Tổng ôn lý thuyết (Phần 8)

⇒ Đề thi và đáp án:

1B 2C 3D 4C 5A 6C 7C 8C 9B 10C
11D 12A 13C 14C 15B 16B 17C 18C 19D 20C
21C 22D 23D 24B 25D 26A 27B 28C 29A 30C
31C 32B 33A 34C 35A 36C 37B 38C 39B 40A
41B 42A 43D 44C 45D 46C 47D 48C 49B 50C
51C 52D 53A 54C 55A 56B 57A 58B 59C 60A

(Xem giải) Câu 1. Quặng nào sau đây có hàm lượng sắt thấp nhất?

A. Manhetit.       B. Pyrit.       C. Xiđerit.       D. Hemantit đỏ.

(Xem giải) Câu 2. Phản ứng nào sau đây thuộc phản ứng oxi hóa – khử?

A. AgNO3 + HCl → HNO3 + AgCl.       B. Ca(HCO3)2 (t°) → CaO + 2CO2 + 2H2O.

C. 4Fe(OH)2 + O2 (t°) → 2Fe2O3 + 4H2O.       D. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.

(Xem giải) Câu 3. Phát biểu sai là?

A. Tơ nilon-6; tơ nilon-6,6 và tơ enang thuộc tơ poliamit.

B. Hầu hết các polime là chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

C. Polisaccarit do các mắt xích –C6H10O5– liên kết với nhau tạo nên.

D. Các loại tơ tổng hợp đều bền với nhiệt, với môi trường axit và bazơ.

(Xem giải) Câu 4. Tơ olon dai, bền với nhiệt và giữ được nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét. Tơ olon được tổng hợp từ monome nào sau đây?

A. Vinyl clorua.       B. Axit caproic.       C. Vinyl xianua.       D. Propilen.

(Xem giải) Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân NaNO3.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Cho dung dịch FeCl3 vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(d) Dẫn luồng khí CO dư qua ống chứa CuO nung nóng.
(e) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch Fe(NO3)3.
(g) Nung nóng hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra đơn chất khí là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 6. Kim loại nào sau đây có độ dẫn điện thấp nhất trong số các kim loại Au, Al, Ag, Cu?

A. Cu.       B. Au.       C. Al.       D. Ag.

(Xem giải) Câu 7. Có 4 ống nghiệm chứa một trong các chất hữu cơ sau: phenylamoni clorua; metylamin; phenol; anilin. Thực hiện các thí nghiệm và có kết quả sau:

Chất X Y Z T
Nước cất, lắc nhẹ sau đó để yên Dung dịch phân lớp Dung dịch trong suốt Dung dịch trong suốt Dung dịch vẫn đục
Dung dịch NaOH dư, đun nóng sau đó để yên Dung dịch phân lớp Dung dịch phân lớp Dung dịch trong suốt Dung dịch trong suốt

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là.

A. phenylamoni clorua; anilin; metylamin; phenol

B. phenol; metylamin; anilin; phenylamoni clorua

C. anilin; phenylamoni clorua; metylamin; phenol

D. anilin; metylamin; phenylamoni clorua; phenol

(Xem giải) Câu 8. Ancol và amin nào sau đây có cùng bậc?

A. (CH3)2CH-OH và (CH3)2CH-NH2       B. (CH3)3C-OH và (CH3)3C-NH2

C. (CH3)2CH-OH và (CH3)2-NH       D. (CH3)3C-OH và (CH3)2CH-NH-CH3

(Xem giải) Câu 9. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3;
(2) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch CrCl3;
(3) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng;
(4) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4;
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là.

A. 5.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 10. Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. CrO       B. Al2O3       C. CrO3       D. Fe2O3

(Xem giải) Câu 11. Hợp chất hữu cơ X mạch hở và không chứa nhóm chức khác có công thức CnH2nO2. X thuộc dãy đồng đẳng?

A. Ancol no, hai chức.       B. Axit đơn chức, không no chứa một liên kết C=C.

C. Anđehit no, hai chức.       D. Este no, đơn chức.

(Xem giải) Câu 12. Số đồng phân của este mạch hở có công thức C4H6O2, khi thủy phân trong dung dịch NaOH, đun nóng thu được ancol là

A. 2.       B. 1.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 13. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag.       B. 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O.

