[2020] Thi kiểm tra kiến thức – ĐHQG Hà Nội

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2D 3C 4C 5B 6B 7A 8C 9D 10C
11D 12D 13A 14B 15C 16D 17D 18C 19B 20C
21D 22B 23C 24D 25D 26A 27A 28C 29B 30A
31C 32B 33A 34A 35A 36A 37D 38C 39C 40D

Câu 1: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất?

A. Li.       B. Cs.       C. Na.       D. K.

Câu 2: Nhỏ dung dịch iot vào lát cắt ngang của quả chuối xanh, thấy màu của dung dịch iot chuyển thành màu nào sau đây ?

A. nâu đỏ.       B. vàng.       C. trắng.       D. xanh tím.

Câu 3: Kim loại X được dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp, dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân, làm xúc tác cho phản ứng tạo cao su buna. X là

A. Li.       B. Ca.       C. Na.       D. Al.

Câu 4: Chất béo là thành phần chính trong dầu thực vật và mỡ động vật. Trong số các chất sau đây, chất nào là chất béo?

A. C17H35COOC3H5.       B. (C17H33COO)2C2H4.       C. (C15H31COO)3C3H5.       D. CH3COOC6H5.

Câu 5: Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng Y, biết Y tan trong dung dịch axit clohiđric. Chất X là

A. Na2SO4.       B. Ca(HCO3)2.       C. FeCl3.       D. Cu(NO3)2.

Câu 6: Tiến hành lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là

A. 138 gam.       B. 184 gam.       C. 276 gam.       D. 92 gam.

Câu 7: Phèn chua được dùng nhiều trong công nghiệp nhuộm vải, làm sạch nước ở các vùng ngập lụt. Công thức hóa học của phèn chua có dạng là K2SO4.X2(SO4)3.24H2O. Kim loại X là

A. Al.       B. Fe.       C. Cr.       D. Ni.

Câu 8: Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch ?

A. Gly-Ala.       B. Glyxin.       C. Metylamin.       D. Metyl fomat.

Câu 9: Sắt(II) hiđroxit nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước. Công thức của sắt(II) hiđroxit là

A. FeO.       B. Fe3O4.       C. Fe(OH)3.       D. Fe(OH)2.

Câu 10: Fructozơ là chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước và rất ngọt. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Dạng mạch hở, fructozơ có 5 nhóm –OH và 1 nhóm xeton.

B. Fructozơ có phản ứng tráng gương.

C. Fructozơ làm mất màu dung dịch brom.

D. Fructozơ oxi hóa được H2 (xúc tác Ni, t°).

Câu 11: Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 20,25.       B. 19,45.       C. 8,4       D. 19,05.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Phenyl fomiat không tham gia phản ứng tráng bạc.

B. Metylamin không làm đổi màu quỳ tím ẩm.

C. Glyxylvalin có chứa hai nguyên tử oxi trong phân tử.

D. Triolein bị thủy phân cả trong môi trường axit và bazơ

(Xem giải) Câu 13: Cho 20,55 gam Ba vào lượng dư dung dịch MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 43,65.       B. 34,95.       C. 3,60.       D. 8,70.

Câu 14: Axit axetic có nồng độ 5,0% được dùng làm gia vị (Giấm ăn). Công thức phân tử của axit axetic là

A. C2H6O2       B. C2H4O2       C. C2H6O       D. C2H4O.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia chuyên Hạ Long - Quảng Ninh (Lần 1)

Câu 15: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau:

Chất rắn X trong thí nghiệm trên là chất nào trong số các chất sau?

A. NaCl.       B. NH4NO2.       C. NH4Cl.       D. Na2CO3.

Câu 16: Cho vài mẩu đất đèn bằng hạt ngô vào ống nghiệm X chứa sẵn 2 ml nước. Đậy nhanh X bằng nút có ống dẫn khí gấp khúc sục vào ống nghiệm Y chứa 2 ml dung dịch Br2. Hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm Y là

A. có kết tủa màu trắng.       B. có kết tủa màu vàng.

C. có kết tủa màu xanh.       D. dung dịch Br2 bị nhạt màu

Câu 17: Phương trình hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: H+ + OH- → H2O

A. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.       B. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

C. KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O.       D. 2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O.

