Bài tập điện phân (Phần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
(Xem giải) Câu 1. Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau:
Thời gian | m catot tăng | Anot | m dung dịch giảm |
3088 | m | Khí Cl2 duy nhất | 10,80 |
6176 | 2m | Khí thoát ra | 18,30 |
t | 2,5m | Khí thoát ra | 22,04 |
Giá trị của t là
A. 8299 giây B. 7720 giây C. 8685 giây D. 8878 giây
(Xem giải) Câu 2. Cho một lượng tinh thể Cu(NO3)2.3H2O vào 400 ml dung dịch HCl 0,4M thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với cường độ 5A không đổi đến khi khối lượng dung dịch giảm 17,49 gam thì dừng lại. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thoát ra 0,07 mol khí NO, đồng thời khối lượng thanh Fe giảm 5,88 gam. Tính thời gian điện phân.
(Xem giải) Câu 3. Điện phân dung dịch X chứa 0,2 mol NaCl và a mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi), sau một thời gian, thu được dung dịch T vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 43a gam so với dung dịch ban đầu. Cho m gam bột sắt vào T, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được (m – 3,6a) gam kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá trị của a là:
A. 0,4 B. 0,5 C. 0,6 D. 0,3
(Xem giải) Câu 4. Chia 1,6 lit dung dịch Cu(NO3)2 và HCl làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 điện phân với điện cực trơ I = 2,5A sau thời gian t giây thu được 0,14 mol một khí duy nhất ở anot. Dung dịch sau điện phân phản ứng vừa đủ với 550ml dung dịch NaOH 0,8M thu được 1,96 gam kết tủa. Cho m gam bột Fe vào phần 2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,7m gam hỗn hợp kim loại và V lit khí NO (sp khử duy nhất). Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 23,73 và 2,24 B. 28 và 2,24 C. 27,73 và 6,72 D. 28 và 6,72
(Xem giải) Câu 5. Cho 27,24 gam tinh thể MSO4.nH2O vào 400 ml dung dịch NaCl 0,8M và CuSO4 0,3M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi, trong thời gian t giây; thấy khối lượng catot tăng m gam; đồng thời ở anot thoát ra 0,18 mol khí. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng số mol khí thoát ra ở 2 cực là 0,44 mol. Giá trị m là.
A. 12,4 B. 12,8 C. 14,76 D. 15,36
(Xem giải) Câu 6. Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 116,89. B. 118,64. C. 116,31. D. 117,39.
(Xem giải) Câu 7. Hỗn hợp X gồm Na và K. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl 10% vừa đủ, thu được dung dịch Y trong đó, tổng nồng độ phần trăm của 2 muối là 17,17%. Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, màng ngăn xốp) cường độ 10A trong 6176 giây thu được 1,6m gam chất tan. Khối lượng Na trong m gam hỗn hợp X là :
A. 6,84 B. 8,28 C. 9,69 D. 7,64
(Xem giải) Câu 8. Tiến hành điện phân dung dịch X chứa CuCl2 0,2M và NaCl 0,1M bằng điện trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi tới khi nước bằt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 12,26 gam. Pha loãng dung dịch sau điện phân bằng nước cất thu được 400 ml dung dịch Y có pH = a. Giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%. Giá trị của a là.
A. 1 B. 12 C. 2 D. 13
(Xem giải) Câu 9. Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 5A đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, ở anot thu được 16,8 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO vào dung dịch sau điện phân, thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau thu được dung dịch chứa 170,8 gam muối và 1,68 lít khí N2O (đktc). Thời gian điện phân là.
A. 49215 giây B. 48250 giây C. 36140 giây D. 53075 giây
(Xem giải) Câu 10. Hòa tan hỗn hợp rắn gồm Na và Ba vào nước dư thu được 0,448 lít H2 (đktc). Mặt khác cũng hòa tan hỗn hợp rắn trên trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi ở anot thu được 0,336 lít khí (đktc) thì dừng điện phân. Pha loãng dung dịch sau điện phân bằng nước cất thu được 2 lít dung dịch Y có pH = a. Giá trị a là.
A. 1,52 B. 2 C. 12,48 D. 12
(Xem giải) Câu 11. Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol Cu(NO3)2 và 0,12 mol HCl trong một thời gian với cường độ 5A thì ở anot thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (dktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam bột Fe. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất. Gía trị của m là:
A. 6,44 B. 3,92 C. 4,48 D. 5,88
(Xem giải) Câu 12. Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 0,3M và KCl 0,2M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian t giây thì hai cực của bình điện phân thoát ra 0,105 mol hỗn hợp khí. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 2,04 gam Al2O3. Giá trị t là
A. 4632 B. 3474 C. 3860 D. 4246
(Xem giải) Câu 13. Hòa tan 13,0625 gam hỗn hợp X gồm ROH và RCl (R là kim loại kiềm) vào nước thu được dung dịch A. Điện phân điện cực trơ vách ngăn dung dịch A được 200ml dung dịch B chỉ còn một chất tan và nồng độ 6% (d = 1,05 g/ml). Biết 10ml dung dịch B phản ứng vừa đủ với 5ml dung dịch HCl 2,25M. Xác định kim loại R và khối lượng RCl trong hỗn hợp X.
(Xem giải) Câu 14. Cho 24,94 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl vào nước dư thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian t giây thấy khối lượng dung dịch giảm 9,7 gam. Nếu thời gian điện phân là 1,5t giây khối lượng catot tăng 6,4 gam; đồng thời thu được dung dịch Y, dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Al2O3. Tính giá trị của m và t.