C. CaCO3 (t°) → CaO + CO2.       D. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.

(Xem giải) Câu 14. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

B. Phèn chua có công thức là KAl(SO4)2.12H2O.

C. Nhôm được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối AlCl3.

D. Nhôm có tính dẫn điện tốt nên dùng làm dây tải điện.

(Xem giải) Câu 15. Thuốc thử nào sau đây dùng để nhận biết 3 hợp chất hữu cơ sau: alanylalanin, glucozơ, glyxylglyxylgylxin.

A. NaHCO3       B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

C. dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.       D. nước Br2.

(Xem giải) Câu 16. Cho các nhận định sau:
(1) Tính bazơ của đimetylamin mạnh hơn etylamin.
(2) Trimetylamin tan tốt trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ.
(3) Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có hai liên kết peptit.
(4) Trong môi trường kiềm, alanylalanin hòa tan được Cu(OH)2 cho phức màu tím.
(5) Tất cả các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng
(6) Dung dịch chứa alanin và anilin đều không làm đổi màu quì tím.
Số nhận định đúng là.

A. 5       B. 4       C. 6       D. 3

(Xem giải) Câu 17. Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại kiềm đều khử được nước ở điều kiện thường.
(b) Các hợp kim đều bị ăn mòn.
(c) Natri và kali được dùng làm chất xúc tác trong một số phản ứng tổng hợp hữu cơ.
(d) Kim loại đồng được điều chế bằng ba phương pháp là điện phân, thủy luyện và nhiệt luyện.
(e) Trong hợp chất, các kim loại kiềm đều có mức oxi hóa là +1.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 4)

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 18. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc, có tính khử mạnh.

B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất.

C. Do có tính khử mạnh, các kim loại kiềm khử được Cu2+ trong dung dịch thành Cu.

D. Các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa.

(Xem giải) Câu 19. Cho các phát biểu sau:
(1) Độ ngọt của fructozơ ngọt hơn saccarozơ.
(2) Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
(3) Dung dịch của axit aminoetanoic làm quì tím hóa đỏ.
(4) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(5) Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
(6) Để chứng minh phân tử glucozơ chứa 5 nhóm -OH bằng cách cho tác dụng với Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là.

A. 6       B. 3       C. 5       D. 4

(Xem giải) Câu 20. Tên thay thế của alanin là.

A. α-aminopropionic.       B. 2-aminopropionic.

C. 2-aminopropanoic.       D. α-aminopropanoic.

(Xem giải) Câu 21. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hàm lượng khí CO2 trong không khí luôn cân bằng là do CO2 bị hòa tan trong nước mưa.

B. Nước không bị ô nhiễm là nước giếng khoan chứa các độc tố như asen, sắt vượt mức cho phép.

C. Nguồn nước bị ô nhiễm khi hàm lượng các ion Cl-, PO43-, SO42- trong nước vượt mức cho phép.

D. Hàm lượng CO2 trong không khí vượt mức cho phép là nguyên nhân gây thủng tầng ozon.

(Xem giải) Câu 22. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(2) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(3) Cho hỗn hợp 2a mol Fe2O3 và a mol Cu vào dung dịch HCl loãng dư.
(4) Cho a mol Fe vào dung dịch HNO3, thu được 0,8a mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất.
(5) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH (dùng dư).
Số thí nghiệm thu được hai muối là

A. 2.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 23. Cho các chuyển hoá sau:
(1) X + H2O → Y. (xt, t°)
(2) Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O (t°) → Amoni gluconat + 2Ag + NH4NO3.
(3) Y → E + Z. (xt, t°)
(4) Z + H2O → X + G. (ánh sáng)
Hai chất X, Y và Z lần lượt là:

A. Tinh bột, glucozơ và ancol etylic.       B. Xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic.

C. Xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit.       D. Tinh bột, glucozơ và khí cacbonic.

(Xem giải) Câu 24. Chất nào sau đây không cho được phản ứng thủy phân?

A. Xenlulozơ.       B. Glucozơ.       C. Triolein.       D. Saccarozơ.

(Xem giải) Câu 25. Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại?

