Chất khử với H+ và NO3- (Phần 12)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
Câu 1. Đốt cháy 11,52 gam hỗn hợp gồm Ca và Mg trong oxi một thời gian thu được m gam rắn X. Nghiền nhỏ rắn X, sau đó cho vào dung dịch chứa HCl và 0,09 mol NaNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 muối; 1,16 gam kết tủa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 89/21. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, thu được 3,48 gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 12,32 gam B. 12,64 gam C. 12,48 gam D. 12,80 gam
⇒ Xem giải
Câu 2. Hòa tan hết 42,88 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4 và FeCO3 trong dung dịch HCl loãng dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với He bằng 4,7. Mặt khác hòa tan hết 42,88 gam hỗn hợp trên cần dùng 420 gam dung dịch HNO3 a% thu được dung dịch Y chứa 135,12 gam muối và 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 3 khí CO2, NO và N2O trong đó có 2 khí có cùng số mol. Giá trị của a:
A. 28,05% B. 26,25% C. 27,45% D. 27,00%
⇒ Xem giải
Câu 3. Hòa tan hết 28,0 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO và MgCO3 (số mol MgO lớn hơn số mol MgCO3) trong dung dịch HCl loãng dư thu được 0,6 mol hỗn hợp khí. Mặt khác cho 28,0 gam X tác dụng hết với dung dịch chứa 0,12 mol NaNO3 và 0,84 mol H2SO4 (loãng). Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat và hỗn hợp khí Z gồm 3 khí có khối lượng 6,64 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 102,36 gam rắn khan. Z chứa các khí là.
A. CO2, N2O, N2 B. CO2, N2O, H2
C. CO2, N2, H2 D. CO2, NO, N2O
⇒ Xem giải
Câu 4. Cho 33,26 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(OH)2 và Cu vào 500 ml dung dịch HCl 1,6M thu được dung dịch Y và 7,68 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 126,14 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong hỗn hợp X là.
A. 14,1% B. 21,1% C. 10,8% D. 16,2%
⇒ Xem giải
Câu 5. Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong oxi, sau một thời gian thu được 19,84 gam rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch chứa NaHSO4 và x mol NaNO3, thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (tỉ lệ mol 1 : 1). Cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có mặt oxi), thu được 30,06 gam kết tủa. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của x là.
A. 0,06 B. 0,08 C. 0,09 D. 0,12
⇒ Xem giải
Câu 6. Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, CrO, CuO, Al2O3. Hoà tan m gam hỗn hợp X cần 832,2 gam dung dịch HCl 10% thu được 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 13,6. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 7,168 lít hỗn hợp khí (đktc) (sản phẩm khử duy nhất là NO) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 212,68 gam muối khan. Tổng phần trăm khối lượng Fe và FeCO3 trong hỗn hợp X là:
A. 28,16% B. 25,84% C. 27,76% D. 24,52%
⇒ Xem giải
Câu 7. Cho 38,6 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 tác dụng 250 gam dung dịch HNO3 27,72%, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí (đktc) gồm NO, NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5), dung dịch Z và còn lại 2,6 gam kim loại. Nồng độ % của muối Cu(NO3)2 trong Z là:
A. 10,89% B. 13,71% C. 17,25% D. 13,32%
⇒ Xem giải
Câu 8. Hòa tan hết 10,32 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ mol 1 : 1 trong 415 gam dung dịch HNO3 12,6% thu được dung dịch X và 0,02 mol khí Y duy nhất. Cho từ từ 640 ml dung dịch KOH 1,25M vào dung dịch X thu được 17,16 gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của Al(NO3)3 trong dung dịch X là
A. 12,04%. B. 12,02%. C. 14,04%. D. 14,08%.
⇒ Xem giải
Câu 9. Cho hỗn hợp X chứa 18,6 gam gồm Fe, Al, Mg, FeO, Fe3O4 và CuO. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 0,98 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 68,88 gam muối và 2,24 lít (đkc) khí NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m là :
A. 13,8 B. 16,2 C. 15,40 D. 14,76
⇒ Xem giải
Câu 10. Đốt cháy hỗn hợp gồm 8,96 gam Fe và 1,44 gam Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 0,896 lít H2 (đktc). Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 81,84 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối nitrat có khối lượng 48,2 gam và hỗn hợp khí T gồm 0,02 mol A và 0,01 mol khí B. Số mol HNO3 phản ứng là.
