Thi thử THPT Quốc gia 2018 của sở Giáo dục – Đào tạo Phú Thọ (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Đáp án và giải chi tiết:

41D 42B 43B 44C 45D 46B 47B 48D 49C 50A
51A 52A 53D 54A 55D 56B 57A 58A 59C 60D
61A 62A 63D 64C 65C 66D 67A 68C 69B 70C
71B 72B 73B 74B 75C 76C 77D 78A 79D 80D

Câu 41: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. Mg(NO3)2.           B. Ca(NO3)2.           C. KNO3.           D. Cu(NO3)2.

Câu 42: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. C2H5OH.           B. H2S.           C. NaCl.           D. CH3COONa.

Câu 43: Ở điều kiện thường, chất hay dung dịch nào sau đây phản ứng với Fe?

A. dung dịch CaCl2.           B. dung dịch HCl.           C. H2.           D. CO2.

Câu 44: Chất nào sau đây là đồng đẳng của metan?

A. C2H4.           B. C3H4.           C. C3H8.           D. C4H8.

Câu 45: Thí nghiệm có xảy ra sự ăn mòn điện hóa là

A. Nhúng thanh magie vào dung dịch H2SO4.           B. Nhúng thanh đồng vào dung dịch FeCl3.

C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3.           D. Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2.

Câu 46: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch H2SO4, vừa phản ứng với dung dịch KOH?

A. MgO.           B. Al2O3.           C. BaCO3.           D. Al2(SO4)3.

Câu 47: Silic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. Si +2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2.           B. Si +2Mg → Mg2Si.

C. Si + 2F2 → SiF4.           D. Si + O2 → SiO2.

Câu 48: Propan – 1- ol có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3-CH(OH)-CH3.           B. CH3-CH2-OH.           C. (CH3)3C-OH.           D. CH3-CH2-CH2OH

Câu 49: Este X (C4H8O2) có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X là

A. 1.           B. 3.           C. 2.           D. 4.

Câu 50: Chất nào sau đây có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm?

A. Metyl axetat.           B. Ancol etylic.           C. Anilin.           D. Glucozơ.

Câu 51: Khi nung X là hợp chất của Fe trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được Fe2O3 và H2O. Hợp chất X có thể là

A. Fe(OH)3.           B. FeCl3.           C. FeCl2.           D. FeO.

Câu 52: Tên gọi của polime có công thức (–CH2–CH2–)n là

A. polietilen.           B. poli(metyl metacrylat).          C. polistiren.           D. poli(vinyl clorua).

Câu 53: Cho hình vẽ mô tả các cách thu khí trong phòng thí nghiệm như sau:

pt22

Phát biểu đúng liên quan đến các hình vẽ này là

A. Cách 1 và cách 3 đều có thể áp dụng thu các khí: NH3, H2.

B. Cách 2 có thể áp dụng thu các khí: SO2, NH3.

C. Cách 2 có thể áp dụng thu các khí: CO2, N2.

D. Cách 1 có thể áp dụng thu các khí: O2, H2, N2.

Xem giải

Câu 54: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,48 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là

A. CH4 và C2H6.           B. C2H6 và C3H8.          C. C2H2 và C3H4.           D. C2H4 và C3H6.

Câu 55: Cho các phát biểu sau:

(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.

(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

(c) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.

(d) Khi phản ứng với Fe2O3 thì HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa.

Số phát biểu đúng là

A. 3.           B. 4.           C. 1.           D. 2.

Xem giải

Câu 56: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là

A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Cu, Fe.           B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Ag, Cu.

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT Quốc gia 2018 sở Ninh Bình (Lần 1)

C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu, Ag.           D. Cu(NO3)2, AgNO3 và Cu, Ag.

Câu 57: Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau:

– X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.

– X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.

Dung dịch X là

A. BaCl2.           B. CuSO4.           C. Mg(HCO3)2.           D. Fe(NO3)2.

Xem giải

Câu 58: Thủy phân hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm là

A. 1 muối và 2 ancol.           B. 1 muối và 1 ancol.

C. 2 muối và 1 ancol.           D. 2 muối và 2 ancol.

Câu 59: Hai chất hữu cơ X và Y đều có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức phân tử là C2H3O2Na . Cho Y phản ứng với dung dịch KOH đun nóng, thu được etyl amin. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là

A. CH3COONH3CH3 và CH3CH2COONH4.          B. CH3COONH3CH3 và HCOONH2(CH3)2

C. CH3COONH3CH3 và HCOONH3C2H5          D. HCOONH3C2H5 và CH3CH2NH3COOH.

Câu 60: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.