A. Pb       B. Fe       C. Cu       D. Zn

(Xem giải) Câu 26. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Fe(NO3)2.       B. Zn, Al, FeCl2.       C. Al, Fe, FeO.       D. Mg, Cu, Fe(NO3)3.

(Xem giải) Câu 27. Oxit nào sau đây bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng?

A. MgO.       B. Fe3O4.       C. Fe2O3.       D. Al2O3.

(Xem giải) Câu 28. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là

A. AlCl3.       B. FeCl3.       C. FeSO4.       D. MgSO4.

(Xem giải) Câu 29. Trong các polime sau: (a) Poli(vinyl clorua). (b) Polietilen. (c) Poliacrilonitrin. (d) Poli(etylen-terephtalat). (e) Polisaccarit. (g) Poli(vinyl axetat). Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 30. Chất nào sau đây có cấu trúc mạch polime phân nhánh?

A. Poli(metyl metacrylat).       B. Poli(vinyl clorua).

C. Amilopectin.       D. Poli(vinyl xianua).

(Xem giải) Câu 31. Cho dãy các kim loại: Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất trong dãy là

A. Fe.       B. Mg.       C. Cr.       D. Na.

(Xem giải) Câu 32. Tính chất hoá học chung của kim loại là

A. Tính oxi hóa.       B. Tính khử.       C. Tính axit.       D. Tính bazơ.

(Xem giải) Câu 33. Có bao nhiêu chất hoặc dung dịch sau đây cho phản ứng với nước brôm: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, ancol etylic, anđehit axetic, axit fomic, axit benzoic, phenol và anilin?

A. 6       B. 7       C. 5       D. 8

(Xem giải) Câu 34. Cho các nhận định sau:
(1) anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quì tím.
(2) anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime
(3) anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
(4) dung dịch phenylamoni clorua làm quì tím hóa đỏ.
(5) anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong benzen.
(6) anilin tác dụng được với HNO2 đun nhẹ thu được phenol.
Số nhận định đúng là.

A. 4       B. 3       C. 6       D. 5

(Xem giải) Câu 35. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khả năng tác dụng với nước của các kim loại kiềm tăng dần từ Li đến Cs.

B. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy cao.

C. Nhôm và crom đều tan trong dung dịch NaOH loãng.

D. Nhôm và crom đều tác dụng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ mol.

(Xem giải) Câu 36. Thực hiện các phản ứng sau:
(a) Cho bột nhôm tiếp xúc với khí clo.
(b) Cho bột lưu huỳnh vào ống sứ chứa CrO3;
(c) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng.
(d) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(e) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi – hóa khử là.

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 7)

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 37. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động thực vật.

B. Các este rất ít tan trong nước, không có khả năng hòa tan được các chất hữu cơ.

C. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

D. Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

(Xem giải) Câu 38. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(1) C3H4O2 + NaOH → X + Y.
(2) X + H2SO4 (loãng) → Z + Na2SO4.
Biết Y và Z đều cho được phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z tương ứng là:

A. HCHO, CH3CHO.       B. HCHO, HCOOH.

C. CH3CHO, HCOOH.       D. HCOONa, CH3CHO.

(Xem giải) Câu 39. Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Na2O và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 3.       B. 2.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 40. Nung nóng hỗn hợp chứa các chất có cùng số mol gồm Al(NO3)3, NaHCO3, Fe(NO3)3, CaCO3 đến khi khối lượng không đổi, thu được rắn X. Hòa tan X vào nước dư, thu được dung dịch Y và rắn Z. Thổi luồng khí CO (dùng dư) qua rắn Z, nung nóng thu được rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Rắn T chứa một đơn chất và một hợp chất.

B. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Y, thấy xuất hiện ngay kết tủa.

C. Rắn T chứa một đơn chất và hai hợp chất.

D. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Y, thấy khí không màu thoát ra.

(Xem giải) Câu 41. Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan và Gly-Gly. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

A. 6.       B. 4.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 42. Cho các phát biểu sau:
(a) Glyxin tác dụng được với C2H5OH/HCl, đun nóng.
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng
(d) Dung dịch anilin (C6H5NH2) không làm đổi màu phenolphtalein.
(e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 43. Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa a mol NaOH và a mol KOH, kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa?

