Tổng hợp 1000 bài hóa nâng cao – Tào Mạnh Đức (Phần 8)

(Xem giải) Câu 281. Hỗn hợp E gồm hai amin đơn chức X và Y (MX < MY) có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Đun nóng 8,44 gam E với dung dịch HNO3 dư, thu được 21,04 gam muối. Khối lượng của Y trong 0,1 mol E là

A. 4,72 gam.           B. 3,72 gam.         C. 2,36 gam.         D. 4,22 gam.

(Xem giải) Câu 282. Hòa tan hoàn toàn 20,64 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 200 gam dung dịch H2SO4 9,8% thu được 1,344 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 14,77%. Kim loại M là

A. Ca.         B. Cu.         C. Zn.         D. Mg.

(Xem giải) Câu 283. Cho 13,6 gam este X đơn chức tác dụng với dung dịch KOH 16% (vừa đủ), thu được 83,6 gam dung dịch Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol X cần dùng a lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O. Giá trị của a là

A. 3,36.         B. 4,032.         C. 3,136.         C. 3,024.

(Xem giải) Câu 284. Hỗn hợp X chứa chất Y (C3H9O3N) và chất Z (C2H8O3N2) có tỉ lệ mol 1 : 1. Đun nóng 25,8 gam hỗn hợp X với 400 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp khí T gồm hai amin đều đơn chức, không là đồng phân của nhau. Giá trị m là

A. 34,76.         B. 24,52.         C. 30,92.         D. 28,36.

(Xem giải) Câu 285. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg và Al trong dung dịch chứa x mol HCl và y mol H2SO4, thu được 7,84 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Tỉ lệ x : y là

A. 2:1.         B. 1:1.         C. 3:2.         D. 4:3.

(Xem giải) Câu 286. Cho các phát biểu sau:
(a) Đun nóng phenyl axetat trong dung dịch NaOH dư, thu được hai muối.
(b) Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.
(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(e) Ở điều kiện thường, tripanmitin là chất lỏng.
(g) Dung dịch axit axetic là chất điện li yếu.
Số phát biểu đúng là

A. 4.         B. 6.         C. 3.         D. 5.

(Xem giải) Câu 287. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon, trong phân tử đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,1 mol X trên với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam hỗn hợp rắn Y gồm các muối. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong Y là

A. 29,6%.       B. 24,4%.       C. 26,0%.       D. 32,7%.

(Xem giải) Câu 288. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4 có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3 trong a gam dung dịch H2SO4 80%, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chỉ chứa sắt (III) sunfat và 4,032 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, đo ở đktc). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 44,0.       B. 54,0.       C. 50,0.       D. 58,0.

(Xem giải) Câu 289. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm glyxin và chất hữu cơ Y, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 63,04 gam kết tủa. Khí thoát ra có thể tích là 2,24 lít (đktc). Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước không đáng kể. Số chất của Y thỏa mãn là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 290. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch bari hiđroxit dư vào dung dịch nhôm sunfat.
(b) Cho natri kim loại vào dung dịch canxi hiđrocacbonat.
(c) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(d) Cho dung dịch natri cacbonat vào dung dịch sắt (II) clorua.
(e) Cho dung dịch sắt (III) nitrat vào dung dịch bạc nitrat.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 4.       B. 5.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 291. Hòa tan hết 11,24 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Mg(NO3)2 trong dung dịch chứa x mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 62,0 gam và hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2 (tỉ lệ mol 1 : 1). Cho dung dịch NaOH dư vào X, thu được 13,34 gam kết tủa. Nếu đem cô cạn dung dịch X, lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 46,68 gam hỗn hợp khí và hơi. Giá trị của x là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về FeS2, FeS, CuS (Phần 2)

A. 0,88.       B. 0,96.       C. 0,93.       D. 0,89.

(Xem giải) Câu 292. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A, sau thời gian 6176 giây thì dừng điện phân. Để yên bình điện phân đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,06 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y không màu. Cô cạn Y, lấy phần rắn đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 29,64 gam chất rắn. Giá trị m là

A. 44,16.       B. 39,80.       C. 43,56.       D. 45,44.

(Xem giải) Câu 293. Hỗn hợp X gồm triolein và hai oligopeptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 3,265 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch nước vôi trong lấy dư, thu được 258,0 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X cần dùng 360 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm ba muối, trong đó có hai muối của glyxin và alanin. Phần trăm khối lượng của oligopeptit có khối lượng phân tử nhỏ là

A. 27,3%.       B. 29,2%.       C. 25,9%.       D. 21,6%.

(Xem giải) Câu 294. Cho lần lượt các chất sau: BaO, Mg, Fe, Na và AgNO3 vào lượng dư dung dịch FeCl3. Số trường hợp thu được kết tủa là

A. 2.          B. 3.          C. 4.          D. 5.

(Xem giải) Câu 295. Nhận định nào sau đây sai?

A. Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong dung dịch HCl loãng dư.

B. Hỗn hợp chứa Na và Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 tan hết trong nước dư.

C. Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.