(e) Tổng số liên kết pi (π) có trong phân tử triolein là 6.

Số phát biểu đúng là

A. 4.           B. 5.           C. 3.           D. 2.

Xem giải

Câu 61: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho NaHCO3 vào dung dịch HCl.

(b) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng.

(c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

(d) Cho C vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(e) Cho Al4C3 vào dung dịch HCl.

(g) Cho Si vào dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm có khí thoát ra là

A. 5.           B. 2.           C. 3.           D. 4.

Xem giải

Câu 62: Cho các phát biểu sau :

(a) Glucozơ và fructozơ đều phản ứng với H2 (to, Ni), thu được sản phẩm là ancol đa chức.

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.

(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

(d) Dung dịch glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh.

(e) Trong phân tử fructozơ chỉ chứa một loại nhóm chức.

(g) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

Số phát biểu đúng là

A. 3.           B. 2.           C. 5.           D. 4.

Xem giải

Câu 63: Cho X (C2H10O3N2) vào 200 gam dung dịch NaOH 8%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và m gam hỗn hợp Z gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Cô cạn dung dịch Y, thu được 19,9 gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 11,2.           B. 9,3.           C. 5,1.           D. 7,2.

Xem giải

Câu 64: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 0,18M và Cu(NO3)2 0,12M, sau một thời gian, thu được 4,21 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,92 gam bột Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,826 gam chất rắn Z và dung dịch T. Giá trị của m là

A. 3,124.           B. 2,648.           C. 2,700.           D. 3,280.

Xem giải

Câu 65: Hiđrocacbon mạch hở X tác dụng với H2 dư/Ni ở nhiệt độ cao, thu được isopentan. Mặt khác, X tác dụng với AgNO3/NH3, thu được kết tủa. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là

A. 4.           B. 1.           C. 2.           D. 3.

Xem giải

Câu 66: Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là

A. 28,50.           B. 44,40.           C. 30,50.           D. 34,68.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Đề thi tham khảo kỳ thi THPT Quốc gia (Bộ GDĐT)

Xem giải

Câu 67: Hỗn hợp X gồm FeCO3 và FeS2 có số mol bằng nhau. Nung X trong bình kín chứa lượng dư không khí với áp suất ban đầu là P1 atm. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình là P2 atm. Biết sau phản ứng trong bình chứa: chất rắn duy nhất là Fe2O3, hỗn hợp khí Y, lưu huỳnh bị oxi hóa lên mức +4 và thể tích chất rắn là không đáng kể. Quan hệ P1 và P2 là

A. P1 = P2.           B. P1 = 1,25P2           C. P1 = 0,75P2.           D. P1 = 2P2.

Xem giải

Câu 68: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

A. 31,92.           B. 35,60.           C. 36,72.           D. 40,40.

Xem giải

Câu 69: Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2; tỉ khối hơi của X so với H2 là 7,8. Cho toàn bộ V lít hợp khí X ở trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 nung nóng, thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít H2 bay ra (đktc). Giá trị của V là

A. 10,08.           B. 11,20.           C. 13,44.           D. 8,96.

Xem giải

Câu 70: Chất X (C9H8O4) là một loại thuốc cảm. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với hỗn hợp CaO và NaOH, thu được ankan đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Cho các phát biểu sau về X, Y, Z và T:

(1) Chất X phản ứng với NaOH (t°) theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3.

(2) Từ Y bằng một phản ứng có thể điều chế được axit axetic.

(3) Chất Z có công thức phân tử C7H4O4Na2.

(4) Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (xúc tác H2SO4 đặc, t°).