Câu 18: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được natri acrylat và ancol metylic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3COOC2H3.       B. C2H3COOC2H5.       C. C2H3COOCH3.       D. C2H5COOCH3.

Câu 19: Dung dịch nào được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu ?

A. Ca(OH)2       B. Na2CO3       C. HCl       D. Ca(HCO3)2.

(Xem giải) Câu 20: Cho 0,1 mol Ala-Lys tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là

A. 0,2       B. 0,1.       C. 0,3.       D. 0,4.

(Xem giải) Câu 21: Cho 6,88 gam hỗn hợp X gồm bột Mg và MgO vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và thoát ra 2,688 lít khí (đo ở đktc). Khối lượng muối khan có trong dung dịch Y là

A. 11,4 gam.       B. 4,0 gam.       C. 19,0 gam.       D. 20,9 gam.

(Xem giải) Câu 22: Cho 0,02 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Thêm 50 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, thu được dung dịch Z (có dư NaOH). Cô cạn dung dịch Z thu được 3,79 gam chất rắn. X là

A. Glyxin.       B. Alanin.       C. Valin.       D. Axi glutamic

(Xem giải) Câu 23: Cho dung dịch HCl lần lượt tác dụng với các chất sau: Al2O3, Fe(NO3)2, CuS, MgCO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 24: Cho m gam bột Fe vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 28,8 gam Cu. Giá trị của m là

A. 50,4.       B. 12,6.       C. 16,8.       D. 25,2.

(Xem giải) Câu 25: Có các phát biểu sau:
(a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(b) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.
(c) Tơ tằm, xenlulozơ là các polime thiên nhiên.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(e) Amilozơ và amilopectin là hai loại polisaccarit cấu tạo nên tinh bột.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 26: Cho các phát biểu sau
(1) Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3.
(2) Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
(3) Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
(4) Thạch cao nung (CaSO4.2H2O) được dùng để bó bột, đúc tượng.
Số nhận xét đúng là

A. 3       B. 1       C. 2       D. 4

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN cụm trường Bắc Ninh (Tháng 6)

(Xem giải) Câu 27: Hỗn hợp M gồm metyl fomiat, xenlulozơ và saccarozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,54 mol O2, thì thu được CO2 và 0,49 mol H2O. Giá trị của m là

A. 15,3.       B. 13,6.       C. 6,7.       D. 8,9.

(Xem giải) Câu 28: Hai khí không màu X, Y, biết rằng trong điều kiện thích hợp X tác dụng với Y thu được đơn chất Z. Còn khi cho X hoặc Y vào dung dịch nước brom đều thấy dung dịch này mất màu. Cho X vào dung dịch nước vôi trong dư thấy có kết tủa trắng. Hai khí X, Y lần lượt là

A. Cl2 và C2H4.       B. CO2 và H2.       C. SO2 và H2S.       D. H2S và Cl2.

(Xem giải) Câu 29: Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hai muối natri stearat, natri oleat. Khi đốt cháy m gam X cần dùng a mol O2 thu được H2O và 9,12 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng hoàn toàn với Br2 dư, thấy có 0,32 mol Br2 phản ứng. Giá trị của a

A. 13,04       B. 12,88       C. 8,25       D. 13,36

(Xem giải) Câu 30: Điện phân điện cực trơ dung dịch có a mol Cu(NO3)2 với thời gian 2 giờ cường độ dòng điện 1,93A, thu được dung dịch X có màu xanh. Thêm 10,4 gam Fe vào X, phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 8 gam hỗn hợp Y gồm 2 kim loại. Giá trị của a là

A. 0,15.       B. 0,125.       C. 0,3.       D. 0,2.

(Xem giải) Câu 31: Hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hòa tan X, Y trong dung dịch BaCl2 loãng, dư, thu được m1 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Hòa tan X, Y trong dung dịch NaOH loãng, dư, thu được m2 gam kết tủa.
Thí nghiệm 3: Hòa tan X, Y trong dung dịch Ba(OH)2 loãng, dư, thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; m2 < m1 < m3. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ba(HCO3)2, NaHCO3.     B. Ba(HCO3)2, Na2CO3.     C. Ca(HCO3)2, Na2CO3.     D. Ca(HCO3)2, NaHCO3.