D. Cho BaO vào dung dịch CuSO4, thu được 2 loại kết tủa.

(Xem giải) Câu 296. Nung nóng hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và Fe2O3 trong khí trơ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 12,0 gam, đồng thời thoát ra 2,016 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tác dụng hết với dung dịch HCl loãng, dư thu được 7,728 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là

A. 25,6%.          B. 37,1%.          C. 34,1%.          D. 49,5%.

(Xem giải) Câu 297. Hỗn hợp E chứa hai este mạch hở gồm este X (CnH2n-2O2) và este Y (CmH2m-6O4). Đốt cháy hoàn toàn 13,89 gam hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 0,6975 mol O2. Mặt khác đun nóng 13,89 gam E cần dùng 165 ml dung dịch NaOH 1M thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa a gam muối A và b gam muối B (MA < MB) Tỉ lệ gần nhất của a : b là

A. 1,1.          B. 0,8.          C. 0,6.          D. 1,2.

(Xem giải) Câu 298. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(b) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch CuCl2.
(c) Nung nóng hỗn hợp gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(d) Nhiệt phân NaNO3.
(e) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(g) Đốt cháy Ag2S trong oxi dư.
Số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 4.          B. 3.          C. 5.          D. 6.

(Xem giải) Câu 299. Hòa tan 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 vào nước, thấy còn lại 11,2 gam rắn không tan. Nếu cho 25,6 gam X vào dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Z so với He bằng 6,1. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam bột Cu. Giá trị m là

A. 5,12.          B. 3,36.          C. 10,24.          D. 6,72.

(Xem giải) Câu 300. Hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm đivinyl oxalat và triolein. Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm m1 gam X và m2 gam Y cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng 1,61 mol O2, thu được N2, CO2 và 1,26 mol H2O. Nếu lấy m1 gam X tác dụng với NaOH vừa đủ, thu được (m1 + 5,28) gam muối. Giá trị của a là

A. 0,11.          B. 0,09.          C. 0,12.          D. 0,10.

(Xem giải) Câu 301. Cho các phát biểu sau:
(a) Axit axetic và axit propionic tan vô hạn trong nước.
(b) Dung dịch axit α-amino isovaleric làm quỳ tím hóa đỏ.
(c) Đồng phân cấu tạo là những hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau.
(d) Các ancol đều có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức.
(e) Axit ε-amino caproic và axit ω-amino enantoic đều có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime.
(g) Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime)
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  Chất khử với H+ và NO3- (Phần 19)

A. 4.          B. 6.          C. 3.          D. 5.

(Xem giải) Câu 302. X và Y là hai dung dịch HCl có nồng độ mol/l tương ứng là x và y. Lấy V1 ml dung dịch X hay V2 ml dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, đều thu được 25,83 gam kết tủa. Mặt khác, trộn V1 ml dung dịch X với V2 ml dung dịch Y thu được dung dịch Z có nồng độ 0,48M. Nếu lấy 150 ml dung dịch X hoặc 150 ml dung dịch Y tác dụng với Fe dư thì số mol H2 thoát ra từ X ít hơn số mol H2 thoát ra từ Y là 0,03 mol. Tỉ lệ x : y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,5.          B. 1,2.          C. 0,9.          D. 1,6.

(Xem giải) Câu 303. Cho 0,1 mol hỗn hợp T chứa hai peptit mạch hở hơn kém nhau một liên kết peptit gồm a gam peptit X và b gam peptit Y (MX < MY). Đun nóng 0,1 mol T cần dùng tối đa dung dịch chứa 17,6 gam NaOH, thu được một muối duy nhất có khối lượng 61,16 gam. Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,6.          B. 1,2.          C. 1,6.          D. 0,8.

(Xem giải) Câu 304. Cho 16,96 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Cu vào dung dịch chứa 0,06 mol FeCl3 và 0,08 mol CuCl2, thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 53,11 gam kết tủa. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,3 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6) và còn lại 1,92 gam một kim loại không tan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là

A. 60,4%.          B. 75,5%.          C. 45,3%.          D. 36,3%.

(Xem giải) Câu 305. Cho 31,06 gam hỗn hợp E chứa ba este mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol); trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc  y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol như nhau. Đun nóng 31,06 gam E cần dùng 115 gam dung dịch NaOH 16%, thu được hỗn hợp T gồm các ancol đều đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 18,18 gam. Phần trăm khối lượng este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E là

A. 25,8%.          B. 21,2%.          C. 26,3%.          D. 28,0%.

(Xem giải) Câu 306. Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH, KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là.

A. 4          B. 3          C. 6          D. 5

(Xem giải) Câu 307. X là α-amino axit trong phân tử chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Lấy 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch KOH 0,1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 2,995 gam rắn khan. Công thức cấu tạo của X là.