A. Na+, K+, HCO3- và CO32-.       B. Na+, K+ và HCO3-.

C. Na+, K+, CO32- và OH-.       D. Na+, K+ và CO32-.

Câu 44. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Ba.       B. Al.       C. Li.       D. Cr.

(Xem giải) Câu 45. Ở điều kiện thường, hợp chất nào sau đây là chất rắn, không tan trong nước?

A. Glucozơ.       B. Glyxin.       C. Anilin.       D. Tristearin.

(Xem giải) Câu 46. Cho các phát biểu sau:
(a) Ancol etylic có khả năng phản ứng với axit aminoaxetic trong điều kiện thích hợp.
(b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của anilin (C6H5NH2) dễ hơn của benzen.
(c) Đun nóng vinyl axetat với dung dịch NaOH thu được anđehit axetic.
(d) Cho phenolphtalein vào dung dịch anilin, xuất hiện màu hồng.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là.

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 47. Cho các dung dịch sau: NaCl, KNO3, NaHCO3 và Na2CO3. Dung dịch nào trong dãy có thể làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời?

A. HCl.         B. NaHCO3.         C. KNO3.         D. Na2CO3.

(Xem giải) Câu 48. Cho m gam dung dịch muối X vào m gam dung dịch muối Y, thu được 2m gam dung dịch Z. Cho dung dịch BaCl2 dư hoặc dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Z, đều thu được a gam kết tủa. Hai muối X và Y lần lượtlà

A. NaHCO3 và NaHSO4.       B. Na2CO3 và NaHSO4.

C. Na2SO4 và NaHSO4.       D. Na2CO3 và NaHCO3.

(Xem giải) Câu 49. Cho các chất sau: (X) etyl fomat; (Y) glucozơ; (Z) axit fomic; (T) saccarozơ. Các chất có khả năng tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc trắng là

A. (X),(Y),(T).       B. (X), (Y),(Z).       C. (Y),(Z),(T).       D. (X),(Z),(T).

(Xem giải) Câu 50. Cho các phát biểu sau:
(a) Dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 để nhận biết dung dịch glucozơ và saccarozơ.
(b) Glucozơ thể hiện tính khử khi tác dụng với nước brom.
(c) Glucozơ bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, t°), thu được sobitol.
(d) Ở trạng thái tinh thể, fructozơ tồn tại dạng β vòng 5 cạnh.
(e) Xenlulozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
(g) Tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 51: Cho dãy các chất sau: etyl axetat, tristearin, protein, tơ capron, glucozơ, saccarozơ, polistiren. Số chất trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit là

A. 6       B. 7       C. 5       D. 4

(Xem giải) Câu 52: Có 6 dung dịch riêng biệt đựng trong mỗi lọ được kí hiệu ngẫu nhiên là (1), (2), (3), (4), (5), (6). Mỗi dung dịch chứa 1 chất duy nhất trong các chất sau: NaOH, MgCl2, Na2CO3, HCl, BaCl2, H2SO4. Thực hiện thí nghiệm và thu được kết quả sau:
– Dung dịch (2) cho kết tủa với dung dịch (3) và (4).
– Dung dịch (6) cho kết tủa với dung dịch (1) và (4).
– Dung dịch (4) cho khí bay lên với các dung dịch (3) và (5).
Các dung dịch (2), (5) và (6) lần lượt là

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 5)

A. BaCl2, H2SO4, MgCl2       B. MgCl2, HCl, BaCl2

C. MgCl2, H2SO4, BaCl2       D. BaCl2, HCl, MgCl2

(Xem giải) Câu 53: X, Y, Z, T là một trong các hợp chất hữu cơ sau: axit fomic; ancol etylic; axetilen và metyl fomat. Tính chất vật lý và tính chất hóa học được ghi theo bảng sau:

Chất X Y Z T
Nhiệt độ sôi (°C) 105 -75 78 32
Dung dịch AgNO3/NH3, t° kết tủa kết tủa (-) kết tủa

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. Axit fomic; axetilen; ancol etylic; metyl fomat