A. 0,665 mol B. 0,645 mol C. 0,655 mol D. 0,675 mol
⇒ Xem giải
Câu 11. Hòa tan hết 13,28 gam hỗn hợp chất rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 (số mol của MgCO3 bằng 2 lần số mol MgO) vào dung dịch hỗn hợp a mol Mg(NO3)2 và b mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch A chỉ chứa 36,8 gam các muối trung hòa và thấy thoát ra 2,912 lít (dktc) hỗn hợp khí gồm CO2, NO, N2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 264/13. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch muối thu được kết tủa, đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 81,9 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn tòan. Tính tỉ lệ a:b là:
A. 1:10 B. 2:5 C . 1:5 D. 5:2
⇒ Xem giải
Câu 12. Cho 58,25 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Al, KNO3 tan hoàn toàn trong 1,4 mol H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y chứa m gam muối sunfat và thấy thoát ra 8,96 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí không màu, trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỷ khối của Z đối với H2 là 4,5. Thêm 3,6 gam Mg vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc 1,4 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 175,65 B. 179,24 C. 182,45 D. 168,15
⇒ Xem giải
Câu 13. Hòa tan hết 9,76 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Mg, MgCO3 trong hỗn hợp dung dịch chứa 0,43 mol KHSO4 và 0,05 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,36 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm CO2, NO và 0,05 mol H2. Dung dịch Z sau phản ứng chỉ chứa m gam các muối trung hòa. Giá trị của m là:
A. 63,28 B. 51,62 C. 74,52 D. 64,39
⇒ Xem giải
Câu 14. Hoà tan hết 36,56 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 1,1 mol HCl và 0,02 mol HNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 2:5). Dung dịch Y hoà tan tối đa 7,68 gam bột Cu. Tính phần trăm khối lượng đơn chất Fe trong hỗn hợp X.
⇒ Xem giải
Câu 15. Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch H2SO4 và 0,07 mol HNO3, thấy thoát ra 1,12 lít hỗn hợp khí có số mol bằng nhau, trong đó có NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y gồm 2 ion dương. Cho từ từ AgNO3 vào dung dịch Y tới khi không còn khí NO (duy nhất) thoát ra thì vừa hết 8,5 gam AgNO3. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Các khí đo ở đktc. Tính tổng thể tích khí thoát ra trong toàn bộ quá trình và giá trị m.
⇒ Xem giải
Câu 16. Cho 7,74 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Mg(OH)2, MgCO3, Fe, Fe3O4, FeCO3 tác dụng vừa đủ với 260ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch Y và 1,792 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với He là 4,4375. Lấy dung dịch Y cho vào dung dịch AgNO3 dư thu được 39,47 gam kết tủa. Mặt khác, vẫn 7,74 gam hỗn hợp trên cho qua dung dịch HNO3 35% sau phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối (không có Fe2+) và 0,784 lít hỗn hợp khí (N2O và CO2). Nồng độ phần trăm của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong dung dịch Z gần nhất với
A. 2% B. 5% C. 9% D. 12%
⇒ Xem giải
Câu 17. Cho m gam hỗn hợp N gồm Al (6x mol), Zn (7x mol), Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng hết với 250 gam dung dịch H2SO4 31,36%, thu được dung dịch X chỉ chứa các muối và 0,16 mol hỗn hợp Y chứa hai khí NO, H2; tỉ khối của Y đối với He bằng 6,625. Cô cạn dung dịch X thu được m + 60,84 gam muối. Nếu nhỏ từ từ dung dịch KOH 2M vào dung dịch X đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì vừa hết 1 lít dung dịch KOH. Nồng độ % của FeSO4 có trong dung dịch X là
A. 10,28% B. 10,43% C. 19,39% D. 18,82%
⇒ Xem giải
Câu 18. Đốt cháy 18,68 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Fe trong khí O2 một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X vào 136,5 gam dung dịch HNO3 60%, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y chỉ chứa 88,84 gam các muối và thấy thoát ra 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, NO2. Dung dịch Y tác dụng tối đa với 1,24 mol NaOH, sau khi phản ứng kết thúc lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn.
Tìm phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp kim loại ban đầu?