A. H2N-CH2-CH2-COOH            B. (CH3)2-CH-CH(NH2)-COOH

C. H2N-CH2-COOH            D. CH3-CH(NH2)2-COOH

(Xem giải) Câu 308. Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch FeCl3 x (mol/l) và CuCl2y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, lấy thanh Fe ra lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng không đổi so với trước phản ứng. Biết lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh Fe. Tỉ lệ x : y là.

A. 3 : 4           B. 1 : 7           C. 2 : 7           D. 4 : 5

(Xem giải) Câu 309. Cho x mol bột Fe vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3 0,5M và H2SO4 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được y mol khí H2; đồng thời thu được dung dịch X và còn lại z mol rắn không tan. Biểu thức liên hệ x, y, z là.

A. x = 2y – z         B. x = 3y –2z         C. x = y + z         D. 2x = 3y + 2z

(Xem giải) Câu 310. Cho các este sau: (1) CH2=CHCOOCH3 (2) CH3COOCH=CH2 (3) HCOOCH2-CH=CH2 (4) CH3COOCH(CH3)=CH2 (5) C6H5COOCH3 (6) HCOOC6H5 (7) HCOOCH2-C6H5 (8) HCOOCH(CH3)2. Biết rằng C6H5-: phenyl; số este khi tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được ancol là.

A. 6          B. 7          C. 5          D. 4

(Xem giải) Câu 311. Nung nóng 30,52 gam hỗn hợp rắn gồm Ba(HCO3)2 và NaHCO3 đến khi khối lượng không đổi thu được 18,84 gam rắn X và hỗn hợp Y chứa khí và hơi. Cho toàn bộ X vào lượng nước dư, thu được dung dịch Z. Hấp thụ hỗn hợp Y vào dung dịch Z, thu được dung dịch T chứa?

Bạn đã xem chưa:  102 bài tập peptit - Phần 1

A. NaHCO3     B. Na2CO3 và NaHCO3     C. Ba(HCO3)2 và NaHCO3      D. Na2CO3

(Xem giải) Câu 312. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 1M đến dư vào 200 ml dung dịch chứa H2SO4 và Al2(SO4)3 xM. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

0336

Biết V2/V1 = 1,2. Giá trị của x là.

A. 0,30M           B. 0,12M          C. 0,06 M          D. 0,15M

(Xem giải) Câu 313. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H4O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng theo sơ đồ phản ứng sau: X + 2NaOH → Y + Z + H2O. Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. X có công thức cấu tạo là HCOO-CH2COOH.

B. X chứa hai nhóm –OH.

C. Y có công thức phân tử là C2O4Na2.

D. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 140°C thu được anken.

(Xem giải) Câu 314. Cho 8,96 gam bột Fe vào bình chứa 200 ml dung dịch NaNO3 0,4M và H2SO4 0,9M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thêm tiếp lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào bình (không có mặt oxi), thu được m gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị của m là.

A. 55,66 gam         B. 54,54 gam         C. 56,34 gam         D. 56,68 gam

(Xem giải) Câu 315. Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:
– A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
– B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
– A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
A, B, C lần lượt là.

A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.         B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2

C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)2.         D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.

(Xem giải) Câu 316. Hỗn hợp X gồm metyl fomat và etyl axetat có cùng số mol. Hỗn hợp Y gồm haxemetylenđiamin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp Z chứa X và Y cần dùng 1,42 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2; trong đó số mol của CO2 ít hơn của H2O là a mol. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua nước vôi trong (lấy dư), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam; đồng thời thu được 2,688 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là.

A. 32,88 gam         B. 31,36 gam         C. 33,64 gam         D. 32,12 gam

(Xem giải) Câu 317. Hỗn hợp X gồm hai este, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức gồm este Y (CnHmO2) và este Z (CnH2n-4O4). Đốt cháy hoàn toàn 12,98 gam X cần dùng 0,815 mol O2, thu được 7,38 gam nước. Mặt khác đun nóng 12,98 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic duy nhất có khối lượng 2,76 gam và hỗn hợp T gồm ba muối. Trị số của m là.

A. 6         B. 10         C. 8         D. 12

(Xem giải) Câu 318. Cho các nhận định sau:
(1) Trong các kim loại kiềm, xesi (Cs) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu).
(3) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt.
(4) Crom (Cr) là kim loại cứng nhất trong các kim loại.
(5) Wonfam (W) có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các kim loại.
Số nhận định đúng là.

A. 5         B. 3         C. 4         D. 2

(Xem giải) Câu 319. Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là.

A. 48,80%          B. 33,60%          C. 37,33%          D. 29,87%

(Xem giải) Câu 320. Đun nóng 79,86 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y chứa hai peptit đều mạch hở gồm tripeptit (Z) và pentapeptit(T). Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 2,655 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua nước vôi trong (lấy dư), thu được dung dịch có khối lượng giảm 90,06 gam so với dung dịch ban đầu. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong nước là không đáng kể. Tỉ lệ mắc xích glyxin, alanin và valin trong T là.

A. 3 : 1 : 1         B. 1 : 2 : 2         C. 2 : 2 : 1         D. 1 : 3 : 1

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!