[2020] Thi thử THPT Quốc gia Chuyên Lào Cai (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41D 42C 43C 44D 45A 46B 47D 48C 49B 50B
51D 52B 53B 54C 55C 56B 57A 58C 59C 60D
61A 62D 63B 64D 65C 66A 67B 68D 69C 70A
71B 72A 73B 74D 75A 76D 77A 78A 79A 80D

Câu 41: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Kim loại X là

A. W.       B. Pb.       C. Hg.       D. Cr.

Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) cần dùng hết 10,08 lít khí O2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A. C3H9N.       B. C4H11N.       C. CH5N.       D. C2H7N.

Câu 43: Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

A. MgCl2 và NaOH.       B. HNO3 và NaOH.       C. Al và CuSO4.       D. Na2CO3 và HCl.

(Xem giải) Câu 44: Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là

A. 3.       B. 2.       C. 5.       D. 4.

Câu 45: Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu

A. tím.       B. đỏ.       C. vàng.       D. xanh.

Câu 46: Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thu được m kg ancol etylic. Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Giá trị của m là

A. 454,3.       B. 295,3.       C. 567,9.       D. 369,1.

Câu 47: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Saccarozơ.       B. Xenlulozơ.       C. Tinh bột.       D. Fructozơ.

Câu 48: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

A. Tơ nilon-6.       B. Tơ tằm.       C. Tơ visco.       D. Bông.

Câu 49: Chất X được dùng làm điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, làm bút chì đen. Chất X là

A. kim cương.       B. than chì.       C. than hoạt tính.       D. crom.

Câu 50: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Na.       B. Fe.       C. Ag.       D. Ba.

Câu 51: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ.       B. tính oxi hóa.       C. tính axit.       D. tính khử.

Câu 52: Cho 8,76 gam đipeptit Gly-Ala tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 0,10.       B. 0,12.       C. 0,06.       D. 0,24.

Câu 53: Phản ứng hóa học giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, t°) được gọi là phản ứng

A. trùng ngưng.       B. este hóa.       C. xà phòng hóa.       D. trùng hợp.

Câu 54: Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng là

A. poliacrilonitrin.       B. poli(vinyl clorua).        C. poli(etylen terephtalat).       D. polietilen.

Câu 55: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. AlCl3.       B. Fe.       C. Fe(NO3)2.       D. NH4Cl.

Câu 56: Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường bazơ?

A. Ala-Val.       B. Tinh bột.       C. Tơ nilon-6.       D. Triolein.

Câu 57: Công thức cấu tạo của metylamin là

A. CH3NH2.       B. C2H5NH2.       C. CH3NHCH3.       D. C6H5NH2.

(Xem giải) Câu 58: Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào thể tích khí CO2 tham gia phản ứng (x lít) được biểu diễn bằng đồ thị bên.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp Chuyên Tuyên Quang (Lần 2)

Giá trị của m là

A. 19,70.       B. 39,40.       C. 9,85.       D. 29,55.

(Xem giải) Câu 59: Thủy phân đisaccarit X, thu được hai monosaccarit Y, Z. Oxi hóa Y hoặc Z bằng dung dịch AgNO3/NH3, thu được chất hữu cơ T. Hai chất X, T lần lượt là

A. saccarozơ và sobitol.       B. saccarozơ và glucozơ.

C. saccarozơ và amoni gluconat.       D. tinh bột và amoni gluconat.

(Xem giải) Câu 60: Cho 6,3 gam Al vào 500 ml dung dịch chứa AgNO3 0,6M và Fe(NO3)3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,2.       B. 32,4.       C. 38,0.       D. 38,9.

Câu 61: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Saccarozơ được cấu tạo bởi một gốc α-glucozơ và một gốc α-fructozơ.

B. Trong dung dịch, saccarozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.

C. Trong mật ong chứa nhiều fructozơ và glucozơ.

D. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng để nhận biết glucozơ và saccarozơ.

(Xem giải) Câu 62: Cho sơ đồ phản ứng sau: X (C4H9O2N) + NaOH, t° → X1; X1 + HCl dư → X2; X2 + CH3OH/HCl khan → X3; X3 + KOH → NH2-CH2-COOK. Vậy X2 là

A. H2N-CH2-COOH.       B. H2N-CH2-COONa.

C. H2N-CH2COOC2H5.       D. ClH3N-CH2COOH.

(Xem giải) Câu 63: Cho hình vẽ bên mô tả quá trình chiết 2 chất lỏng không trộn lẫn vào nhau.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên ở phễu chiết.

B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.

C. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước.

D. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết.

Câu 64: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Đốt cháy este no, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

B. Este etyl propionat có mùi thơm của hoa nhài.

C. Chất béo không thuộc hợp chất este.

D. Nhiệt độ nóng chảy của tristearin cao hơn triolein,

(Xem giải) Câu 65: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg, Fe trong 800 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa 52 gam muối và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với

A. 22,5.       B. 18,2.       C. 20,8.       D. 16,5.

(Xem giải) Câu 66: Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong môi trường axit, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.
(d) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
(e) Từ 2 đồng phân amino axit của C3H7NO2 có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit.
(g) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 3.       C. 6.       D. 5.