(Xem giải) Câu 32: Cho các phát biểu sau
(1) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(2) Các amino axit đều dễ tan trong nước và có vị ngọt.
(3) Dung dịch saccarozơ vừa có phản ứng thủy phân vừa hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(4) Ở điều kiện thường metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
(5) Aminlopectin có trong tinh bột là polime có mạch nhánh.
(6) Xenlulozơ là polime tổng hợp có dạng mạch thẳng và không xoắn.
Số phát biểu đúng là

A. 5       B. 4.       C. 3.       D. 6

(Xem giải) Câu 33: Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X đi qua 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,2M và Na2CO3 0,15M thu được dung dịch Y và khí thoát ra gồm có CO và H2. Khối lượng chất tan có trong dung dịch Y là

A. 7,16 gam       B. 6,98 gam       C. 6,42 gam       D. 5,83 gam

(Xem giải) Câu 34. Nung nóng 0,2 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng 7,56 gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 10,976.       B. 13,44.       C. 11,2.       D. 12,32

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT Quốc gia 2018 của sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội

(Xem giải) Câu 35. Có các nhận xét sau
(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 thu được kim loại sắt.
(2) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 thu được hỗn hợp chất rắn.
(3) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng, thu được chất rắn có màu đỏ.
(4) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư, thấy có kết tủa tách ra.
(5) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2, chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(6) Thổi khí CO dư qua Fe3O4, MgO, CuO nung nóng, được chất rắn chỉ gồm hai kim loại.
Số nhận xét đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 4       D. 5

(Xem giải) Câu 36: Thủy phân hoàn toàn hợp chất hữu cơ E mạch hở (C8H12O5, chứa hai chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol X và hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y chứa 3 nguyên tử cacbon; MX < MY < MZ. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được hợp chất hữu cơ T (C3H6O3). Nung nóng Y với hỗn hợp với tôi xút thu được hiđrocacbon P. Cho các phát biểu sau:
(a) X hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(b) Có 1 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của E.
(c) Có thể điều chế P được từ etanol.
(d) P là thành phần chính của khí thiên nhiên.
(e) Y làm mất màu dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là

A. 3       B. 1       C. 2       D. 4

(Xem giải) Câu 37: Hình vẽ sau minh họa phương pháp điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm:

Cho các phát biểu:
(a) Hỗn hợp chất lỏng trong bình 1 gồm ancol etylic, axit axetic và axit sunfuric đặc.
(b) Trong phễu chiết lớp chất lỏng Y có thành phần chính là etyl axetat.
(c) Trong bình 1 có thể thay axit axetic bằng giấm.
(d) Chất lỏng trong phễu chiết được phân thành 3 lớp.
(e) Thêm đá bọt vào bình 1 để làm sôi đều hỗn hợp.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 5       C. 3       D. 2

(Xem giải) Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (đều có số liên kết π lớn hơn 2, MX < MY < MZ < 180) cần vừa đủ 0,70 mol O2, thu được 15,68 lít khí CO2. Cho 15,6 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp rắn khan T gồm hai chất. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,36 gam H2O. Tổng số nguyên tử có trong một phân tử Y là

A. 23       B. 16       C. 19       D. 22

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp X gồm axit glutamic, glyxin. Hỗn hợp Y gồm axit maleic (HOOC-CH=CH-COOH). axit acrylic, buten. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M chứa a mol X và b mol Y cần 7,56 lít O2 đktc, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 18,67 gam. Mặt khác, m gam M trên tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,11 mol NaOH. Khi cho a mol X tác dụng tối đa được với bao nhiêu mol HCl ?

A. 0,02       B. 0,04.       C. 0,03.       D. 0,05.

(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp E gồm X (CnH2n+4O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức và Y (CmH2m+4O2N2) là muối amoni của một amino axit. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol E cần dùng 0,315 mol O2; tạo ra 5,94 gam nước. Mặt khác, 14,76 gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được 5,8 gam hỗn hợp hai amin, no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp và m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là

A. 12,76       B. 6,24.       C. 12,02.         D. 12,48.

3
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Pham Duong Hoang Vu

.

thành lê

thầy giải thích cho e câu 15 vs ạ

riprono1

sách giáo khoa hóa 11 bài: amoniac và muối amoni

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!