Bài tập chất béo (Phần 5)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
(Xem giải) Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 17,16 gam X gồm các triglixerit cần dùng vừa đủ 34,72 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O. Hidro hóa hoàn toàn 17,16 gam X cần dùng 0,04 mol H2, thu được hỗn hợp Y gồm các triglixerit no. Xà phòng hóa hoàn toàn Y trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 17,6 B. 17,7 C. 17,5 D. 17,8
(Xem giải) Câu 2. Hỗn hợp E gồm 2 triglixerit X và Y (MX < MY; tỉ lệ số mol nX : nY = 1 : 3). Đun nóng m gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Biết m gam hỗn hợp E tác dụng tối đa với 14,4 gam brom. Đốt m gam hỗn hợp E thu được 2,24 mol CO2 và 2,07 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị là
A. 37. B. 31. C. 24. D. 43.
(Xem giải) Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được CO2 và 1,04 mol H2O. Xà phòng hóa m gam X bằng lượng dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2; 0,996 mol H2O và x mol Na2CO3. Giá trị của x là
A. 0,040. B. 0,045. C. 0,036. D. 0,060.
(Xem giải) Câu 4. Cho m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit và axit oleic phản ứng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 12%, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y chứa hai muối khan và khối lượng chất rắn Y giảm 48,22 gam so với dung dịch X. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 2,72 mol CO2 và 2,54 mol H2O. Mặt khác, 8,86 gam Y tác dụng vừa đủ với a mol Br2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,02. B. 0,03. C. 0,04. D. 0,05.
(Xem giải) Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn m gam E gồm các triglixerit và các axit béo thu được 240,34 gam hợp X gồm CO2 và H2O. Dẫn một nửa lượng X trên qua than nung đỏ thu được 4,345 mol hỗn hợp Y gồm CO2, CO và H2, biết 4,345 mol Y khử vừa hết 60 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO (tỉ lệ mol 1 : 1). Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn m gam E cần dùng 0,03 mol H2, sản phẩm thu được cho tác dụng vừa đủ với 0,22 mol KOH thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 67,70. B. 67,76. C. 68,48. D. 64,24.
(Xem giải) Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 29,34 gam hỗn hợp T gồm a mol axit béo và b mol triglixerit Y, thu được 1,89 mol CO2 và 1,73 mol H2O. Cho 29,34 gam T tác dụng hết với dung dịch chứa 0,15 mol NaOH, thu được glixerol và dung dịch Z. Cô cạn Z, thu được 32,4 gam hỗn hợp chất rắn khan chứa hai chất. Tỉ lệ b : a có giá trị là
A. 0,5. B. 1,5. C. 3,0 D. 2,0
(Xem giải) Câu 7. Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH đun nóng thu được glixerol và a gam hỗn hợp muối gồm C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa. Mặt khác hidro hóa hoàn toàn m gam X (xúc tác Ni, t°), thu được 53,4 gam triglixerit Y. Gía trị của a là:
A. 54,72 B. 55,08 C. 53,96 D. 54,24
(Xem giải) Câu 8. Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 4). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 7,43 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 86 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 81,21%. B. 80,74%. C. 81,66%. D. 80,24%.
(Xem giải) Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm vinyl axetat, metyl metacrylat và một triglixerit X (biết thuỷ phân X thu được hai axit oleic, stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1:2 và glixerol), thu được 3,6 gam H2O và 6,72 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 4,0. B. 7,2. C. 13,6. D. 16,8.
(Xem giải) Câu 10. Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa triglixerit X và các axit béo tự do với 200ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa các muối có công thức C17HyCOONa. Đốt cháy 0,07 mol E thu được 1,845 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 50,16 B. 55,4 C. 57,74 D. 54,56
(Xem giải) Câu 11. Hỗn hợp E gồm hai triglixerit X, Y và một axit béo Z có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3 : 4. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 19% thu được dung dịch F. Cô cạn F thu được a gam rắn khan, ngưng tụ phần hơi thu được b gam hỗn hợp T. Cho một lượng Na vừa đủ vào bình chứa b gam hỗn hợp T thì thấy khối lượng bình tăng 43,78 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 4,665 mol O2 thu được H2O và 145,64 gam CO2. Giá trị gần nhất của a là?
A. 54,0 B. 54,3 C. 53,4 D. 53,2
(Xem giải) Câu 12. Hỗn hợp E gồm hai triglixerit X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Xà phòng hóa hoàn toàn E bằng dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối gồm C15H31COONa, C17H31COONa và C17H33COONa. Khi cho m gam E tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t°) thì số mol H2 phản ứng tối đa là 0,07 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 2,65 mol CO2 và 2,48 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là
A. 24,96 gam. B. 16,60 gam. C. 17,12 gam. D. 16,12 gam.
(Xem giải) Câu 13. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic và triglixerit Y có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được CO2 và 35,64 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được glixerol và hỗn hợp chỉ chứa hai muối. Khối lượng của Y trong m gam hỗn hợp X là
A. 12,87. B. 12,48. C. 32,46. D. 8,61.
(Xem giải) Câu 14. Hỗn hợp E gồm ba axit béo X, Y, Z và triglixerit T được tạo bởi 3 axit béo X, Y, Z). Cho 66,04 gam E tác dụng với 150 gam dung dịch KOH 11,2%, đến khi hoàn toàn rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi G và m gam chất rắn F. Dẫn toàn bộ G vào bình đựng Na dư, kết thúc phản ứng thu được 85,568 lít khí H2 (đktc). Để phản ứng hết 16,51 gam E cần dùng tối đa với 100 ml dung dịch Br2 0,925M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 16,51 gam E cần dùng 32,984 lít O2 (đktc). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 74,8. B. 80,1. C. 72,6. D. 77,5.