⇒ Xem giải
Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 12,99 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO3)2 và Fe3O4 trong 270 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 27,94 gam muối và hỗn hợp khí Z gồm hai đơn chất, có tỉ khối so với He là 4,4. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 25,2 gam. Mặt khác, cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 82,89 B. 83,97 C. 85,05 D. 86,13
⇒ Xem giải
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 1,609 gam hỗn hợp ở dạng bột gồm Fe và Al vào 40 ml dung dịch HCl 7,3% (D=1,1 g/ml) thu được dung dịch Y. Thêm 700 ml dung dịch AgNO3 0,2M vào dung dịch Y, khuấy kĩ thì sản phẩm thu được chỉ chứa kết tủa và dung dịch Z. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch Z lấy chất rắn thu được đem đun nóng trong bình kín đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 5,779 gam B. 3,294 gam C. 8,101 gam D. 6,023 gam
⇒ Xem giải
Câu 21. Cho 30 gam hỗn hợp H gồm Mg, FeCO3, Fe và Fe(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa 54,33 gam muối và 6,78 gam hỗn hợp khí Y gồm NO, H2 và 0,08 mol CO2. Cho dung dịch X tác dụng tối đa với 510 ml dung dịch NaOH 2M, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 26,4 gam rắn. Phần trăm khối lượng của kim loại Fe trong H có giá trị gần nhất với:
A. 46% B. 20% C. 19% D. 45%
⇒ Xem giải
Câu 22. Hoà tan 2,56 gam kim loại đồng vào 25,2 gam dung dịch HNO3 nồng độ 60% thu được dung dịch A. Thêm 210ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch A. Sau khi các phản ứng kết thúc, đem cô cạn hỗn hợp thu được chất rắn X. Nung X đến khối lượng không đổi thu được 17,4 gam chất rắn Y. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A.
⇒ Xem giải
Câu 23. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al, ZnO, Fe3O4, Fe(NO3)2 (oxi chiếm 27,08% về khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 2,78 mol HCl phản ứng thu được 6,048 lít hỗn hợp khí gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 65/9 và dung dịch chứa 149,03 gam muối (không chứa muối Fe3+). Tính phần trăm khối lượng Al trong X
A. 15% B. 19% C. 23% D. 8%
⇒ Xem giải
Câu 24. Đốt cháy 19,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ 1:1) trong oxi một thời gian thu được 21,12 gam hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết X trong 268 gam dung dịch HNO3 31,5% vừa đủ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm 0,16 mol khí NO và a mol khí NO2. Cô cạn dung dịch Y, sau đó nung tới khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn giảm 57,28g. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch có giá trị gần nhất với?
A. 10,4% B. 9,3% C. 12,1% D. 7,0%
⇒ Xem giải
Câu 25. Cho 14,72 gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit của Fe vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch chưa 3,25 gam FeCl3. Mặt khác hòa tan hết 14,72 gam X trên trong dung dịch chứa 0,65 mol HCl và 0,08 mol HNO3, thu được dung dịch Y (không có ion NH4+) và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối với He bằng a. Cho 560ml dung dịch NaOH 1,25M vào Y, thu được 22,18 gam hỗn hợp gồm 2 kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất của a là
A. 7,0 B. 6,0 C. 8,0 D. 9,0
⇒ Xem giải
Câu 26. Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 bằng dung dịch chứa H2SO4 và 0,054 mol NaNO3, thu được dung dịch B chỉ chứa 75,126 gam các muối (không có ion Fe3+) và thấy thoát ra 7,296 gam hỗn hợp khí X gồm N2, N2O, NO, H2, CO2 (Trong X có chứa 0,024 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 38,064 gam thì dùng hết 1038 ml dung dịch NaOH. Mặt khác, cho BaCl2 vào dung dịch B vừa đủ để kết tủa hết SO42-, sau đó cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được 307,248 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm khối lượng FeCO3 có trong hỗn hợp A.
⇒ Xem giải
Câu 27. Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m – 6,04) gam rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a gần nhất với:
A. 23,0 B. 24,0 C. 21,0 D. 22,0
⇒ Xem giải
Câu 28. Hòa tan hoàn toàn 12,64 gam hỗn hợp X chứa S, CuS, Cu2S, FeS và FeS2 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 25,984 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm SO2 và NO2 với tổng khối lượng 54,44 gam. Cô cạn Y thu được 25,16 gam hỗn hợp muối. Nếu cho Ba(OH)2 dư vào Y thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 32,26 B. 42,16 C. 34,25 D. 38,62
⇒ Xem giải
Câu 29. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit của nó vào dung dịch HCl loãng, dư thu được a mol H2 và dung dịch chứa 45,46 gam hỗn hơp muối. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trên trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3 thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và hỗn hợp Z gồm 0,08 mol NO và 0,07 mol NO2. Cho từ từ 360 ml dung dịch NaOH 1M vào Y thu được 10,7 gam một kết tủa duy nhất. Giá trị của a là
A. 0,05 B. 0,04 C. 0,06 D. 0,07
⇒ Xem giải
Câu 30. Hòa tan hoàn toàn 21,78 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgCO3, Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 0,65 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, N2O và H2 (trong đó số mol của H2 là 0,06 mol). Tỉ khối của Z so với He bằng 7,25. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng tối đa là 57,6 gam; đồng thời thu được 24,36 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của N2O trong hỗn hợp Y là
A. 37,93%. B. 22,76%. C. 30,34%. D. 14,48%.
⇒ Xem giải
Lần sau ad làm file đề chữ đậm lên tí được ko ạ