(Xem giải) Câu 15. Tiến hành điện phân dung dịch NaCl 1,5M và CuSO4 0,5M đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 8,16 gam Al2O3. Tính m:
A. 27,44 B. 24,74 C. 25,46 D. 26,45
(Xem giải) Câu 16. Điện phân (với điện cực trơ, có màng ngăn) m gam dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 và 0,15 mol HCl với cường độ dòng điện không đổi 1,92A, sau thời gian t giờ thì dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng (m – 5,156) gam. Biết trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể. Tính t:
A. 2,5 B. 2 C. 3 D. 1,5
(Xem giải) Câu 17. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,75M bằng điện cực trơ tới khi khối lượng Catot tăng 28 gam thì dừng lại. Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và 0,6m gam hỗn hợp chất rắn không tan. Tính m:
A. 20 B. 14,42 C. 13,75 D. 16,8
(Xem giải) Câu 18. Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất là 100%) dung dịch X chứa 0,02 mol CuCl2, 0,02 mol CuSO4 và 0,005 mol H2SO4 trong thời gian 32 phút 10 giây với cường độ dòng điện không đổi là 2,5A thì thu được 200ml dung dịch Y. Tính pH dung dịch Y:
A. 1,78 B. 1 C. 0,7 D. 1,08
(Xem giải) Câu 19. Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa a mol FeCl3, b mol CuCl2; 0,2 mol HCl sau thời gian t có 6,4 gam một chất rắn sinh ra ở catot. Giữ nguyên chất rắn ở catot, điện phân tiếp một thời gian t nữa thì có tổng cộng 18 gam chất rắn ở catot. Điện phân thêm một thời gian t nữa thì catot có tổng cộng 20,8 gam chất rắn và thoát ra thêm 3,36 lít khí (đktc). Tỉ lệ a : b là
A. 4/3 B. 3/2 C. 5/3 D. 7/4
(Xem giải) Câu 20. Hòa tan hết 68,8 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe3O4 và Cu (trong đó CuO chiếm 23,256% về khối lượng) bằng một lượng vùa đủ dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, sau một thời gian thấy xuất hiện 0,3 mol khí ở anot và khối lượng dung dịch sau điện phân Z giảm 34,1 gam so với dung dịch Y. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 56 gam chất rắn. Mặt khác, cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 330,2 B. 312,3 C. 337,45 D. 341
(Xem giải) Câu 21. Điện phân dung dịch CuSO4 một thời gian thu được tổng thể tích khí là 11,2 lít (đktc), trong đó một nửa lượng khí được sinh ra từ cực dương và một nửa được sinh ra từ cực âm. Khối lượng CuSO4 có trong dung dịch là
A. 40 B. 20 C. 10 D. 80
(Xem giải) Câu 22. Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch E chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1:1) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Sau t(h) thu được dung dịch X, sau 2t(h) thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư thu được 0,1 mol H2. Dung dịch Y tác dụng với Al dư thu được 0,4 mol H2. Tính tổng lượng chất tan có trong E.
(Xem giải) Câu 23. Cho 60 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào dung dịch NaCl thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 24,88 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y (chỉ chứa hai chất tan) và ở anot thoát ra V (lít) khí. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y phản ứng xong thanh Mg giảm 3,36 gam. Tính giá trị của V
A. 4,032 B. 3,584 C. 3,92 D. 3,808
(Xem giải) Câu 24. Điện phân dung dịch X gồm x mol KCl và y mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng xốp), khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân thu được dung dịch Y (làm quỳ tím hóa xanh), có khối lượng giảm 2,755 gam so với khối lượng dung dịch X ban đầu (giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, kết thúc phản ứng thu được 2,32 gam kết tủa. Tỉ lệ x : y là
A. 3 : 4 B. 4 : 3 C. 5 : 3 D. 10 : 3
(Xem giải) Câu 25. Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 xM và NaCl 0,6M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 7334 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 2,16 gam Mg. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Giá trị của m là 16,02 gam.
B. Dung dịch sau điện phân chứa Na+, Cu2+, H+ và SO42-.
C. Giá trị của x là 1,5M.
D. Nếu thời gian điện phân là 7720 giây thì nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực.
(Xem giải) Câu 26. Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6562 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 15,11 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là.
A. 2,80 gam B. 4,20 gam C. 3,36 gam D. 5,04 gam
(Xem giải) Câu 27. Điện phân dung dịch chứa a gam Cu(NO3)2 và 14,9 gam KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) đến khi khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam thì ngừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho 14,2 gam Fe vào dung dịch X, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,8 gam chất rắn Y (gồm 2 kim loại). Biết hiệu suất quá trình điện phân là 100%, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của a là?
A. 75,2 B. 37,6 C. 56,4 D. 47,0
(Xem giải) Câu 28. Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa NaCl và CuSO4 (tỉ lệ mol 1 : 1) cường độ dòng diện là 2A, thời gian 12062,5 s, thu được V lít hỗn hợp khí (đkc) ở anot và dung dịch Y. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 16 gam kim loại. Giá trị V là
A. 1,792 B. 2,24 C. 2,52 D. 1,68
(Xem giải) Câu 29. Cho 15 gam tinh thể CuSO4.5H2O vào 400 ml dung dịch NaCl xM, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thể tích khí thoát ra ở anot gấp 3 lần thể tích khí thoát ra ơn catot (đo cùng điều kiện áp suất và nhiệt độ). Giá trị của x là
A. 0,2 B. 0,45 C. 0,3 D. 0,25
(Xem giải) Câu 30. Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm KCl và CuSO4 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai cực thì dừng điện phân, ở anot thu được 3,36 lít khí (đktc). Nhúng thanh Al vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Al giảm 5,4 gam. Giả sử các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị m là
A. 38,35 B. 25,55 C. 33,55 D. 30,35
sao không có file pdf ạ