(Xem giải) Câu 15. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam E thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 6,09 mol O2. Giá trị của m là
A. 60,32. B. 60,84. C. 68,20. D. 68,36.
(Xem giải) Câu 16. Hỗn hợp E gồm axit béo X, triglixerit Y và triglixerit Z (tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 2 : 2). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng vừa đủ 13,22 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 151,84 gam hỗn hợp hai muối khan của axit panmitic và oleic. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 9,4% B. 7,2% C. 8,6%. D. 7,7%.
(Xem giải) Câu 17. Thủy phân triglixerit X trong NaOH, thu được hỗn hợp 3 muối gồm natri oleat, natri stearat và natri linoleat. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
A. b – c = 5a B. b = c – a
C. b – c = 6a D. b – c = 4a
(Xem giải) Câu 18. Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 4,0 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 47,08 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 38,72%. B. 37,25%. C. 37,99%. D. 39,43%.
(Xem giải) Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 1,54 mol O2, thu được CO2 và 1 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 18,64 gam muối. Để chuyển hóa a mol X thành chất béo no cần vừa đủ 0,06 mol H2. Giá trị của a là
A. 0,06. B. 0,02. C. 0,01. D. 0,03.
(Xem giải) Câu 20. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và 61,32 gam hỗn hợp X gồm ba muối C15H31COONa, C17HxCOONa, C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng là 2,5 : 1,75 : 1. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam E thu được a gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 5,37 mol O2. Giá trị của a là
A. 59,50. B. 59,36. C. 60,20. D. 58,50.
(Xem giải) Câu 21. Hỗn hợp X gồm triglixerit T và axit béo Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a mol CO2 và b mol H2O (a – b = 0,12). Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,24 mol NaOH, thu được glixerol và 68,28 gam hỗn hợp hai muối natri oleat, natri panmitat. Phần trăm khối lượng của triglixerit T trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 82,64. B. 40,13. C. 56,65. D. 42,24.
(Xem giải) Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 12,09 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy thụ hết vào bình đựng dụng dịch Ba(OH)2 dư, thu được 150,705 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 103,815 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 12,09 gam X trong dung dịch KOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,65. B. 13,23. C. 12,51. D. 12,31.
(Xem giải) Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 21,40 gam triglixerit X thu được CO2 và 22,50 gam H2O. Cho 25,68 gam X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glyxerol và m gam muối. Mặt khác 25,68 gam X tác dụng được tối đa với 0,09 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là?
A. 27,96. B. 23,30. C. 30,72. D. 24,60.
(Xem giải) Câu 24. Cho m gam chất béo X chứa các triglixerit và axit béo tự do tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu được 69,78 gam hỗn hợp muối của các axit béo no. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 6,06 mol O2. Giá trị của m là
A. 67,32. B. 66,32. C. 68,48. D. 67,14.
(Xem giải) Câu 25. Nếu đốt cháy hoàn toàn 42,74 gam E gồm các triglixerit cần vừa đủ 3,875 mol O2. Xà phòng hóa hoàn toàn 42,74 gam hỗn hợp E bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối natri C15H31COONa, C17HxCOONa và C17HyCOONa với tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 5 : 4. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 42,74 gam E thu được m gam hỗn hợp Y. Giá trị của m là
A. 42,00. B. 42,82. C. 42,78. D. 42,90.
(Xem giải) Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z cần vừa đủ 8,31 mol O2, thu được 5,82 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa 94,56 gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Khối lượng của Y có trong m gam X là
A. 86,2. B. 89,0. C. 83,4. D. 80,6.
(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 58,96 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 5,1 mol O2, thu được H2O và 3,56 mol CO2. Khối lượng của X có trong m gam E là
A. 32,24 gam. B. 25,60 gam. C. 33,36 gam. D. 34,48 gam.
(Xem giải) Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 37,12 gam hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và triglixerit Y cần dùng 3,37 mol O2, thu được CO2 và 40,68 gam H2O. Nếu hidro hoá hoàn toàn 37,12 gam X cần dùng 0,05 mol H2 (xúc tác Ni, tº) thu được hỗn hợp Z. Đun nóng Z với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được glixerol và hỗn hợp T gồm hai muối của axit panmitic và axit stearic. Số nguyên tử hidro trong triglixerit Y là
A. 106 B. 104 C. 100 D. 102
(Xem giải) Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,096 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
A. 11,424. B. 42,720. C. 41,376. D. 42,528.
(Xem giải) Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm triglixerit Y và axit béo Z cần vừa đủ 1,855 mol O2, thu được 1,32 mol CO2 và 1,21 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,84 gam glixerol và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp chất rắn khan chứa hai chất. Khối lượng của Z trong X là
A. 2,84. B. 2,56. C. 2,82. D. 2,80.
Bình luận