B. Axetilen; metyl fomat; ancol etylic; axit fomic

C. Axit fomic; metyl fomat; axetilen; ancol etylic

D. Axetilen; axit fomic; metyl fomat; ancol etylic

(Xem giải) Câu 54: Có các phát biểu sau:
(a) Chất béo thuộc loại hợp chất este.
(b) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(c) Các este không tan trong nước và nổi lên mặt nước do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước.
(d) Khi đun nóng chất béo lỏng trong nồi hấp rồi sục dòng khí hiđro vào (có xúc tác niken) thì chúng chuyển thành chất béo rắn.
(e) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Những phát biểu đúng là

A. a,b,c,d,e.       B. a,d,e.       C. a,c,d,e.       D. a,b,d.

(Xem giải) Câu 55: Có các phát biểu sau:
(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5.
(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Các phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (3).       B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).       D. (1), (2), (4).

(Xem giải) Câu 56: Cho các phát biểu sau:
(1) Teflon, thủy tinh hữu cơ, poli propen và tơ capron có thể điều chế từ phản ứng trùng hợp
(2) Nhựa novolac và nhựa rezit đều có cấu trúc mạch không phân nhánh
(3) Nilon-6, tơ olon, poli vinyl axetat, benzylpropionat đều bị thủy phân khi tác dụng với NaOH loãng, nóng
(4) Bông, tơ visco, tơ tằm và thuốc súng không khói đều có nguồn gốc từ xenlulozơ
(5) Có thể dùng dung dịch HCl nhận biết các chất lỏng ancol etylic, benzen, anilin, dung dịch natriphenolat
(6) Các hợp chất NaOH, Na2CO3, Na3PO4 có thế làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời
(7) Thành phần chính của thạch cao nung CaSO4.H2O hoặc 2CaSO4.H2O
(8) Dung dịch natri isovalerat trong nước có thể làm quỳ tím hóa xanh
(9) Dung dịch axit glutamic hòa tan được CuO thu được dung dịch màu xanh
(10) Để nhận biết dung dịch glucozo, axit fomic , anilin người ta có thể dùng dung dịch nước brom
(11) Nước cúng có tác hại làm hao tổn chất giặt rửa tổng hợp
(12) Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất, xesi làm chất bảo vệ tế bào quang điện
(13) Hàm lượng glucozo trong máu người là 0,1%, muối mononatri glutamat là thành phân chính của bột ngọt
(14) Dùng nước và Cu(OH)2 để phân biệt triolein, etylen glycol và axit axetic
Số phát biểu đùng

A. 10        B. 9        C. 8       D. 7

(Xem giải) Câu 57: Ô nhiễm môi trường được định nghĩa như là hiện tượng làm thay đổi môi trường tự nhiên, gây ra các biến đổi có hại. Xét các phát biểu sau về ô nhiễm môi trường:
(1) Hiệu ứng nhà kính gây ra sự bất thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người;
(2) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CFC dùng trong công nghiệp làm lạnh;
(3) Lưu huỳnh đioxit và các oxit cùa nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của đất, phá huỷ các công trình xây dựng …;
(4) Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước;
(5) Hoạt động của núi lửa, khí thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông là các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí;
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5       B. 2       C. 4       D. 3

(Xem giải) Câu 58: Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) dưới đây vào nước dư:
(a) Al và Na (1 : 2).                  (b) Fe2(SO4)3 và CuSO4 (1 : 1).
(c) Cu và FeCl2 (1 : 2).           (d) BaO và phèn chua (4 : 1).
(e) Al2O3 và K2O (1 : 1).        (f) Vôi sống và sođa (1 : 1).
Số hỗn hợp rắn tan hoàn toàn và tạo thành dung dịch trong suốt là

A. 4       B. 3       C. 2       D. 5

(Xem giải) Câu 59: Cho dãy các chất: Al2O3, Zn(OH)2, Na2O, CrO3, BaSO4, Cr(NO3)3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4       B. 3       C. 5       D. 6

(Xem giải) Câu 60: Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.
(2) Anilin tham gia phản ứng thế dễ hơn benzen.
(3) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường bazơ.
(4) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, metylamin và axit glutamic.
(5) Có ba chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C3H6O2.
(6) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là

A. 5       B. 3       C. 2         D. 4

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!