(Xem giải) Câu 67: Đốt cháy hoàn toàn x mol hiđrocacbon X (40 < MX < 70) mạch hở, thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Mặt khác, cho x mol X tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, thì có 0,2 mol AgNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 29,0.       B. 27,8.       C. 25,4.       D. 24,0.

(Xem giải) Câu 68: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ.
(b) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng.
(c) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(d) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại là

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN trường Tĩnh Gia 3 - Thanh Hóa (Lần 3)

A. 1.       B. 4.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 69: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → Y + Z + H2O (t°)
(b) Y + H2SO4 → Na2SO4 + T.
(c) Z + O2 → CH3COOH + H2O (Men giấm)
Biết chất X mạch hở có công thức phân tử C6H8O4. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất X có 3 công thức cấu tạo phù hợp.

B. Z và T đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam,

C. Chất T có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

D. Chất Z có nhiệt độ sôi cao hơn chất T.

(Xem giải) Câu 70: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Quấn sợi dây đồng thành hình lò xo rồi đốt trong không khí.
(b) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh sắt vào dung dịch HCl loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.
(d) Trộn bột Fe và bột S rồi đốt nóng.
(e) Ngâm thanh Cu nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 2.

(Xem giải) Câu 71: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 7,36.       B. 9,15.       C. 10,23.       D. 8,61.

(Xem giải) Câu 72: Hỗn hợp X gồm metyl aminoaxetat (NH2-CH2-COOCH3), axit glutamic và vinyl fomat. Hỗn hợp Y gồm etilen và metylamin. Để đốt cháy hoàn toàn x mol X và y mol Y thì tổng số mol O2 cần dùng vừa đủ là 2,28 mol; thu được H2O, 0,2 mol N2 và 1,82 mol CO2. Mặt khác, để phản ứng hết với x mol X cần vừa đủ V ml dung dịch KOH 2M, đun nóng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 250.       B. 125.       C. 500.       D. 400.

(Xem giải) Câu 73: Cho các nhận định sau:
(a) Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
(b) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa 2 muối.
(c) Các kim loại dẫn điện được là vì electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.
(d) Nhôm, sắt, crom không tan trong dung dịch HNO3 loãng, nguội.
(e) Hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư.
Số nhận định đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 74: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được tạo bởi từ cả 3 axit: axit panmitic, axit oleic, axit linoleic thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam X bằng dung dịch KOH vừa đủ sẽ thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là

A. 19,32.       B. 11,90.       C. 21,40.       D. 18,64.

(Xem giải) Câu 75: Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic; 0,2 mol hỗn hợp hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với H2 bằng 16,9 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được hỗn hợp T gồm hai muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có một muối của axit cacboxylic và một muối của α-amino axit. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong T là

A. 66,2%.       B. 74,5%.       C. 25,5%.       D. 33,8%.

(Xem giải) Câu 76: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phản ứng xà phòng hóa diễn ra ở bước 2, đây là phản ứng thuận nghịch.
(b) Sau bước 3, các chất trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(c) Ở bước 2, phải dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp và thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn, phản ứng mới thực hiện được.
(d) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi học kỳ 1 chuyên Thái Nguyên

A. 4.       B. 2.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 77: Hỗn hợp T gồm ba este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ, Y hơn X một nguyên tử C; Y chiếm 20% số mol trong T). Hóa hợi 14,28 gam T thu được thể tích đúng bằng thể tích của 6,4 gam O2 trọng cùng điều kiện. Mặt khác 14,28 gam T tác dụng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Q chứa bốn muối. Cô cạn Q thu được hỗn hợp muối khan R. Phần trăm khối lượng muối của cacboxylic có phân tử khối lớn nhất trong R là

A. 10,85%.       B. 19,34%.       C. 11,79%.       D. 16,79%

(Xem giải) Câu 78: Cho hỗn hợp E gồm ba kim loại X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 1. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho E tác dụng với nước dư, thu được V1 lít khí.
Thí nghiệm 2: Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được V2 lít khí.
Thí nghiệm 3: Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V3 lít khí.
Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn và V1 < V2 < V3. Ba kim loại X, Y, Z lần lượt là

A. Na, Al, Fe.       B. Ba, Al, Fe.       C. Na, Al, Cu.       D. Ba, Al, Cu.

(Xem giải) Câu 79: Hòa tan hoàn toàn 29,12 gam hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe(NO3)2, Fe, Fe3O4, Mg, MgO, Cu và CuO vào 640 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp hai khí là 0,14 mol NO và 0,22 mol H2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra kết tủa Y. Lấy Y nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm 10,42 gam so với khối lượng của Y. Nếu làm khô cẩn thận dung dịch X thì thu được hỗn hợp muối khan Z (giả sử quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hóa học). Phần trăm khối lượng FeSO4 trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 22.       B. 21.       C. 20.       D. 24.

(Xem giải) Câu 80: Cho X và Y (MX < MY) là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác. Đốt cháy X cũng như Y với lượng oxi vừa đủ, luôn thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 đã phản ứng. Đun nóng 15,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y (số mol của X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 200 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol và hỗn hợp K chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 7,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối K cần dùng 0,21 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là

A. 58,25%.       B. 65,62%.       C. 52,38%.         D. 47,62%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!