Số phát biểu đúng là

A. 1.           B. 2.           C. 3.           D. 4.

Xem giải

Câu 71: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z và T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử Hiện tượng

X

Quỳ tím Quỳ tím hóa đỏ

Y

Cu(OH)2

Dung dịch xanh lam

X, Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng

Kết tủa Ag tráng sáng

T Nước Br2

Kết tủa trắng

Các dung dịch X, Y, Z và T lần lượt là

A. Axit axetic, etylen glicol, anđehit axetic và phenol.

B. Axit fomic, glixerol, anđehit axetic và phenol.

C. Axit axetic, etylen glicol, anđehit axetic và phenol.

D. Phenol, etylen glicol, anđehit axetic và axit fomic.

Câu 72: Cho m gam Na vào 250 ml dung dịch gồm HCl xM và AlCl3 0,4M. Biết số mol Al(OH)3 thu được phụ thuộc vào số mol NaOH được biểu diễn bằng đồ thị sau:

pt2

Giá trị của m và x lần lượt là

A. 12,075 và 0,125.           B. 10,235 và 0,5.           C. 12,075 và 0,5.           D. 10,235 và 0,125.

Xem giải

Câu 73: Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A, sau thời gian t giây, thu được dung dịch X có khối lượng giảm 16,85 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Cho thanh Mg vào X, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,584 lít khí H2 (đktc), đồng thời khối Mg giảm 1,44 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào Mg). Cho các phát biểu sau:

(a) Giá trị của m là 44,47.

(b) Nếu t = 9650 giây thì ở catot bắt đầu có khí thoát ra .

(c) Dung dịch X tác dụng được tối đa với 440 ml dung dịch NaOH 1M.

(d) Nếu t = 9843 giây thì tổng số mol khí thoát ra ở hai điện cực là 0,1475 mol.

Số phát biểu đúng là

A. 1.           B. 4.           C. 2.           D. 3.

Xem giải

Câu 74: X, Y (MX < MY) là hai axit no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 25,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z và T (đều mạch hở) cần dùng 16,576 lít O2 (đktc), thu được 14,4 gam nước. Mặt khác, đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E gần nhất với

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT Quốc gia 2018 của sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu (Lần 2)

A. 18,6%.           B. 14,2%.           C. 43,5%.           D. 45,6%.

Xem giải

Câu 75: Cho dung dịch X chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M; dung dịch Y chứa AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. Cho V1 lít dung dịch X vào V2 lít dung dịch Y, thu được 56,916 gam kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 dư vào V2 lít dung dịch Y, thu được 41,94 gam kết tủa. Mặt khác, cho V1 lít dung dịch X tác dụng với Al (dư) thì thể tích H2 thu được vượt quá 25,76 lít (đktc). Giá trị của V1 là

A. 0,12.           B. 0,636.           C. 0,384.           D. 0,338.

Xem giải

Câu 76: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl thu được dung dịch Y chứa (m + 16,195) gam hỗn hợp muối (không chứa ion Fe3+) và 1,904 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 và NO với tổng khối lượng là 1,57 gam. Cho NaOH dư vào Y thấy xuất hiện 24,44 gam kết tủa . Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Mg trong X có giá trị gần nhất với

A. 20%.           B. 8%.           C. 12%.           D. 16%.

Xem giải

Câu 77: Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở có công thức CnHmN5O6 và hợp chất Y có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 0,09 mol E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,21 mol NaOH (đun nóng), thu được dung dịch chứa ancol Z, a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Đun nóng Z với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, thu được chất hữu cơ T (tỉ khối của Z so với T là 0,62162). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam E bằng lượng oxi vừa đủ, thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Tỉ lệ a : b = 3 : 4.

B. Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2.

C. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 13,592%.

D. Giá trị của a và b lần lượt là 0,12 và 0,09.

Xem giải

Câu 78: Hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở Ala-Gly-Glu, Ala-Gly và Glu-Glu-Ala-Gly-Glu. Trong E nguyên tố nitơ chiếm 14,433% về khối lượng. Cho 0,1 mol E tác dụng với dung dịch NaOH (dư) sau phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp gồm ba muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 46,00.           B. 59,00.           C. 67,00.           D. 72,00.

Xem giải

Câu 79: Đốt cháy 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian, thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết X trong 242 gam dung dịch HNO3 31,5%, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 82,2 gam và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO có tỉ khối so với He bằng 10,125. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, thu được kết tủa T, lấy T nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 25,6 gam chất rắn khan. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)2 trong Y có giá trị gần nhất với

A. 6%.           B. 13%.           C. 8%.           D. 4%.

Xem giải

Câu 80: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với NaOH và CaO chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 44 gam Br2 thu được sản phẩm, trong đó brom chiếm 85,106% về khối lượng. Khối lượng của Z trong X là

A. 23,70 gam.          B. 18,96 gam.           C. 10,80 gam.           D. 19,75 gam.

Xem giải

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Thuan thien

71 là b chứ thầy

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!