1:3 C. 3:1 D. 3:2
(Xem giải) Câu 14. X, Y, Z là 3 peptit mạch hở được tạo từ Gly, Ala hoặc Val (biết MX > MY). Khi đốt cháy X, Y với số mol bằng nhau thu được lượng CO2 là như nhau. Đun nóng 50,88 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng lầ 4 : 4 : 3 trong dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chỉ chứa 3 muối với số mol là 0,06; 0,225; 0,375. Biết tổng số mắt xích của X, Y, Z bằng 12. Phần trăm khối lượng của Y trong M gần nhất với:
A. 20% B. 30% C. 25% D. 35%
(Xem giải) Câu 15. Cho hỗn hợp X gồm các peptit Gly-Ala, Glu-Val-Val-Lys, Ala-Val-Gly đem thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 1,25M (dư 25% so với lượng cần thiết) thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 64,7 gam rắn. Để đốt cháy hết khối lượng rắn trên thì cần V lít O2 (đktc), giá trị V gần nhất
A. 60 B. 52 C. 48 D. 35
(Xem giải) Câu 16. Hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở (có khối lượng mol đều lớn hơn 246) hơn kém nhau một liên kết peptit. Thủy phân hoàn toàn 11,53 gam E cần vừa đủ 170 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch muối của gly, ala và val. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp 3 muối, đốt cháy hoàn toàn 3 muối thu được 0,335 mol CO2. Phần trăm khối lượng peptit có phân tử khối lớn hơn trong E gần nhất với giá trị vào sau đây?
A. 36,0%. B. 25,5%. C. 32,5%. D. 29,0%.
(Xem giải) Câu 17. Hỗn hợp E chứa peptit X (x mol), peptit Y (y mol) và peptit Z (z mol). Đốt cháy hoàn toàn x mol peptit X hoặc y mol peptit Y cũng như z mol peptit Z đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol của H2O là 0,04 mol. Thủy phân hoàn toàn 53,44 gam hỗn hợp E (có số mol như trên) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 71,72 gam hỗn hợp gồm 2 muối của alanin và valin. Biết rằng X, Y, Z đều mạch hở và có khối lượng phân tử tăng dần. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là
A. 28,89% B. 46,48% C. 30,99% D. 43,34%
AD không cập nhật phần 6 nữa ạ ???
Có chứ em.